LÀM VĂN
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Khác
  • Từ chường trình ngữ văn lớp 8 làm rõ nhận định thiên nhiên rất đặc sắc

Từ chường trình ngữ văn lớp 8 làm rõ nhận định thiên nhiên rất đặc sắc

Đề: Trong chương trình ngữ văn 8, em đã được học và đọc thêm nhiều câu thơ tả cảnh thiên nhiên rất đặc sắc. Qua một số tác giả, với vài câu thơ tiêu biểu đã được học và đọc thêm, em hãy làm rõ nhận xét trên.

Thiên nhiên là nhụy của cuộc sống. Con người là sản phẩm của tự nhiên. Cái gì trái với tự nhiên sẽ sinh ra rối loạn và khô héo. Càng đến với thiên nhiên, lòng yêu đời càng chan chứa, trào dâng. Cho nên, thơ ca của chúng ta hàng trăm năm qua luôn viết về thiên nhiên, vị thần linh dược của cuộc đời. Chỉ xét riêng chương trình văn học 8, đã có nhiều câu thơ tả cảnh thiên nhiên rất đặc sắc.

Bài thơ ông đồ của thi sĩ Vũ Đình Liên có hai câu thơ tả cảnh thiên nhiên rất thơ mộng, nâng giá trị nghệ thuật của bài thơ lên đỉnh cao: “lá vàng rơi trên giấy ngoài trời mưa bụi bay”.

Một chiếc lá vàng rơi lặng lẽ, không đủ để gây tiếng ồn nhưng lại có sức gợi hình, gợi cảm lớn lao, "làm xao xác cõi lòng" những người yêu thơ. Còn những hạt mưa bụi giăng giăng ngoài trời tuy dịu êm, man mác nhưng lại làm day dứt những mảnh hồn người. Hai câu thơ trên mượn bức tranh thiên nhiên để bày tỏ tâm trạng con người.

Còn nhà thơ Tế Hanh viết về làng quê của mình với một tình cảm trong sáng, thuỷ chung. Vùng biển quảng ngãi đi vào thơ Tế Hanh thật tươi đẹp và sảng khoái:

“cánh buồm giương to như mảnh hồn làng rướn thân trắng bao la thâu góp gió”.

“cánh buồm”là một vật có thực được sánh với “mảnh hồn làng” là cái vô hình làm cho câu thơ trở nên sống động, rạng rỡ. Mặt khác, “hồn làng” chính là linh hồn của quê hương, thấm nhuần trong dòng máu, trong hơi thở của mỗi con người. Đặc biệt hình ảnh cánh buồm tiến thẳng ra biển khơi bao la hiện lên với vẻ đẹp cường tráng: "rướn thân trắng bao la thâu góp gió" đồng thời cũng là một biểu tượng đầy chất thơ của làng chài, của những con người thường sống trên sông nước lênh đênh.

Trên đây là đôi nét về thiên nhiên trong thơ Vũ Đình Liên, Tế Hanh. Bây giờ, chúng ta hãy ngắm vẻ đẹp của mùa xuân trong vài câu

Thơ của thi sĩ hàn mặc tử:

“trong làn nắng ủng: khói mơ tan đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng sột soạt gió trêu tà áo biếc,

Trên giàn thiên lí. Bóng xuân sang.

Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời.

Bao cô thôn nữ hát trên đồi;

(...)

Khách xa gặp lúc mùa xuân chín,

Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng.

Chị ấy năm nay còn gánh thóc

Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?”.

(mùa xuân chín)

Những câu thơ này cũng như cả bài thơ miêu tả mùa xuân đang độ chín - đậm vẻ xuân nhất. Bài thơ có hai bức tranh mùa xuân: xuân trong cảnh vật và xuân trong lòng người. Riêng bức tranh xuân, trong cảnh vật lóng lánh những gam màu tươi sáng: màu ửng hồng của nắng chiếu rọi “đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng”] màu lam của những làn khói tan nhè nhẹ trong không trung: màu xanh biếc của những tà áo thướt tha đang nô đùa cùng gió: màu vàng lục của giàn thiên lí đang trổ hoa; màu của những bãi cỏ xanh rợn, rập rờn như sóng nối đuôi nhau chạy đến tận chân trời xa; màu trắng đặc trưng của những bãi cỏ xanh rợn, rập rờn như sóng nối đuôi nhau chạy đến tận chân trời xa; màu trắng đặc trưng của những bãi cát dài phơi mình trong nắng. Nhìn chung, bức tranh mùa xuân nơi thôn dã trong bài mùa xuân chín của hàn mặc tử rất thơ mộng, tình tứ, duyên dáng, hài hoà, đã để lại sức rung, sức gợi lâu bền trong lòng người thưởng thức.

Cùng thế hệ với Vũ Đình Liên, Tế Hanh, hàn mặc tử,... Còn có đoàn văn cừ. Trước cách mạng, đoàn văn cừ chỉ có vài bài thơ đăng báo nhưng vẫn thể hiện được tài thơ của mình. Đoàn văn cừ thể hiện cảnh sắc thôn quê trong thơ rất độc đáo, có hồn, đặc biệt là cảnh hội hè, đình đám, chợ tết.

Đây là bức tranh thiên nhiên của phiên chợ tết nơi vùng núi xa xôị, hẻo lánh nhưng rạt rào nhựa sống:

“dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi sương hồng lam ôm ấp nóc nhà gianh

Trên con đường viền trắng mép đồi xanh người các ấp tưng hừng ra chợ tết.

Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc;

(...)

Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa,

Tia nắng tía cháy hoài trong ruộng lúa,

Núi uốn mình trong chiếc ảo the xanh,

Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh”.

(chợ tết)

Bức tranh thơ đã miêu tả cảnh lúc hửng sáng nơi núi non khi mặt trời sắp mọc. Phần lớn các câu thơ trong đoạn thơ đều rực rỡ những màu sắc khác nhau: màu trắng, màu hồng lam, màu xanh, màu sữa, màu tía, màu son. Ngoài ra, còn có màu chuyến tiếp, pha trộn giữa các màu sắc ấy với nhau rất lạ mắt, quyến rũ. Chỉ vài câu thơ mà nhà thơ đã tả được nhiều cảnh đẹp: cảnh mây, cảnh núi, cảnh sương “ôm ấp nóc nhà gianh”. Cảnh đường núi, cảnh đồi nương, cảnh sương đọng đầu cành, cảnh ruộng lúa.

Tóm lại, dù ở chương trình ngữ văn 8, học kì i, em chỉ học và đọc thêm vài bài thơ tả cảnh thiên nhiên nhưng trong số những bài thơ đó lại có nhiều câu thơ đặc sắc. Khi thưởng thức các bức tranh thiên nhiên sống động, gợi đường nét, gợi màu sắc, em cảm thấy lòng mình trào dâng nỗi niềm yêu tổ quốc Việt Nam một cách thiết tha, cháy bỏng.