399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM
Bài Làm
...Võ Quảng tham gia cách mạng lúc mới mười lăm tuổi, khi chính thức gia nhập tổ chức Thanh niên Dân chủ ở Huế. Năm 1939, ông làm tổ trưởng tổ Thanh niên Phản đế ở Huế. Tháng 9 năm 1941, Võ Quảng bị bắt giam ở nhà giam Thừa Phủ (nơi nhà thơ Tố Hữu cũng bị giam). Một thời gian sau, ông bị đưa đi quản thúc vô thời hạn tại xã Đại Hòa. Trong thời gian Cách mạng tháng Tám bùng nổ, ông làm ủy viên Tư pháp thành phố Đà Nẵng, sau đó làm Phó Chủ tịch Ban Kháng chiến thành phố Đà Nẵng. Năm 1947, ông làm Hội thẩm Chính trị, tương đương với Phó Chánh án, Tòa án Quân sự miền Nam Việt Nam. Từ năm 1948 đến năm 1955, làm ủy viên Ban Thiếu niên Nhi đồng Trung ương. Trong thời gian này ông còn phụ trách Nhà xuất bản Kim Đồng và xưởng phim hoạt hình. Năm 1971, Võ Quảng chuyển về công tác tại Hội Nhà văn Việt Nam, phụ trách phần văn học thiếu nhi.
Võ Quảng viết nhiều tác phẩm cho thiếu nhi. Các tác phẩm đã xuất bản của ông có thể kể ra như thơ Gà mái hoa (1957), truyện Cái thăng (1961), thơ Thấy cái hoa nở (1962), truyện Chỗ cây đa làng (1964), thơ Nắng sớm (1965), truyện Cái mai (1967), thơ Anh đom đóm (1970), truyện Những chiếc áo ấm (1970), thơ Măng tre (1972), truyện Quê nội (1973), truyện Bài học tốt (1975), truyện Tảng sáng (1978), thơ Quả đỏ (1980), truyện Vượn hú (1993), thơ Ánh nắng sớm (1993), truyện Kinh tuyến, vĩ tuyến (1995), Tuyển tập Võ Quảng (1998), kịch bản phim hoạt hình Sơn Tinh, Thủy Tinh, Con 2, Những chiếc áo ấm.
Tác phẩm Quê nội cùng với Tảng sáng là hai truyện thành công nhất của Võ Quảng. Truyện viết về cuộc sống ở một làng quê ven sông Thu Bồn thuộc làng Hòa Phước, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam vào những ngày sau Cách mạng tháng Tám và những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Hai nhân vật chính trong truyện là Cục và Cù Lao.