399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM
Từ thế kỉ XVIII đến 1945, có nhiều nhà thơ, nhà văn bày tỏ quan điểm sáng tác văn chương của mình trong các tác phẩm văn học Việt Nam. Chúng ta không thể nào quên quan điếm sáng tác văn chương của: nguyễn văn siêu, nguyễn đình chiểu, á nam trần tuấn khải, Hồ Chí Minh, sóng hồng, Tố Hữu, Thạch Lam, vũ trọng phụng, nam cao.
Từ cuối thế kỉ XVIII, nguyễn văn siêu (1799 - 1872) một danh sĩ đời nguyễn đã bộc bạch quan điểm sáng tác của mình:
“văn chương có loại đáng thờ và không đáng thờ, loại không đáng thờ là loại chỉ chuyển chú ở văn chương. Loại đáng thờ là loại chuyền chú ở con người”.
“thần siêu”nêu lên giá trị của hai loại văn chương khác nhau. Nếu nhà văn, nhà thơ nào sáng tác văn học chỉ mải lo đẽo gọt câu chữ, tìm điển tích cho thật bí hiểm, đặt câu sao cho đối nhau chan chát,... Mà không phản ánh vai trò của con người thì các tác phẩm ấy thuộc loại văn chương “không đáng thờ”. Ngược lại, các nhà văn, nhà thơ vừa chú ý đến nhân tố con người, hướng đến cuộc sống,... Vừa đảm bảo được những yêu cầu nhất định về mặt nghệ thuật, chắc chắn các tác phẩm của họ sẽ được xếp vào hạng “đáng thờ”.
Đến nửa cuối thế kỉ xix, nguyễn đình chiểu, “một ngôi sao càng nhìn càng thấy sáng” trên bầu trời văn học nghệ thuật Việt Nam đã xem ngòi bút của các nhà văn, nhà thơ như một thứ vũ khí sắc bén chống thực dân pháp:
“chở bao nhiều đạo thuyền không khẳm đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”.
“đạo”là nhân đạo, là yêu tố quốc, yêu nhân dân. “gian” là bọn gian tà, xảo quyệt, cụ thể nhất là bọn bán nước, cướp nước. Vì vậy văn chương phải “chở đạo” mới đủ sức để “đâm gian”, giúp ích cho mọi người, cho cuộc đời ngày càng nở hoa tươi đẹp.
Sau nguyễn đình chiểu, mấy chục năm đầu thế kỉ xx, á nam trần tuấn khải (1895 - 1983) cho rằng văn chương có sức sống khi và chỉ khi các sáng tác văn chương được thổi vào hồn thiêng của non sông đất nước: “đời không duyên nợ thà không sống văn có non sông mới có hồn”.
Thật vậy, các tác phẩm văn học thể hiện lòng yêu nước thiết tha, cháy bỏng đều có sức sống mãnh liệt với thời gian.
Tiếp nối quan điểm của những người đi trước, Hồ Chí Minh (1890 - 1969) một nhà thơ, nhà văn lớn của dần tộc ta đã khẳng định:
“nay ở trong thơ nên có thép nhà thơ cũng phải 'biết xung phong”.
Theo bác, thời kì cách mạng, thời kì kháng chiến, thơ cần phải có “thép”. “thép” là tính chiến đấu, là sự đấu tranh chống xã hội bất công, ngang trái mà thơ ca cần phải đạt được. Quan điểm này tích cực và gần gũi với thời đại hơn quan điểm của các thi gia xưa, bác cho rằng: “thơ xưa thường chuộng thiển nhiên đẹp mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông”.
Còn nhà thơ sóng hồng (trường chinh) đã thấy được nhiệm vụ công phá chế độ thực dân nửa phong kiến của thơ ca:
“dùng cán bút làm đòn xoay chế độ mỗi vần thơ bom đạn phá cường quyền”.
Có thể nói, ngòi bút của giới văn nghệ sĩ có sức mạnh như mưa bom, vũ bão làm xoay chuyển được tình thế xấu thành tốt. Đây chính là quan điểm sáng tác văn học lành mạnh của giai cấp vô sản.
Nhà thơ Tố Hữu cũng có quan điểm sáng tác khá tích cực: "văn học không chỉ là văn chương mà thực chất là cuộc đời. Văn học sẽ không là gì cả nếu không vì cuộc đời mà có. Cuộc đời là nơi xuất phát, cũng là nơi đi tới của văn học". Tố Hữu muốn văn chương không chỉ là văn chương mà phải gắn với cuộc đời thực. Cuộc đời thực sẽ nâng giá trị của các tác phẩm nghệ thuật đi đến đĩnh cao mới. Quan điểm này thuộc trường phái “nghệ thuật vị nhân sinh”.
Vào những năm ba mươi của thế kỉ xx, nhà văn Thạch Lam (1910 - 1942), một trong những cây bút hàng đầu của nhóm tự lực văn đoàn, đã nói lên quan điểm của mình: “đối với tôi văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quèn, trái lại, văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, đểvừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn”.
Quan điểm trên muốn nhấn mạnh vai trò xã hội của văn chương và quan tâm sâu sắc đến việc bồi đắp, nuôi dưỡng tâm hồn con người.
Cùng thời với Thạch Lam, nhà văn vũ trọng phụng (1912 - 1939) trong một bài bút chiến với nhóm tự lực văn đoàn - nhóm của nhà văn Thạch Lam, có viết: “các ông muốn tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết. Tôi và các nhà văn cùng chí hướng như tôi muốn tiểu thuyết là sự thực ở đời”.
Vũ trọng phụng đã dám nhìn thẳng vào sự thật của việc sáng tác văn chương nói chung và thể loại tiểu thuyết nói riêng. Quan điểm này chống lại quan điểm “nghệ thuật vị nghệ thuật” đang bị "tẩy chay" lúc bấy giờ.
Trước cách mạng tháng tám vài năm, nam cao - một tác gia chủ lực của nền văn học hiện thực phê phán 1930 - 1945, đã quan niệm: “văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một kiểu mẫu đưa cho, văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có”.
Đối với nam cao (1915 - 1951), muốn sáng tác văn chương cần phải có “tài” và có “tâm”. Cái “tâm” của người nghệ sĩ sẽ đưa cái “tài” lên đỉnh vinh quang. Chính khả năng sáng tạo và sự lao động nghệ thuật một cách nghiêm túc của người nghệ sĩ sẽ là nhân tố làm cho tác phẩm có sức sống lâu dài. Cũng cùng thời điểm này, nam cao đã đưa thêm một quan điểm nữa: “ nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than”. Bản tuyên ngôn nghệ thuật của nam cao thể hiện tính hiện thực và tính nhân đạo mênh mông trong lĩnh vực sáng tác văn chương. Quan điểm này có sức thuyết phục mạnh mẽ giới văn nghệ sĩ ở thời đại của nam cao cũng như hiện nay.
Tóm lại, ở mỗi xã hội, mỗi giai đoạn sáng tác văn học, các nhà văn, nhà thơ đều có những quan điểm riêng để thể hiện tâm huyết của mình. Đã gọi là quan điểm thì có thể là tích cực hoặc tiêu cực. Tuy nhiên, các quan điểm được trình bày trên đây không những tích cực ở thời điểm các tác gia, tác giả dã sống mà còn có những giá trị lớn lao đối với thời dại hiện nay.