399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM
Ca dao dân ca là sáng tác dân gian, là sản phẩm tinh thần của người lao động. Nó thể hiện nét đẹp tâm hồn và tài hoa của người bình dân. Dù là sáng tác truyền miệng của những người dân lao động không có trình độ học vấn cao siêu như văn học viết, hơn nữa cuộc sống của họ vô cùng gian nan, thiếu thốn, nhưng không vì thế mà tác phẩm của họ thiếu giá trị nghệ thuật, tâm hồn thiếu sự phong phú.
Có hai cách làm bài: Một là theo cách nêu tiêu đề về các nét đẹp tâm hồn, dẫn thơ rồi phân tích để thấy tài năng của các nghệ sĩ dân gian. Hai là chọn phân tích một vài bài ca dao dân ca hay để làm rõ yêu cầu nội dung của đề.
1. Cách thứ nhất: Học sinh có thể viết theo dàn ý sau:
• Tâm hồn cao đẹp:
- Yêu lao động:
“Rủ nhau đi cấy, đi cày, hây giờ khó nhọc, có ngày phong lưu Trên đồng cạn, dưới đồng sâu, chồng cày vợ cấy, con trâu đi bừa”.
- Yêu quê hương:
“Anh đi anh nhớ què nhà...”
“Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang, bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu”.
- Yêu cha mẹ:
“Đói lòng ăn hột chà là, để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng”. “Công cha...”
- Chung thủy:
“Chồng ta áo rách ta thương...”
- Tình yêu đôi lứa
- Tinh yêu đồng loại
- Trọng tình nghĩa hơn của cải vật chất.
- Lạc quan tin tưởng vào tương lai.
• Tài hoa:
Nghệ thuật dùng từ, xây dựng hình ảnh có ý nghĩa: Con cò, con hạc đầu đình, con rùa đội hạc, đội bia, chiếc áo, chiếc khăn, trúc mai, hồng mận..
Nghệ thuật tu từ: So sánh (nhóm ca dao “Thân em..”, ẩn dụ: Thuyền bến, cây đa, con dò, nụ tầm xuân xanh biếc, chiếc áo trên cành hoa sen..., điệp từ, nhân hóa, tương phản..
Nghệ thuật diễn đạt, tính nhạc phong phú.