399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM
TÌM HIỂU ĐỀ BÀI
1. Kiểu bài: Phân tích đặc điểm nhân vật.
2. Nội dung:
- Nhân vật bà mẹ của bé Hồng được tác giả tả là một người phụ nữ chịu nhiều đau khổ trong cuộc sông.
- Nhận xét đánh giá nhân vật.
3. Phạm vi tư liệu dẫn chứng: Những chi tiết biểu hiện tính cách nhân vật trong tập hồi kí ‘Những ngày thơ ấu’ tập trung vào đoạn trích ‘Trong lòng mẹ’.
DÀN BÀI
A. MỞ BÀI
- Tập tục cổ hủ của xã hội thực dân phong kiến gây nỗi đau cho người phụ nữ.
- Nhân vật bà mẹ của bé Hồng là điển hình, nạn nhân của xã hội đó mà nhà văn Nguyên Hồng đã ghi lại trong tập hồi kí ‘Những ngày thơ ấu’.
B. THÂN BÀI
1. Phân tích đặc điểm của nhân vật.
a. Bà là người phụ nữ có chồng nhưng không có hạnh phúc.
- Bị gia đình ép gả cho một người không yêu thương.
- Người chồng mang bệnh nghiện ngập.
- Bà phải sống âm thầm trong đau khổ, chôn vùi tuổi xuân trong một gia đình khắt khe, không tốt đẹp.
b. Bà khao khát được sống hạnh phúc thật sự như mọi người phụ nữ khác.
- Chồng chết, gia đình càng túng quẫn.
- Gia đình bên chồng coi khinh, hắt hủi, đặc biệt là cô em chồng.
- Bà ao ước được có người an ủi, nương tựa, bà mong muốn giải thoát những u uất về mặt tình cảm.
- Mạnh dạn bước thêm một bước nữa. Bà có mang khi chưa mãn tang chồng. Bị gia đình bên chồng, mọi người gièm pha, xỉa xói, bà ra đi, để lại bé Hồng cho gia đình chồng.
- Bà thực sự có hạnh phúc mặc dù gặp nhiều vất vả.
c. Bà cũng là người mẹ có tình thương sâu đậm.
- Mặc dầu vì hoàn cảnh phải xa con, nhưng bà lúc nào cũng nhớ thương bé Hồng.
- Hiểu được cách đối xử tệ bạc của bên nội bé Hồng, bà không muôn con bị bạc đãi hơn nữa nên bà không gửi thư, không hỏi thăm, không mua quà gửi vì bà không muốn có những lời không tốt gieo vào đầu óc non dại của con.
- Gặp lại con xiết bao thương nhớ dâng trào, những vòng tay, những giọt nước mắt...
2. Nhận xét, đánh giá nhân vật.
- Nỗi bất hạnh của bà mẹ bé Hồng cũng là nỗi bất hạnh chung của người phụ nữ Việt Nam lúc bấy giờ.
- Bà vượt qua mọi dư luận khắt khe để được sông cho mình, cho hạnh phúc mà bà đã tìm được.
c. KẾT BÀI
- Tập hồi kí ‘Những ngày thơ ấu’ đầy xúc động, chân thật.
- Nỗi khổ, khát vọng sống của người phụ nữ lúc bấy giờ.
- Xã hội mới người phụ nữ được tự do, bình đẳng hơn.