LÀM VĂN
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Khác
  • Bài văn tóm tắt truyên Làn của tác giả Kim Lân rất hay

Bài văn tóm tắt truyên Làn của tác giả Kim Lân rất hay

Làng Dầu là quê hương bản quán của ông Hai. Là một nông dân nghèo khổ, dưới thời Pháp thuộc, ông Hai đã từng bị bọn hương lí trong làng truất ngôi trừ ngoại, phải xiêu dạt lang thang kiếm sống, lần mò vào đến tận đất Sài Gòn, Chợ Lớn, mười mấy năm trước mới lần hổi trở về quê quán....

Bài làm

 

... Ông Hai hay làm, không mấy lúc chịu ngơi tay, không đi cày đi cuốc, gánh phân tát nước thì ông đan rổ rá hay chữa lại cái chuồng gà, cạp lại tấm liếp.

Ông Hai lại có tính hay khoe cái làng Dầu của ông.Nào là nhà ngói san sát, sầm uất như tỉnh. Nào là đường trong làng toàn lát đá xanh... Nào là làng ông có cái sinh phần của viên tổng đốc, cái dinh cơ ấy ‘lăm lắm là cùa; vườn hoà, Cây cảnh nom như động ấy’.

Nhưng từ ngày khởi nghĩa, ông Hai không bao giờ đả động đến cái làng ấy nữa, ông thù nó. Xây cái lăng ấy, cả làng phải phục dịch, còn ông thì bị một chổng gạch đổ vào bại một bên hông, đến nay cái chân vẫn còn đi khấp khểnh. Bây giờ khoe làng, ông Hai lại khoe khác. Khoe những ngày khởi nghĩa dồn dập, những buổi tập quân sự có các cụ phụ lão râu tóc bạc phơ cũng vác gậy đi tập một hai. Khoe làng Dầu có nhiều hố, ụ, những giao thông hào. Những công trình ở xóm Ba Khu, ở Ngõ Mái... không để đâu hết. Ông khoe cái làng Dầu có phòng thông tin tuyên truyền sáng sủa, rộng rãi nhất vùng, chòi phát thanh thì cao bằng ngọn tre.

Kháng chiến bùng nổ, bà con làng Dầu đi tản cư. Nhưng ông Hai vẫn ở lại làng cùng anh em đào đường, đắp ụ... Trong lúc hữu sự, ông không nỡ bỏ làng ra đi. Nhưng rồi gia cảnh gieo neo, ba đứa con dại, một mình bà Hai xoay xỏa nơi tản cư, vốn liếng lại không có, ông Hai bất đắc dĩ phải nghe theo lời khẩn khoản cùa vợ để ra đi. Ông buồn khổ lắm, chỉ biết tự an ủi: ‘Thôi thì chằng ở lại lâng cùng anh em được, thì tần cư ầu cũng là khảng chiến’.

Đến nơi tản cư, ông Hai buồn khổ, bực bội lắm. Ông trở nên ít nói, ít cười, hay cáu gắt. Ông sợ mụ chủ nhà, một người đàn bà lành chanh lành chói, đã lấy đến ba đời chồng, rất tham lam, tinh quái. Ông Hai nhớ làng, ông chỉ còn biết khoe làng với bác Thứ; ông chỉ còn có niềm vui đi đến phòng thông tin nghe đọc báo. Ông giả vờ đứng xem tranh ảnh chờ người khác đọc rồi nghe lỏm. Tin chiến sự đánh Tây, giết Tây làm cho ‘ruột gan ông lao cử múa cả len, vui quá!’

Nhung rồi cái tin dữ ‘cả cái làng Dầu việt gian theo Tầy’ từ miệng những người đàn bà tản cư nói ra làm cho ông Hai ‘nghẹn ắng hẳn lại, da mặt te rân rân ‘. Việt gian từ thằng chủ tịch... cả làng vác cò thần ra hoan hô giặc... thằng chánh Bệu khuân cả tù chè, đỉnh đồng, đưa vợ con lên vị trí với giặc ngoài tỉnh... Ông Hai cay đắng nguyền rủa cái giống Việt gian bán nước. Có lúc ông lại băn khoăn, ngờ ngợ chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế... họ toàn là những người có tinh thần cả mà. Nhưng thằng chánh Bệu thì đích là người làng không sai rồi.

Chiều hôm ấy, bà Hai đi chợ về cũng uể oải, bần thần. Cả gian nhà lăng đi, hiu hắt. Suốt đêm ông Hai thao thức, nằm thở dài, chân tay nhũn ra. Ba, bốn hôm sau, ông Hai không dám bước chân ra đến ngoài. Ông sợ mụ chủ nhà, nhất là khi nghe mụ đưa,tin về cái làng Dầu ‘đi việt gian theo Tây’, có lệnh ‘đuổi hết những người làng chợ Dầu khỏi vùng này không cho ở nữa ‘. Vợ con khóc, ông Hai ngồi lặng một góc giường. Ông lo lắng biết đem nhau đi đâu bây giờ? Ông nghĩ ngờ. Cổ lúc ông nghĩ ‘hay là quay về làng?’ Có lúc, ông lại phản đối: về làng tức là bỏ kháng chiến. Bỏ Cụ Hổ. Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rỗi thì phải thù. Ông chỉ còn biết ôm con thơ vào lòng mà tâm sự. Khi nghe thằng cu Húc nói: ‘ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn nắm!’ thì nước mắt ông giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má.

Cái tin dữ được cải chính. Ông Hai đi từ chiều mãi đến sẩm tối mới về. Ồng tươi vui, rạng rỡ hẳn lên, mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung hung đỏ, hấp háy. Ông mua bánh rán đường cho các con. Gặp ai ông cũng nói về cái tin làng Dầu Việt gian theo Tây ‘toàn là sai sự mục đích cả!’ Tối hôm ấy, ông lại sang bên gian bác Thứ, ngồi trên chiếc chõng tre, vén quần lên tận bẹn mà nói chuyện về cái làng Dầu, chuyện Tây khủng bố, chuyên dân quân, tự vệ làng ông bố trí, cầm cự ra sao, chuyên nhà ông bị Tây đốt... rành rọt, tỉ mỉ như chính ông vừa dự trận đánh giặc ấy xong thật.