399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM
Bài làm:
Từ xưa đến nay, từ đông sang tây có rất nhiều quan niệm sáng tác văn chương. Đại văn hào nga maxim gorki đã nói:
“văn học là nhân học”.
Ở Việt Nam, nguyễn văn siêu - vị thần về văn chương ở thế kỉ xviii khẳng định: “văn chương có loại đáng thờ, có loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chuyền chú ở văn chương. Loại đảng thờ là loại chuyền chú ở con người".
Cũng gần với nội dung ấy, nhưng bằng cách nói khiêm tốn lẫn học hỏi các bậc thầy, nhà văn Thạch Lam quan niệm: “đối với tôi văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quèn, trái lại, văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dôi và tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn”.
Quan điểm trên đây của Thạch Lam thuộc trường phái “nghệ thuật vị nhân sinh”, đối lập với trường phái “nghệ thuật vị nghệ thuật”. Hai trường phái này tồn tại song song với thời đại Thạch Lam.
Một nhà thơ lãng mạn tuyên bố:
“anh dù hảo tính tình tôi thay đổi,
Không chuyền tâm, không chủ nghĩa, nhưng cần chi?
Tôi chỉ là một khách tình si
Ham cái đẹp có muôn hình muôn vẻ”.
Quan điểm này cho rằng văn chương không liên quan gì đến cuộc sống. Người nghệ sĩ chỉ cần đi tìm cái đẹp và phụng sự cho cái đẹp là đủ!
Một nhà thơ khác hoàn toàn bê tắc trước cuộc đời thực:
“hãy cho tôi một tinh cầu giá lạnh một vì sao trơ trọi phía trời xa để nơi ấy tháng ngày tôi lẩn tránh những ưu phiền đau khổ với buồn lo”.
Những quan điểm về “văn chương” chỉ là “văn chương” ấy rất đáng bị “thoát li” hay “quên” nhanh chóng. Thạch Lam tuyên bố ở vế một: “văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quèn”, có ý nghĩa gì? Thật ra Thạch Lam muốn văn chương phải gắn bó với đời sống của con người, phải góp phần phản ánh hiện thực chứ không phải là một thứ nghệ thuật làm mê hoặc những tâm hồn yếu đuối bằng những lời lẽ sướt mướt, ủy mị, yếu mềm, chạy theo lối sống thoát li, hưởng lạc.
Mặt khác, người nghệ sĩ không được phép chạy theo thời thượng nhằm thỏa mãn thị hiếu thấp hèn của một bộ phận độc giả, càng không được phép bán đứng ngòi bút vì ma lực của đồng tiền.
Một lẽ khác, những tác phẩm văn chương kém chất lượng chỉ trong một thời gian ngắn sẽ bị đi vào quên lãng. Cuối cùng chúng bị xóa sổ trên văn đàn.
Ởvế hai, nhà văn Thạch Lam mở rộng quan điểm và bộc bạch nỗi lòng mình: “văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dôi và tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn”.
Thật vậy, những người nghệ sĩ chân chính luôn dùng văn chương như “một thứ khí giới thanh cao và đắc lực” nhằm tác động đên cõi sâu thẳm trong tâm hồn con người cũng như bảo vệ những mục đích và sự nhiệp cao đẹp. Ngày xưa, những bức thư của Nguyễn Trãi, người anh hùng dân tộc, gửi để thu phục quân giặc có sức mạnh hơn mười vạn quân binh. Ngày 02 - 09 - 1945, bản tuyên ngôn độc lập của chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tại quảng trường ba đình là một áng văn chính luận hùng hồn đã khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Áng văn này không những làm rung động hàng triệu con tim người Việt Nam mà còn cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa trong khu vực và trên thế giới.
Ngoài ra, văn chương còn “tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác”. Thạch Lam nhấn mạnh ý này bởi cụm từ liên kết: “tố cáo và-thay đổi”. Văn chương chỉ “tố cáo” những bất công ngang trái, xấu xa,... Của xã hội thôi thì chưa đủ, vấn đề “thay đổi” đảo ngược tình thế quan trọng hơn gấp bội phần ỏ' nước ta. Hai mươi năm đầu thê kỉ xx, những tác phẩm văn chương của các nhà nho yêu nước có tư tưởng canh tân đã góp phần thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh chống bọn cướp nước, bán nước, và cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng cứu dân, cứu nước. Tiêu biểu là những tác phẩm của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, huỳnh thúc kháng, nguyễn thượng hiền, ngô đức kê... Đi song song với các tác phẩm ấy là phong trào duy tân, đông du, đông kinh nghĩa thục làm cho bọn thực dân pháp vô cùng hoang mang. Từ đầu những năm ba mươi đến cách mạng tháng tám 1945, trong bộ phận văn học cách mạng, thơ ca đã công phá xã hội thực dân rất quyết liệt. Nổi bật nhất là những nhà thơ đang ngồi tù: Hồ Chí Minh, Tố Hữu, xuân thuỷ, sóng hồng, đặng xuân thiều,...
Còn trên thế giới, nhiều kiệt tác văn học thời phục hưng chẳng những tố cáo mà còn góp phần chôn vùi xã hội phong kiến trung cổ, nổi tiếng là tàn bạo, dã man. Hai công trình lí luận của g. Letxinh thời văn học “ánh sáng đức”; lao-côn hay là giới hạn của hội hoạ và thơ ca (1766) và kịch trường hăm buốc (1767 - 1769) đã đặt ra và giải quyết nhiều vấn đề có ý nghĩa to lớn, vượt ra ngoài phạm vi văn học nghệ thuật. Đó là tinh thần dân tộc và tinh thần “nổi loạn chống phong kiến”. Còn kiệt tác chiến tranh và hoà bình của đại văn hào nga l.tolxtôi đã có công lớn trong việc lật đổ bộ máy áp bức và tàn bạo của nga hoàng đè nặng lên số phận người dân; sự giả dối, thói ích kỉ của những tầng lớp đặc quyền, đặc lợi. Nhiều kiệt tác của các đại văn hào balzac, lỗ tấn, gorki,... Cũng có những khả năng mà nhà văn Thạch Lam đã đề cập đến.
Hơn nữa, theo Thạch Lam, văn chương còn “làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn”. Điều này có nghĩa là văn chương nói chung và người nghệ sĩ nói riêng cần phải đi sâu tìm hiểu, khám phá hay phải phát hiện ra những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu của tâm hồn con người hay những viên ngọc sáng long lanh còn nằm ở trong đá.
Có thể nói rằng, những tác phẩm văn chương chân chính luôn có sức thuyết phục và cảm hóa con người một cách mạnh mẽ. Phải chăng nó đã góp phần vào việc phát triển và hoàn thiện đạo đức cũng như nhân cách của con người? Phải chăng văn học chân chính đã đưa con người đến đỉnh cao của cái chân - thiện - mĩ?
Đọc bài thơ đề từ tập Nhật Kí Trong Tù của Hồ Chí Minh chúng ta thấy tâm hồn bác thanh khiết đến dường nào!
“thân thể ở trong lao,
Tinh thần ở ngoài lao.
Muốn nên sự nghiệp lớn tinh thần càng phải cao”.
Và đọc hai câu thơ sau đây của nhà thơ Tố Hữu, chúng ta nhận thấy lòng mình được mở rộng hơn, “trong sạch” hơn, tấm lòng nhân đạo mênh mông hơn:
“có gì đẹp trên đời hơn thế người yêu người sống để yêu nhau”.
Nhìn chung, quan điểm sáng tác văn chương của Thạch Lam rất tích cực và không bao giờ đi ngược lại với các tác phẩm của cây bút tài hoa này. Những tác phẩm của Thạch Lam luôn gắn liền với đời sống, không hề thoát li hiện thực để chạy theo ảo tưởng và càng không bị công chúng “quèn lăng”. Thạch Lam đã thổi vào truyện ngắn của mình một luồng sinh khí mới, bàng bạc chất thơ mặc dù những truyện ngắn ấy miêu tả cuộc sống bình dị hàng ngày. Chính vì thế truyện Thạch Lam đã “đem đến cho người đọc một cái gì đó nhẹ nhõm, yên lành và mát dịu”. Tinh thần nhân đạo trong tác phẩm của Thạch Lam đã sưởi ấm cả những trang văn cũng như tâm hồn của những độc giả yêu văn, say văn. Theo nhà nghiên cứu văn học hà văn đức, truyện của Thạch Lam chủ yếu phản ảnh ba hình tượng: hình tượng người tiểu tư sản, hình tượng người dân nghèo, hình tượng người phụ nữ và trẻ em. Gió lạnh đầu mùa thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Thạch Lam đến thế giới tâm hồn của trẻ thơ và nỗi đau của những bà mẹ nghèo không tiền may áo bông chống rét cho con. Hình ảnh mấy đứa trẻ nghèo hiện lên thật đáng thương trong “những bộ quần áo nâu bạc đã rách nhiều chỗ. (...) Môi chúng nó tím lại, và qua những chỗ áo rách, da thịt thâm đi, mỗi cơn gió đến, chúng nó lại run lên, hai hàm răng đập vào nhau”. Đây là cái nhìn rất thực tế của Thạch Lam. Qua đó chúng ta thấy giữa trong văn và ngoài đời không có sự cách biệt nào cả. Một điều đáng quý nữa là trong truyện ngắn này, hình ảnh bà mẹ của mấy đứa trẻ tuy nghèo nhưng rất giàu lòng tự trọng. Họ không vì nghèo mà trỏ' nên tha hoá, biến chất. Khi biết con mình nhận chiếc áo của sơn, bà mẹ ấy vội vàng mang trả lại cho gia chủ - mẹ của sơn. Câu nói của bà mẹ ấy rất chân thật: “bẩm nhà cháu độ này khổ lắm, chưa dành ra được đồng nào may áo cho con cả, thành thử vẫn cái áo từ năm ngoái nó mặc mãi”. Truyện này không có khả năng “tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác” nhưng “nó làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn”. Chính nhà văn Thạch Lam cũng tâm sự: “trước ngọn gió đầu mùa, tôi không ngăn được những cảm giác sâu xa và mới lạ. Tôi đem quyết tâm nghĩ ngợi đến những cơn gió đột khởi ở lòng người, báo trước sự thay đổi trong cái bí mật của tâm hồn. Tôi lại nghĩ đến những người nghèo khổ đang lầm than trong cái đói rét cả một đời. Gió heo may sẽ làm cho họ buồn rầu lo sợ, vì mùa đôngsắp tới, mùa đông gió lạnh và lầy lội phủ lên trên lưng họ cái màn lặng lẽ của sương mù. Và lòng tôi se lại khi nghĩ rằng thêm một chút âu yếm, một cliút tình thương, củng đủ nâng đỡ, an ủi những người khốn khổ ấy”.(Thạch Lam - lời nói đầu tập truyện gió đầu mùa).
Còn trong truyện hai lần chết, nhân vật dung hiện lên rất đáng thương và tội nghiệp. Dung mới sinh ra đã bị hắt hủi. Cha me, người thân chẳng quan tâm săn sóc cho cô. Khi cô lớn lên, song thân của cô nhẫn tâm bán cô cho một gia đình nhà giàu. Chính vì lòng tham lam, thói ích kỉ của cha mẹ mà cô phải chịu bao đắng cay, tủi hổ khi bước chân về nhà chồng. Bà mẹ chồng xem dung như con đòi, đứa con ở trong gia đình. Bà sẵn sàng mắng chửi cô bằng những lời thô bỉ nhất vào bất kì lúc nào. Dung khát khao một chỗ dựa tinh thần ở cha mẹ mình nhưng cô hoàn toàn tuyệt vọng. Vì vậy, cô đã tìm đường đến với địa ngục bằng cách tự vẫn. Tuy nhiên, cô chưa hết nợ trần gian. Cô phải tiếp tục cuộc sống cũ bằng cái chết tinh thần - chết ngay trong cõi sống. Với truyện ngắn này, Thạch Lam đã thể hiện lòng xót thương vô hạn của mình đối với người phụ nữ, một nạn nhân của chế độ thực dân nửa phong kiến, luôn chịu cảnh “sóng dập gió vùi”.
Tuy nhiên, hầu hết những tác phẩm của nhà văn Thạch Lam vẫn chưa có khả năng “làm thay đổi một cải thế giới giả dối và tàn ác”. Kể cả các nhà văn như ngô tất tô", nam cao, vũ trọng phụng, nguyễn công hoan cũng vậy.
Tóm lại, Thạch Lam là “nhà văn thiên về cảm giác”, hay nói cách khác, ông thuộc trường phái lãng mạn. Nhưng những tác phẩm của Thạch Lam đi theo quan điểm “nghệ thuật vị nhân sinh”. Bởi vậy nhà thơ Thế Lữ trong bài viết “tính cách tạo tác của Thạch Lam” đăng trên báo thanh nghị số 39 ra ngày 16 - 06 - 1943 đã nhận xét rằng, Thạch Lam là người “sống hết cả từng ý văn, từng câu văn anh viết trên giấy. Sự thực của tâm hồn mà Thạch Lam diễn tả trong lời của văn chương phức tạp nhiều hình nhiều vẻ, nhưng bao giờ cũng đàm thắm, cũng nhân hậu, củng nghẹn ngào một chút lệ thầm kín của tình thương”. Nhiều nhà nghiên cứu văn học khác cũng đánh giá rằng phong cách viết văn của Thạch Lam đã chịu đựng được sự thử thách khắc nghiệt của khoảng thời gian hơn 60 năm qua. Do đó, chúng ta hoàn toàn ủng hộ quan điểm sáng tác văn chương trên đây của Thạch Lam.