399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM
DÀN BÀI
“Sáng tác trữ tình dân gian”. Trữ tình là một phương thức sáng tác, trong tác phẩm, trong nhân vật trữ tình tự bộc lộ tình cảm của mình. Ca dao dân ca là tiếng nói trữ tình của người dân lao động nên đó là những
sáng tác trữ tình dân gian. Loại thơ trữ tình dân gian này có đặc điểm rất giàu nhạc tính, giọng điệu ngọt ngào, phù hợp với nội dung tình cảm làm tăng tính chất trữ tình cho ca dao dân ca.
Nội dung chính là đời sống tư tưởng tình cảm của người bình dân:
+ Chú ỷ: Có thể tách rời tư tưởng, tình cảm làm hai phần khi làm bài. Cũng có thể gộp chúng cho dễ trình bày và khỏi trùng lặp. Ở đây chúng ta gộp chung thành một luận điểm cho dễ chứng minh.
Ca dao dân ca phản ánh những đắng cay, chua xót của người dân lao động trước cái nghèo đeo đẳng, vì những khó nhọc triền miên trong lao động trong cuộc đời, trong xã hội: “Gánh cực mà đổ lèn non, còng lưng mà chạy, cực còn theo sau”. “Cây khô tưới nước cũng khô, phân nghèo đi tới noi mô cũng nghèo”. “Con kiến mà leo cành đa, leo phải cành cụt leo ra leo vào”. “Con vua thì lại làm vua..” Hoặc những đắng cay vì những thất bại liên tục, trắng tay trong cuộc sống của người Bình Trị Thiên trong bài: “Mười quả trứng” (học sinh tự phân tích để làm rõ tâm tư). Họ cũng nhận thức rất rõ nôi khổ truyền kiếp của họ là do chế độ phong kiến đầy rẫy những bất công, tham ô nhũng lạm, luôn luôn bất ổn vì những tập đoàn phong kiến tranh quyền đoạt lợi (Con ơi nhớ lấy câu này, cướp đêm là giặc cướp ngày là quan... Bộ đinh, bộ liộ, bộ hình, ba bộ đồng tình bóp vú con tôi...).
- Ca dao dân ca cũng bộc lộ niềm tin mãnh liệt vào chính sức mạnh của chính mình. “Chớ than phận khó ai ơi, còn da lông mọc, còn chồi nảy cây”.
- Ca dao dân ca gởi hộ tiếng lòng của người nông dân đối với nước non, đến với những người vì nước quên thân mình (Chiều chiều trước bến Vân Lâu, ai ngồi ai câu, ai sầu ai thảm ai thương ai cảm ai nhớ ai mong; Thuyền ai đậu bến bên sông, đưa câu mải đẩy nặng tình nước non..).
- Ca dao dân ca là những bài ca lao động đầm ấm (Dân ca: Trên đồng cạn, dưới đồng sâu, chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa) ® tình yêu thương của vợ chồng, sự đoàn kết của mọi người.
Ca dao dân ca là tiếng hát thương nhiều cung bậc: Khi là tình cảm yêu thương của con đối với cha mẹ (Công cha... nghĩa mẹ...; Mẹ già ở túp lều tranh, sớm thăm tối viếng mời đành dạ con; Mẹ già như chuối ba hương, như xôi nếp một, như đường mía lau),khi là tình mẹ dạt dào đầy vị tha, hi sinh, cả đời chỉ lo cho con, con là tất cả đối với mẹ (Ví dầu cầu ván đóng đinh, cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi, khó đi mẹ dắt con đi, con đi trường học; mẹ đi trường đời).Khi là lời tâm tình của vợ với chồng (Tay bưng dĩa muối chấm gừng, gừng cay muối mặn xin đừng bỏ nhau).
Khi là tình yêu nồng nàn của trai làng gái quê (Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc, em có chồng anh tiếc lắm thay... Thò tay bứt một cọng ngò, thương anh đứt ruột.giả đò ngó ngơ).Khi là những nỗi nhớ thương thầm kín nhưng mãnh liệt như đốt cháy tim gan (Khăn thương nhớ ai khăn rơi xuống đất, khăn thương nhớ ai khăn vắt trên vai, mắt ngủ không yên...).Khi là những cảm hứng bay bổng của tâm hồn trước cảnh đẹp của non sông gấm vóc, cảnh thiên nhiên tươi đẹp (Gió đưa cành trúc la đà... Hỡi cô tát nước bên đàng..).Khi là những câu hát trêu đùa duyên dáng (Hỡi cô cắt cỏ bèn sông, có muốn ăn nhãn thì lồng sang đây... Nước chảy liu riu, lục bình trôi líu ríu, anh thấy em nhỏ xíu anh thương).
-* Những sáng tác ấy thấm đẫm chất trữ tình. Hình thức trữ tình và nội dung trữ tình.