LÀM VĂN
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Nghị luận
  • Dàn bài nghị luận câu nói Tiên học lễ, hậu học văn

Dàn bài nghị luận câu nói Tiên học lễ, hậu học văn

Đề: Bước qua cổng trường, hàng ngày em nhìn thấy một hàng chữ lớn: “Tiên học lễ, hậu học văn”. Em hiểu như thế nào về hàng chữ ấy?

DÀN BÀI THAM KHẢO

I.   Đặt vấn đề

-    Nhân dân ta tử bao đời nay vốn coi trọng đạo lí. Ngay trong lĩnh vực học tập cũng thế.

-    Hiện nay, ở hầu hết trường học, mỗi ngày bước qua cổng trường là người học sinh nhìn thấy ngay một hàng chữ lớn: “Tiên học lễ, hậu học văn”.

-      Câu này có ý nghĩa gì?

II.               Giải quyết vân để

Giải thích câu tục ngữ: “Tiên học lễ, hậu học vãn. ”

-      Học lễ trước, học văn sau.

-    Lễlà cách cư xử, trên tinh thần tôn trọng con người, kính trên nhường dưới trong các mối quan hệ xã hội. Lễ là tính cách là đạo đức của con người trong xã hội.

-    Vănlà văn chương, hiểu biết, kiến thức, kĩ năng giúp người ta có học vấn ngày xưa là để dỗ đạt làm quan phò vua giúp nước. Ngày nay, “ Văn” là kiến thức văn hóa, khoa học kĩ thuật, kĩ năng cần thiết được giảng dạy trong nhà trường.

-      Học lễ trước, học văn saucó ý nghĩa gì?

-      Đạo đức, hạnh kiểm là yểu tố cần được đặt ra trước để dạy dỗ và rèn luyện.

-    Cái đức của người học sinh là điểu cần yếu nhất không thể thiếu, là cơ bản của con người là nền tảng để tiếp thu kiến thức.

-      Vìsao “Tiên học lễ, hậu học văn”?

-    Đạo đức, hạnh kiểm của người học trò quyết định tinh thần, thái độ học tập và cũng quyết định luôn hiệu quả của việc học tập của người ấy.

-    Cũng chính yếu tố này quyết định việc sử dụng năng lực của con người vào cuộc sống thường ngày.

-    Có “văn”, không có “lễ”, có “tàr không có “đứd' thì tác hại đối với xã hội sẽ vô cùng to lớn.

-      Thực hiện tinh thần “Tiên học lễ, hậu học văn”, chúng ta phải làm gì?

-    Đặt việc rèn luyện đạo đức tác phong lên hàng đầu, trên cơ sở đó phát huy học tập nâng cao kiến thức văn hóa, trình độ kĩ thuật và kĩ năng thực hành. Tuy nhiên, nói học lễ trước, học văn sau là nói theo cách nói của người xưa, nhằm nhấn mạnh vào tầm quan trọng của việc học lễ, việc rèn luyện đức hạnh của con người. Ngày nay, chúng ta không tách ra mà tiến hành song song việc rèn luyện đạo đức với việc học tập văn học, sử học và' kiến thức khoa học khác. Ngày nay, việc học lễ được lồng vào việc học văn, 'trong học văn có học lễ để bồi dưỡng con người toàn diện.

III.              Kết thúc vấn để

-     Phải chú ý công việc học tập vì đây là điều kiện giúp ta trở thành người công dân hữu ích cho xã hội mai này.

-     Phẩm chất con người bao giờ cũng tồn tại “đức” và “tài”, “lễ” và “văn”, do đó không thể thiếu được mặt nào cả.