LÀM VĂN
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Nghị luận
  • Nghị luận về tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao

Nghị luận về tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao

Nam cao là một ngôi sao sáng trên bầu trời văn học việt nam giai đoạn 1930 - 1945. Truyện của nam cao nóng hổi chất hiện thực của thời đại và chan chứa tấm lòng yêu thương con người, đặc biệt là những người khốn khổ. Cùng với chí pheo, trăng sảng, đời thừa,... Lão hạc là truyện ngắn đặc sắc. Nhân vật trung tâm của thiên truyện là lão hạc, một người nông dân gặp nhiều nỗi khổ tâm và bất hạnh vì nghèo đói nhưng chất phác, đôn hậu, thương con.

Đọc vài dòng đầu của truyện, chúng ta chợt chạnh lòng trước tình cảnh đau thương của lão hạc. Nhà nghèo, không có tiền cưới vợ cho đứa con trai duy nhất, lão hạc rất buồn bã, khổ tâm, xót xa. Cậu con trai bi quan thất vọng trước cái xã hội mà người ta sống với nhau chỉ vì tiền, xem tình cảm chỉ là một món hàng nên xin vào miền nam làm phu đồn điền cao su. Nguyện vọng của cậu ta là vào đấy, cố gắng làm ra nhiều tiền để lấy được người cậu yêu. Thật ra, cậu ta suy nghĩ hãy còn nông cạn mà quên những câu ca dao này:

“cao su đi dễ khó về,

Khi đi trai trảng, khi về bủng beo”.

Hay:

“cao su xanh tốt lạ đời,

Mỗi cây bón một xác người công nhân”.

Lão hạc là người gặp bất hạnh chồng chất bất hạnh. Trước đây, lão hạc bất hạnh vì vợ chết. Nay, lão rơi vào nỗi bất hạnh vì con ra đi biền biệt. Đối với lão “ngày củng như đèm chỉ thui thủi một mình”. Bây giờ lão đành làm bạn với con chó vàng. Lão và chó vàng vui buồn có nhau. Dù đứa con ở phương xa nhưng lúc nào lão cũng nghĩ về con và lo cho con: “ta bán vườn của nó, cũng nên để ra cho nó, đến lúc nó về, nêu nó không đủ tiền cưới vợ thì ta cho vợ chồng nó để có chút vốn mà làm ăn”.

Nhưng trên cõi đời này, không ai có thể dự đoán được tương lai của mình. Lão hạc không phải là trường hợp ngoại lệ. Ôm đau do tuổi già đã cướp đi những ý nghĩ tốt đẹp của lão. Dân gian có câu “nhà sập bìm leo”- lão chưa khỏe hẳn thì tai họa do thiên nhiên ập đến. Những cơn bão nặng nề, dữ dội tàn phá làng mạc, thôn xóm cũng như cướp sạch sành sanh hoa màu của lão. Giá gạo trỏ' nên đắt đỏ. Bởi thế, đói nghèo chồng chất đói nghèo. Lão hạc rơi vào bế tắc. Con chó vàng mà lão thương yêu bị bán đi. Đó là điều ngoài ý muốn, đồng thời là nỗi day dứt, tiếc nuối, xót xa của lão. Lão cất tiếng khóc chan chứa nỗi khổ đau: “mặt lão tự nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão nghẻo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít, lão hu hu khóc...”. Tiếng khóc của lão hạc thê hiện trạng thái dồn nén đến cùng cực, cạn kiệt, khiến chúng ta liên tưởng đến một quả chanh bị vắt kiệt nước, chỉ còn cái vỏ bèo nhèo. Nỗi đau của lão hạc không kém nỗi đau của lão gôriô trong kiệt tác cùng tên của đại văn hào balzac. Lão gôriô và lão hạc có điểm chung là cả hai lão đều gặp nỗi đau trong đoạn cuối của cuộc đời. Điểm khác nhau là nguyên nhân của mỗi nỗi đau do những hoàn cảnh khác nhau gây ra. Lão gôriô đau đớn, bất hạnh vì bị ba cô con gái ruồng rẫy, bạc đãi khi lão già yếu. Còn lão hạc có con trai hiếu thảo ở phương xa nhưng đau khổ vì đói nghèo do hoàn cảnh xã hội gây ra. Tiếng khóc của lão hạc bơ vơ, lạc lõng giữa dòng người, dòng đời. May mắn thay, ông giáo chia sẻ với lão nhưng ông giáo cũng nghèo.

Việc bán con chó vàng đi khiến lương tâm của lão ray rứt mãi: “thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!”. Tình thương yêu con vật có nghĩa khiến lão nghĩ mình là kẻ bạc bẽo, đánh lừa loài vật. Con người lừa dối con người đã xãu xa. Tồi tệ hơn khi con người lừa con vật. Vì lão hạc nghĩ như thế nên lão cảm thấy hổ thẹn. Những lời nói giữa lão hạc và ông giáo cho chúng ta thấy lão hạc đang trên đường đi đến đỉnh điểm của nỗi khôn khổ và bất hạnh: “kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoả kiếp cho nó để nó làm kiếp người may ra có sung sướng hơn một chút... Kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn!...”. “nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng?” Chắc có'lẽ, lão hạc là người tín ngưỡng phật giáo nên gặp đau khổ, lão liên tưởng đến thuyết "nhân quả ba đời" của nhà phật. Những lời lão hạc thốt ra thể hiện sự nhân từ lẫn mỉa mai, chua chát, thất vọng, bế tắc.

Tuy nghèo nhưng lão hạc vẫn luôn nghĩ đến con. Lão đặt niềm tin trọn vẹn vào ông giáo cùng khổ. Lão giữ tất cả ba sào vườn và 30 đồng bạc để khi lão chết đi con trai lão vẫn còn chút tài sản làm kế sinh nhai. Ôi! Lòng cha thương con đến thế là cùng! Chắc có lẽ, sau này cậu con trai nếu may mắn sống sót trở về, khó có thể hiểu rằng, đế’ có được chút của cải ấy, cha của cậu ta phải dè sẻn, hôm ăn chuối, hôm ăn sung luộc, bữa ăn rau má, củ ráy, bữa trai, bữa ốc, cho đến ... Bả chó! Ông giáo bất ngờ khi biết lão hạc xin bả chó của binh tư. Có lần, binh tư nói với ông giáo trong cái “bỉu môi”: “lão làm bộ đấy! Thật ra thì lão chỉ tẩm ngẩm thế, nhưng củng ra phết chứ chả vừa đâu!”. Ong giáo suýt chút nữa đã hiểu lầm phẩm chất “đói cho sạch, rách cho thơm” của lão hạc nếu chỉ nghe lời của kẻ xấu như binh tư. Người ta thường nói rằng: kẻ bất lương luôn có những ý nghĩ xấu xa. Thật đúng như vậy, binh tư chuyên hành nghề ăn trộm nên nghĩ lão hạc xin bả chó là để cùng chung bước đường của hắn. Không! Lão hạc là một đóa hoa sen trong sạch giữa bùn nhơ. Lão tự kết liễu cuộc đời mình bằng bả chó vì quá khốn cùng, vì muốn bảo toàn danh dự và nhân phẩm. Nếu trong kiệt tác chí phèo của nam cao, chí phèo tự kết liễu cuộc đời mình bằng nhát dao oan nghiệt thì lão hạc cũng tự tìm đến cái chết nhưng bằng bả chó. Chí phèo đau đớn vì cả làng vũ đại ai cũng coi hắn là con quỷ dữ chứ không phải là con người. Còn lão hạc may mắn hơn chí phèo ở chỗ lão hạc được mọi người quý mến, đồng thời lão cũng là người cao thượng. Lão hạc không muốn sống những chuỗi ngày tăm tối để ăn hết phần tiền dành dụm cho con, để làm phiền luỵ đến mọi người.

Nhưng xét cho cùng, lão hạc là người vì con. Có thê xem cái chết của lão như một sự hi sinh, ôi! Tình thương con của lão hạc vừa bao la, vừa toả sáng lung linh như viên ngọc trăm màu.

Tóm lại, cuộc đời lão hạc là những trang đầy bất hạnh, đau khổ-. Nhưng chúng ta thấy, càng trong đau khổ, lão hạc càng đẹp lạ thường. Phải chăng, đó chính là vẻ đẹp chung của những người nông dân bé nhỏ ở việt nam trước cách mạng tháng tám?