399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM
Trong truyện ngắn Lão Hạc của nhà văn Nam Cao có đoạn:
"... Hôm sau, Lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi lão bảo ngay:
Cậu vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!
Cụ bán rồi?
Bán rồi! Họ vừa bắt xong.
Lão cố làm ra vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậng nước. Tôi muốn ôm choàng lấy lão mà oà lên khóc..."
Tại sao việc mua bán con Vàng lại dằn vặt lão như vậy? Bởi lẽ gì lão phải bán con Vàng đi? Qua những chi tiết đó, em suy nghĩ như thế nào về Lão Hạc?
ư
Bài làm
Nam Cao là một trong những tên tuổi bậc nhất của nền văn học hiện thực phê phán Việt Nam giai đoạn 1930-1945. Hai đề tài lớn trong sáng tác của ông là: viết về người nông dân nghèo và trí thức nghèo. Phần lớn, những nhân vật trong truyện của Nam Cao đều hiện lên rất khốn khổ, đáng thương. Chính cái nghèo và hoàn cảnh chung của xã hội đã đẩy họ vào chỗ tha hóa. Tuy nhiên, có những nhân vật dù sống trong cảnh bùn nho' vẫn trong sạch như đoá hoa sen. Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao là một con người như vậy.
Đây là đoạn truyện diễn tả tâm trạng của Lão Hạc sau khi bán con Vàng:
"Hôm sau, Lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi lão hảo ngay:
- Cậu vàng đi đời rồi, ông giảo ạ!
- Cụ hán rồi?
-Bán rồi! Họ vừa bắt xong.
Lão cố làm ra vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậng nước. Tôi muốn ôm lấy lão mà oà lên khóc...".
Vì sao việc mua bán con Vàng lại dằn vặt lão như vậy? Bởi lẽ con Vàng là kỷ vật của đứa con thân yêu. Cậu con trai của Lão Hạc vì nghèo, bị nhà gái khinh khi, thách cưới nặng đã thấttình, từ giã cha
đi vào Nam làm đồn điền cao su cho thực dân Pháp. Nhìn con Vàng, lão nghĩ đến chuyện con của lão mua về nuôi đế đến lúc cưới vợ thì giết làm thịt.... Mặt khác, trong cảnh sống cô đơn, thui thủi nơi quê nghèo, Lão Hạc rất quý con Vàng, xem nó là một người bạn thân, một đứa con, một đứa cháu yêu. Lão Hạc thường nựng nó, gọi một cách trìu mến: cậu Vàng.
Lão Hạc là một con người có tấm lòng thương yêu bao la con người và loài vật nên không đành lòng bán cậu Vàng. Nghĩ đến chuyện bán con Vàng, lòng Lão Hạc se lại, lương tâm bị cắn rứt.
Thế nhưng, vì lẽ gì Lão Hạc phải bán con Vàng? Chúng ta biết rằng, Lão Hạc là người nghèo khổ, nuôi bản thân mình còn chưa đủ, huống chi là nuôi thêm con Vàng ăn khỏe. Lão không đủ tiền nuôi nó. Nếu cho nó ăn ít thì thật tội nghiệp làm sao! Hơn nữa, con Vàng sẽ gầy đi, bán hụt tiền. Ngoài ra, Lão Hạc đề phòng xa, nếu lão chết rồi thì phải có tiền lo ma chay không phải làm lụy phiền đến láng giềng. Một lý do nữa, là sợ tiêu xài hết phần tiền bòn vườn. Số tiền nhỏ nhoi ấy, lão phải chắt chiu dành dụm để khi con trở về sẽ có tiền cưới vọ'.
Chính vì các nguyên nhân trên mà Lão Hạc đi đến quyết định bán cậu Vàng. Qua những chi tiết đó, chúng ta thấy Lão Hạc là một con người nghèo vật chất nhưng giàu tình cảm và giàu lòng tự trọng. Lão Hạc rất đau lòng vì con trai không được hạnh phúc trên bước đường tình. Lão Hạc sẵn sàng kết liễu tính mạng mình để cho con giảm bớt gánh nặng của kiếp nghèo. Mặt khác, Lão Hạc từ chối mọi sự giúp đỡ của ông giáo, lão biết rằng ông giáo là người cùng hoàn cảnh với mình. Lão âm thầm tìm đến cái chết bi thảm bằng bả chó trong sự ngạc nhiên của mọi người. Hàng xóm không bao giờ thấy mình bị lão làm phiền. Trái lại, họ rất thương yêu, xót xa trước sự ra đi vĩnh viễn của lão.
Lão Hạc không như một số nhân vật khác trong truyện của Nam Cao. Chí Phèo trong truyện Chí Phèo từ một anh nông dân hiền lương, bỗng phút chốc biến thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại, Chí Phèo chuyên nhậu say be bét rồi rạch mặt ăn vạ làm khổ xóm làng. Thậm chí, Chí Phèo bán cả linh hồn và diện mạo của mình chỉ vì rượu. Xã hội và mọi người chối bỏ, không cho Chí Phèo làm người lương thiện. Hắn đau đớn vật vã rồi tự kết liễu cuộc đời mình sau khi
đâm chết kẻ thù là Bá Kiến. Chí Phèo chết,đi làm cho mọi người thở phào nhẹ nhõm vì trút được mối lo bị quấy rầy, phiền phức. Binh Chức hay Năm Thọ không chịu nổi thiếu thốn vật chất, sẵn sàng đi ăn trộm, cướp giật, bán cả nhân cách, sống trong sự dè bỉu, khinh rẻ của mọi người. Ngay đến cả bà cái đĩ trong truyện Một bữa no của Nam Cao tuy là con người lương thiện, rất yêu thương con cháu nhưng không chịu được cái đói cào cấu ruột gan đã chịu hạ mình kiếm sống trước sự hắt hủi, lăng nhục của mụ Phó Thụ. Sau đó, vì ăn quá no đã chết trong ánh mắt xem thường của bọn nhà giàu này.
Có thế nói rằng, Lão Hạc là một hình tượng đẹp trong đau khổ. Càng sống trong đau khổ, nhân cách của Lão Hạc càng rực sáng lạ thường.
Tóm lại, -trong nền Văn học Việt Nam hiện đại, có rất nhiều tác phẩm văn xuôi viết về tình mẹ con làm rung động biết bao con tim. Thế nhưng, số lượng tác phẩm viết về tình phụ tử hãy còn khiêm tốn, dè dặt. Bởi vậy, truyện ngắn Lão Hạc của nhà văn Nam Cao đã giúp chúng ta cảm và hiếu một cách sâu sắc hơn về tấm lòng của người cha đối với con, đồng thời nuôi dưỡng, bồi đắp cho tâm hồn chúng ta những tình cảm cao đẹp, thiêng liêng, bất tử. Ngoài ra, tác phẩm Lão Hạc còn gợi cho chúng ta thêm nhiều suy nghĩ về một nhân sinh quan đẹp đẽ, cao thượng mà nhà văn Nam Cao đã gửi gắm quá hình tượng nhân vật Lão Hạc. Chúng ta hãy sàng lọc và phát triển nhân sinh quan ấy thêm một bước nữa trong cuộc đời thực.