LÀM VĂN
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Nghị luận
  • Bài văn hay bình luận về một câu ca dao về lời ăn tiếng nói

Bài văn hay bình luận về một câu ca dao về lời ăn tiếng nói

Đề: hãy bình luận câu ca dao sau đây: “lời nói không mất tiền mua lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.

A.    Yêu cầu của đề

1.     Thể loại: kiểu bài bình luận về vấn đề xã hội.

2.     Nội dung:

-    bình luận câu ca dao để thấy được: trong giao tiếp, ứng xử... Lời nói rất quăn trọng, do đó phải lựa lời mà nói. Khi nói phải thận trọng, cân nhắc để người nghe thấu tình đạt lí.

-    phê phán những ai nói năng thiếu cân nhắc, thận trọng, dẫn đến những hậu quả không tốt.

3.     Tư liệu: trong giao tiếp xã hội và gia đình.

B.     Dàn bài

1.     Đật vấn đề

-    nêu nhận thức của bản thân về tầm quan trọng của lời nói trong giao tiếp xã hội và gia đình.

-     dẫn đề bài (câu ca dao).

2.     Giải quyết vấn đề

Bình luận giá trị, ý nghĩa của câu ca dao:

-    lời nói là vốn quý của mỗi con người, là công cụ giao tiếp, do đó khi nói với .ai, trong trường hợp nào, trong hoàn cảnh nào, cần thận trọng, cân nhắc để người nghe dễ tiếp thu, dễ chấp nhận.

-     lời nói còn biểu hiện trình độ văn hóa, đạo đức của mỗi người.

-    phê phán những ai có thói quen phát ngôn không chuẩn mực để lại hậu quả xấu.

III. Kết thúc vấn đề

Câu ca dao sống mãi với thời gian, với mọi người. Là lời khuyên quý giá trong việc hình thành nhân cách con người.

Bài làm

Lời nói là công cụ giao tiếp và ứng xử trong mối quan hệ xã hội. Lời nói bộc lộ trình độ văn hóa, nhân cách của mỗi con người. Chính vì vậy, từ xưa cha ông ta đã khuyên mọi người:

“lời nói lihông mất tiền mua lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.

Lời khuyên của câu ca dao thật nhẹ nhàng và thâm trầm, là bài học kinh nghiệm được đúc kết từ thực tiễn đời sống về cách đối nhân xử thế. Con người với con người kết thành một tập thể có tổ chức, người với người là bạn bè, là đồng chí, anh em ruột thịt... Trong mối quan hệ đó, lời nói chiếm vị trí vô cùng quan trọng. Vì thế khi giao tiếp chúng ta phải lựa lời mà nói, chọn ý hay lời đẹp mà trao đổi với nhau sao cho thấu tình dạt lí. Lời nói nhẹ nhàng, có tình, có lí thì người nghe dễ tiếp nhận, dễ đồng cảm với mình và thoải mái thực hiện những yêu cầu do mình đề ra. Mẹ khuyên con bằng lời nói chân tình, gần gũi, dễ hiểu, thấm đượm tình người thì con cái dễ tiếp thu và từ bỏ thói xấu.

Trong cuộc sống có nhiều mối quan hệ phức tạp, lời nói được lựa chọn, cân nhắc, tế nhị, khéo léo thì sự phức tạp trong quan hệ sẽ giảm dần, thay vào đó là mối cảm thông, hiểu biết lẫn nhau, xã hội trở nên văn minh, lịch sự. Người với người gắn bó xây dựng cuộc sống tốt đẹp.

Thường ngày trong đời sống ta vẫn bắt gặp những biểu hiện không vàn hóa khi nói năng giao tiếp, lời nói thô lỗ, trịch thượng khiến người nghe khó chấp nhận, tạo nên khoảng cách giữa người nói và người nghe, cứ như thế người với người trở nên cách xa, cản trở việc xây dựng nếp sống văn minh của xã hội.

Tuy nhiên “lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” không có nghĩa thủ tiêu đấu tranh, phê bình, góp ý... Ta thẳng thắn góp ý trên cơ sở “lựa lời mà nói” đê người nghe dễ tiếp thu, dễ nhận ra cái sai, oái đúng.

Quả thật, lời nói không tốn kém tiền bạc để mua nhưng nó đòi hỏi con người phải biết quý trọng vốn quý của mình là tiếng nói vì tiếng nói mang bản sắc văn hóa dân tộc, do đó, khi giao tiếp cần “lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.

Lời khuyên của người xưa qua làn điệu ca dao vừa nhẹ nhàng, vừa thâm trầm, hướng con người xây dựng nét đẹp trong ứng xử, trong giao tiếp để xã hội ngày càng văn minh lịch sự.