LÀM VĂN
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Kể chuyện
  • Tường thuật lại buổi đọc thơ và kể chuyện trước trường

Tường thuật lại buổi đọc thơ và kể chuyện trước trường

Buổi tối thứ năm tuần trước, tôi được mẹ dẫn tới Nhà Vàn hóa thị xã để xem các bạn nhỏ ở trường tôi đọc thơ, ngâm thơ và kể chuyện.

Chưa bảy giờ mà cả phòng đã đông nghẹt những người là người, phải vất vả lắm mẹ tôi mới được một bạn nhỏ lễ phép nhường cho một ghế ở trong góc phải. Tôi ngồi ghé với mẹ nhưng vẫn thấy rộng rãi ấm cúng và thích thú. Xung quanh những hàng ghế đa đầy ắp người. Những bạn nhỏ ở tuổi tôi đến từ lúc nào trông thật đông vui. Ban nào cũng ăn diện thật sặc sỡ và đẹp mắt. Các bạn trai đều mạc áo trang, quần sam màu và bỏ áo trong quần. Các bạn gái thường mặc váy và trên mái tóc những nơ xanh, nơ đo như những cánh bướm nhiều màu. Trên cổ các bạn đỏ chói chiếc khăn quàng thắm. Ai cũng chăm chú hồi hộp đưa mắt hướng về sân khấu đang bị mọt tấm màn nhung đỏ che lấp. Âm thanh ồn ào náo nhiệt như ong vỡ tổ dần dần lắng xuống khi tiếng loa thông báo chỉ còn một ít phút nữa thì khai mạc.

Màn từ từ kéo ra, ánh điện sáng trưng trên sân khấu. Những dòng chữ son đỏ chói loang loáng trên tấm phông màu xanh dịu. Âm nhạc trỗi lên. Và sau đó chị giới thiệu chương tnnh đẹp như một cô tiên giáng trần với chiếc áo dài đỏ rực thểu hình những bông hoa lấp lánh kim tuyển ra chào mọi người. Chị cất giọng thật thanh thoát nhẹ nhàng giới thiệu thứ tự những tiết mục tham gia.

Lần lượt các tiết mục được ra trình diễn. Nếu không có lời giới thiệu tên và lớp của các bạn thì toi không biết được người đàng đứng trên sẩn khấu là ai. Dưới những luồng ánh sang luôn thay màu rực rỡ, với những bộ quần áo đẹp nhất mà các bạn mặc, và không khí như thực như mơ của âm nhạc... tôi không hình dung nổi các bạn tôi ở chung trường, chung lớp lại đẹp đến mức vậy và đặc biệt là lại tài đến như vậy.

Bạn Hà mở đầu bằng tiết mục ngâm bài thơ: Bếp lửa của Bằng Việt. Giọng trầm bổng ngọt ngào đừá tôi về với nội tôi. ôi ước gì nội cũng có mặt ở đây. Có lẽ tôi sẽ nhoài người sang hôn nội và ôm riết ĩìọi trong bàn tay bé bỏng của mình. Chắc không cần noi nội cũng hiểu được lòng kính trọng, niềm yêu thương, phần nào sự ăn năn ân hận của tôi với những lỗi lầm với nội. Bạn Hà đang nói giùm tôi tình cảm thương hà biết mấy của cháu bà đó, nội à...

Rồi bạn Trang lên kể cho chúng tôi nghe câu chuyên Cô bé quàng khăn đỏ. Câu chuyện đa được cô giáo giang rồi mà nghe kể lại chúng tôi không giảm một chút hứng thú nào. Chung tôi hồi hộp theo dõi từng chi tiết. Khi thì niềm vui, lúc thĩ nỗi buồn, khi thì niềm kinh hãi. Điều kì lạ là chỉ bằng giọng nói của mình mà Trang đã làm cho tôi thấy bạn cứ luôn đổi khác cấc vai trên sân khấu. Ẹhi bạn cúi chào mọi người, tôi còn dụi mắt để xem mình có nhầm không, ủa, mà mới đây tôi còn thấy một người già, một cô bé và rõ ràng cả con sói xám nữa cơ... Thế mà tất cả chỉ mình bạn Trang thôi. Bạn khong thay đổi y phục mà chỉ thay giọng nói. Kì lạ quá hà!

Ấn tượng sâu sắc nhất là lúc Quỳnh Như, lớp trưởng lớp tôi, một bạn học giỏi văn nhất trường lên đọc và ngâm bài thơ Lượm của Tố Hữu.

Bạn lên sân khấu với dáng điệu rụt rè bẽn lẽn. Mới ra chào mọi người mà tôi đã thấy bạn lúng túng ghe. Mấy sợi tóc may chưa chi đã dính bết vào trán rồi...

Hôm nay bạn “diện” thật đẹp. Chiếc váy xanh khoe đôi chân thon thả với bít tất màu hồng và đôi giày trắng. Chiếc áo trắng tinh và khăn quàng đỏ ngay ngắn trên vai, cả một chú bướm vàng băng vải to tướng cũng bẹ vệ năm yen trên đỉnh đầu.

Quỳnh Như bắt đầu ngâm thơ, giọng hơi run:

Chú bé loắt choắt ■ Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt

Dáng vẻ nhút nhát ban đầu đã mất. Bạn thật tự tin. Vừa đọc cô bé vừa nhảy ngó nghiêng trên sân khấu. Dáng đi của bạn thật nhanh nhẹn mà hồn nhiên. Thật là một con chim chích Nhảy trên đường vàng. Giọng đọc truyền cảm và vui tươi. Các từ láy được nhấn mạnh theo mỗi bước chân sẩo và cái nghiêng người đu đưa của Quynh Như.

Rồi bạn dừng lại như đang gặp người nào. Sau đó là giọng kể thật hồn nhiên của một lời tâm sự. bạn vừa cười vừa kể như thể cổ một người chú ở trước mặt.

Cháu làm liên lạc Vui lắm chú à...

Thoắt chốc, giọng của bạn đã chuyển sang lối nói mới. Không một ai buồn cười khi bạn nghiêm mật mà đĩnh đạc rắn rỏi: “Thôi, chào đồng chí”... Quỳnh Như nghiêng người lại, giơ tay ra chào nhưng ánh mắt lại đượm vẻ tinh nghịch.

Và bây giờ, giọng của Quỳnh Như trầm hẳn xuống. Tiếng nhạc ngừng hẳn. Sân khấu như thu nhỏ lại bởi một vòng ánh sáng nhạt bão quanh người biểu diễn. Cô bé vui tươi giờ đây u buồn và giọng đọc thơ trầm lắng đau xót. Bạn ấy đang diễn tả cái diet của Lượm:

Bỗng lòe chớp đỏ Thôi rồi Lượm cá Chú đồng chí nhỏ Một dòng máu tươi

Vẻ hốt hoảng, bàng hoàng hiện lên trên mặt Quỳnh Như. Giọng ngâm của bạn như có tiếng nức nở nghẹn ngào. Dưới ánh sáng dịu của đèn, tôi thấy đôi mắt của Như long lanh ngấn nước.

Cả phòng im phắc như đang tưởng niệm cái chết của Lượm. Nghe đâu đây tiêng sụt sùi của vài bạn gái đa cam. Nhìn lên mẹ, tôi thay người cũng ngồi bất động như một pho tượng. Tự dưng, mắt tôi cay cay... QÙynh Như đang siết chặt bàn tay, ánh mắt rừng rực lửa hận như nói cùng Lượm.

Cháu nằm trên lúa Tay nắm chặt bồng...

Và giọng bạn bỗng dài ra: Lượm ơi, còn không?

Thật kì diệu, trong lúc tâm hồn mọi người đang bị đè nặng đến ngat thở thì hình ảnh của Lượm lại vui tươi hồn nhiên xuất hiện. Nhạc lại troi dậy. Ánh sáng lại rực rỡ và Quỳnh Như lại nhảy chân sáo với cai đầu nghiêng nghiêng bím tóc. ôi Lượm đâu có chết, Lượm đã được tái sinh:

Chú bé loắt choắt Cái xắc xính xinh...

Giọng đọc tuy không to hơn, không vui hơn như đoạn đầu, nó không buồn mà thạt đằm thắm, rắn rỏi. Tình cảm của Tố Hữu với Lượm quả la đã được cô học trò lớp sáu thể hiện thật trọn vẹn với tất cả hồn mình.

Khi Quỳnh Như kết thúc tiết mục, cúi xuống chào mọi người thì những tràng pháo tay tán thưởng vang lên như sấm. Những bó hoa được các cô chú Nhà Văn hóa đưa lên trao tặng. Quỳnh Như lại bẽn lẽn run run cầm những bông hoa đỏ.

Chúng tôi ra về và ai cũng có cảm tình với Quỳnh Như. Mẹ tôi cứ khen bạn ấy hoài khiến tôi thật mac cỡ. Bởi học lớp sáu rồi mà tôi vẫn còn đọc ề à va lặp. Tôi tự hứa với mình là sẽ siêng năng tập đọc nhiều hơn. Và biết đâu sẽ có một ngày mẹ tôi lại chẳng tấm tắc và tự hào: “Con mẹ đọc hay quá!”.