LÀM VĂN
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Kể chuyện
  • Truyện ngắn Chiếc Mặt Nạ của tác giả Kinh Luân

Truyện ngắn Chiếc Mặt Nạ của tác giả Kinh Luân

Hồi tivi chiếu phim Tây du ký, bọn nhóc trong xóm tui mê phát khùng. Gặp nhau toàn nói chuyện phim như Tề Thiên, Tam Tạng... Nói chán, tụi tui chuyển sang “tái hiện” những chuyện được xem trên tivi.

Tui vốn hay được giao vai yêu quái vì dám trét lọ nghệ đầy mặt cho giống. Nhưng chỉ vài hôm thì thằng Tèo Lùn được mẹ nó đi chợ huyện mua cho cái mặt nạ xanh đỏ, có cọng dây thun để mang vào tai, nhìn ngầu hết biết. Thế là vị trí yêu quái của tui phải nhường cho nó. Tui buồn thúi ruột.

Ông Chín Đờn Cò cùng xóm ngày xưa là tài tử cải lương tận trên Sài Gòn. Già cả, hổng ai kêu đi hát nữa, ông về quê làm ruộng với con cháu. Hôm nào sáng trăng, ông cũng trải chiếu giữa sân mang cây đờn cò ra ca mấy đoạn khiến ai nghe cũng bụồn nẫu ruột. Nhưng tui đâu quan tâm đến chuyện đờn ca, mà là một chiếc mặt nạ mà có lần sang chơi tui để ý thấy ông Chín cất kĩ trong tủ. Có được nó, yêu quái thằng Tèo Lùn làm sao sánh bằng yêu quái tui. Trưa nọ, canh ông Chín đang lui cui nhà sau nấu nước, tui phi thân nhanh hơn cả cân đẩu vân của Tề Thiên, lẹ tay chôm chiếc mặt nạ mang về giấu kĩ.

Đêm đó, đứa nào thấy cái mặt nạ của tui cũng hết hồn. Không chỉ rực rỡ, vằn vện rất oai phong, nó còn ăn đứt cái mặt nạ của thằng Tèo vì làm bằng da, chứ không phải giấy bồi. Chiếm lại được vai yêu quái đang huênh hoang, tui bỗng nghe giọng nhỏ, già nua cất lên từ phía sau: “Thằng Quấy ăn thịt Đường Tàng xong, đem cái mặt nạ lên trả ông, nghen mậy”. Trời ơi, ông Chín đứng cạnh tui hồi nào mà tui hổng biết gì ráo trọi. Dạ, con nhớ!” - Tui lí nhí. Ong Chín lầm lầm bỏ đi. Con yêu quái tui xẹp nhanh như bị xì hơi. Mặc tụi bạn kêu oai oái, tui bỏ dở tập phim đang “đóng”, ôm cái mặt nạ lủi thủi sang nhà ông Chín.

Rón rén bước vô căn nhà nhỏ, tui luôn miệng xin ông Chín đừng méc ba tui. Ông nghiêm mặt: “Bây lại đây, tao kể cho nghe cái này!”.

Tối đó tôi được nghe gần như cả cuộc đời của một người kép hát già. Trên sân khấu cân đai mũ mão huy hoàng, chứ thiệt ra, tiền đi hát, chỉ đủ ăn, rồi dành dụm mua phục trang biểu diễn. “Vua chúa mà lắm bữa phải ăn cơm nguội, uống trà đá cầm hơi đó con!” - Ong Chín thở dài. Cái mặt nạ tui ăn cắp là cái mặt nạ duy nhất ông giữ lại được suốt cuộc đời kép hát của mình.

Ông Chín xoa nhẹ tóc tui: “Con lấy mặt nạ chơi cũng được. Nhưng ráng giữ, đừng làm rách của ông nghen!”. Tui im lặng một lúc lâu rồi mới hỏi cắc cớ: “Ong Chín à, sao nghề của ông cực vậy mà ông vân nhớ nó? Con thấy đêm nào sáng trăng ông cũng ca, ông vẫn giữ cái mặt nạ này. Ong yêu nó lắm hả ông?”. Ong Chín sững lại, rồi trả lời tui rất kì cục: “Quấy à, cảm ơn con nghen!”. Tui nghiêng đầu: “Sao ông Chín lại cảm ơn con kì dzậy?” Ông Chín mỉm cười: “Suốt mấy năm, ông chỉ giận cái nghề này đã làm ông cực khổ cả một đời, mà không nhớ là thực ra ông đã yêu nó, đến giờ vẫn yêu lắm! Con nhắc ông nhớ ra, nên ông cảm ơn con!”.

Năm đó, làng tui vui hẳn lên vì có ông Chín đứng ra tổ chức một đội cải lương. Khi xem một vỏ' diễn có một vị tướng đeo mặt nạ ca hát rất ngọt bà con cắc cớ hoài, không hiểu là ai. Chỉ có mình tui biết.