399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM
Tranh Hàng Trống, nhất là tranh thờ được vẽ bằng tay, không có bản mẫu khắc bằng gỗ như tranh Đông Hồ, nên việc lưu giữ rất khó khăn. Nếu nghệ nhân già mất đi mà không truyền nghề cho con cháu thì sẽ thất truyền.
Chuẩn bị cho 1000 năm xây dựng Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội (1010 - 2010), Viện Bảo tàng Mĩ Thuật Việt Nam kết hợp với hai nhà SƯU tầm, tổ chức cuộc triển lãm quy mô với gần 400 tranh thơHàng Trống và hơn 40 hiện vật của các thầy cúng miền núi phía Bắc Việt Nam: Nguyễn Thị Nhung sinh năm 1978, tốt nghiệp khoa Pháp, (Đại học Ngoại ngữ Hà Nội). Tình yêu và sự cảm mến các giá trị di sản văn hóa dân tộc giúp chị SƯU tầm được rất nhiều hiện vật đặc sắc trong suốt 5 năm qua, trong đó có rất nhiều bộ tranh quý. Bác sĩ Mark s. Rapoport sinh năm 1946 tại New York, (Hoa Kì). Tấm lòng yêu di sản văn hóa, nghệ thuật đã giúp ông SƯU tầm được nhiều hiện vật rất có giá trị, trong đó có nhiều tranh thờ Hàng Trống được tuyển chọn trong cuộc triển lãm này.
Theo ông Trương Quốc Bình, Giám đốc Bảo tàng Mĩ thuật Việt
Nam: “Mọi người sẽ có sư nhận thức mới về tranh Hàng Trống. Lâu nay người ta chỉ biết tranh Hàng Trống là sản phẩm mĩ thuật phục vụ cho tầng lớp thị dân kinh kì trong dịp Tết Nguyên đán và tranh thờ nói chung. Cuộc triển lãm cho thấy tranh Hàng Trống phong phú hơn rất nhiều, không chỉ là những bản ván khắc, mà còn là những bức tranh phục vụ đờị sông tâm linh đồng bào các dân tộc miền núi”.
Tín ngưỡng nguyên thủy thờ tổ tiên và thần linh là một phong tục cổ truyền, tự nhiên của nhiều dân tộc trong khu vực Đông Nam A, trong đó có Việt Nam. ơ đồng bằng là tranh thờ của người Kinh, ở miền núi phíạ Bẩc là tranh của các dân tộc Tày, Nùng, Dao, Cao Lan...
Từ khoảng năm 1750 đến năm 1960, vì không thể tự vẽ, đồng bào dân tộc Cao Lan-Sán Chay, Dao, Tày, Nùng, Sán Dìu đã về Hà Nội đặt thợ Hàng Trống giúp họ vẽ tranh thờ, hoặc các nghệ nhân Hàng Trống xưa thường rủ nhau lên giúp đồng bào dân tộc vẽ tranh trong những lúc nhàn rỗi. Những bức tranh này được sử dụng trong rất nhiều lễ nghi khác nhau như: lễ cúng chay, lễ tang, lễ thủy lục đạo tràng, lễ cấp sắc, lễ cầu mùa, lễ Tam Nguyên... và mang đậm mầu sắc Phật giáo và Đạo giáo.
Hiện nay, chỉ còn duy nhất một nghệ nhân Hàng Trống vẫn còn vẽ tranh là ông Lê Đình Nghiêm, 60 tuổi, hiện đang công tác tại Bảo tàng Mĩ Thuật Việt Nam. Ong cho biết, vào khoảng đầu những năm 60, rất nhiều đồng bào dân tộc Dao và Cao Lan ỏ' các vùng Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Yên Bái, Lào Cai,... xuống đặt cụ thân sinh ra ông và các nghệ nhân Hàng Trống khác vẽ tranh. Họ thường mang mộc nhĩ, nấm hương, măng khô, gạo nếp nương... để trả công cho các nghệ nhân. Trong bộ sưu tập ở triển lãm lần này, ông nhận ra có hai bức tranh “Tứ Phủ Công Đồng”và “Ngọc Hoàng Thượng Đế”là tác phẩm của cụ thân sinh ra ông.
Những bức tranh dân tộc cổ trước kia thường được vẽ trên nền giấy dó với những mầu sắc truyền thống. Màu truyền thống rất khó làm và đắt tiền, để làm được mầu đỏ, người thợ vẽ phải mài son thật mịn, trộn son với nước bồ kết, sau đó với nhựa thông. Cũng tương tự như mầu đen thường được làm từ da trâu trộn với nhựa thông... Còn người thợ Hàng Trống xưa thường dùng các mầu in tranh lấy từ thiên nhiên như thái thanh lam, hoa hiên, thái thanh lục, son... Nghệ nhân Hàng Trống vẽ tranh thò' cho đồng bào dân tộc miền núi phía Bắc bằng nhiều chất liệu giấy khác nhau (giấy dó, giấy báo, giấy tàu bạch) kết hợp cả màu thiên nhiên và phẩm mầu. Để vẽ được một bộ tranh, người ta phải tốn rất nhiều thời gian và tâm sức. Người thầy cúng chỉ đặt vẽ tranh khi họ không thể tự vẽ được cho mình, hoặc bộ tranh họ đang sử dụng đã quá rách nát. Ngày nay, người thầy cúng không còn về Hà Nội đặt vẽ tranh nữa. Có trường hợp những người thầy cúng của dân tộc Tày vẽ tranh giúp cho thầy cúng của dân tộc khác. Trước khi vẽ một bộ tranh mới, thầy cúng luôn phải làm lê đặt bộ tranh mâu trước gương để thu hồn của các vị thần trong tranh vào gương, và sau khi vẽ xong tranh, họ lại làm một lễ khác để thu hồn của các vị thần từ chiếc gương vào bộ tranh mới, để làm cho bộ tranh mới trở nên linh thiêng.
Theo ông Phan Ngọc Khuê, họa sĩ - nhà nghiên cứu tranh dân tộc Việt Nam: “Tranh thờ Hàng Trống của đồng bào dân tộc thiểu số có giá trị nghệ thuật văn hóa rất quý báu, sẽ giúp cho các nhà nghiên cứu mĩ thuật và lịch sử trong công tác nghiên cứu lịch sử nghệ thuật dân tộc học. Đây là cuộc triển lãm mĩ thuật đầu tiên về tranh thờ dân tộc do thợ Hàng Trống vẽ.”
Tranh thờ Hàng Trống của các dân tộc Dao, Cao Lan-Sán Chay, Sán Dìu, Tày, Nùng có đề tài về thần linh Phật giáo và Đạo giáo. Tiêu biểu như trong lễ cấp sắc của người Dao hoặc Cao Lan họ sử dụng rất nhiều bức tranh khác nhau nhưng không thể thiếu được bộ tranh Tam Thanh. Người dân tộc Cao Lan cũng sử dụng rất nhiều tranh trong lễ cấp nhà táng nhưng không thể thiếu được tranh Địa Tạng Vương Bồ Tát.Vào ngày 2-2 âm lịch, đồng bào Cao Lan-Sán Chay luôn dùng tranh Thần Nông và tranh Địa Trạch trong lễ cầu mùa.
Theo như bà Nguyễn Bình Minh, Phó Giám đốc Viện Bảo tàng Mĩ thuật: “Lần đầu tiên tôi được tiếp xúc với tranh thờ Hàng Trống của người dân tộc thiểu số, đây là những tài liệu nghiên cứu rất quý giá”. Cuộc triển lãm là nơi hội tụ tinh hoa văn hóa vô cùng đặc sắc của đồng bào các dân tộc miền núi. Các bức tranh Hàng Trống được tuyển chọn đem đến cho người xem sự cảm nhận sâu sắc hơn về đời sống tâm linh, cũng như khát vọng đạt tới những giá trị cao đẹp của những người dân gắn bó với cuộc sống thanh bình trên những rặng núi cao.