LÀM VĂN
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Kể chuyện
  • Tóm tắt và nhận xét truyện Cô bé bắn diêm hay

Tóm tắt và nhận xét truyện Cô bé bắn diêm hay

Đề bài: Em hãy tóm tắt ngắn gọn truyện ‘Cô bé bán diêm’ và nêu nhận xét của mình. 'ái cảnh thương tâm diễn ra cuối cùng là em ngồi giữa một góc phố trong đêm giao thừa với sự tương phản gay gắt trong cuộc sống...'

Bài làm

1.                    Tóm tắt câu chuyện:

‘Cô bé bán diêm’ là chuyện kể về số phận của một em bé nghèo khổ, phải đi bán diêm để sống. Vào một đêm giao thừa tuyết rơi, bầu trời tối tăm, em bé phải đi chân đất trên tuyết lạnh, chân em đỏ ửng tồi tím bầm lại. Em cố tìm nơi nhiều người qua lại để bán diêm, nhưng mọi người chẳng ai đoái hoài đến em, họ vội vã về nhà để tránh cái lạnh ghê người. Vừa đói, vừa rét, nhưng không thể trở về khi không bán được bao diêm nào vì em sợ bố đánh. Mệt mỏi quá, em đành ngồi tựa vào góc tường cạnh ngôi nhà sáng rực ánh đèn có mùi ngỗng quay thơm nức!

Đói, rét, em bé nảy ra ước mơ, mộng tưởng qua mỗi lần quẹt diêm. Trong ánh sáng của que diêm, những giấc mơ của em thật đẹp, nhưng cũng thật mong manh vì một que diêm phỏng cháy được bao lâu? Cuối cùng khi tất lửa thì mọi thứ đẹp đẽ (chẳng qua là ảo ảnh) đều vụt tan biến đi ngay.

Và cuối cùng em bé đã chết dưới lớp tuyết dày khi mơ thấy bà nội cầm tay em bay vụt lên cao, cao mãi, chẳng còn đói rét đau buồn đe doạ nữa.

Tác giả như muốn đối chiếu cảnh đói rét khôn cùng của em bé bán diêm với cảnh sống sung túc, hoan hỉ của mọi nhà vào đêm giao thừa. Dường như tất cả đều quay lưng lại, thờ ơ với cuộc đời của em. Em đã thực sự bị bỏ rơi giữa cuộc đời no đủ, giàu sang. Đó là ý nghĩa nhân đạo của tác phẩm, là tấm lòng của An-đec-xen với những cuộc đời khốn cùng khổ đau.

2.                    Nhận xét:

1.                    Truyện ‘Cô bé bán diêm’ có thể chia làm ba phần:

a)         Từ đầu đến khi em bé bán diêm ngồi trong góc tường tối tăm, giá lạnh.

b)         Từ lúc em quẹt que diêm thứ nhất đến lúc em mơ thấy hai bà cháu bay vụt lên cao... ‘Họ đã về chầu Thượng Đế’.

c)         Em bé đã chết trong ảo ảnh.

2.                    Để chống lại cái rét em đã quẹt diêm năm lần, mỗi lần quẹt diêm lại hiện ra một cảnh tượng mới, đẹp đẽ theo mộng tưởng của em:

+ Lẩn thứ I: Em tưởng như mình đang ngồi trước lò sưởi ấm áp.

+ Lần thứ 2: Em như thấy trước mắt mình một bàn tiệc đón giao thừa có ngỗng quay.

+ Lần thứ 3: Em thấy trước mắt mình một cây thông Noen lộng lẫy.

+ Lần thứ 4: Em sung sướng thấy bà nội đang mỉm cười với em.

+ Lần thứ 5: Em thấy bà cầm lấy tay em, rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi.

3.                    Tác giả xây dựng hình tượng em bé bán diêm với một sự cảm thông sâu sắc: Hoàn cảnh của em là gia đình sa sút, em ở với cha trên căn gác sát mái nhà, một chỗ ở không thể coi là mái ấm vì dột nát, gió lùa vào rét thấu xương và luôn có những trận chửi mắng. Hình ảnh của em còn tội nghiệp hơn: đầu trần, chân đất, quần áo cũ kĩ, trước ngực đeo tạp dề đựng diêm đi bán suốt ngày lang thang, bụng đói, cật rét, lo sợ bố đánh vì không bán được diêm.

Cái cảnh thương tâm diễn ra cuối cùng là em ngồi giữa một góc phố trong đêm giao thừa với sự tương phản gay gắt trong cuộc sống, giữa xó tối tăm và căn nhà sáng đèn lộng lẫy, giữa đói rét và sự ấm no, đầy đủ (mâm cỗ giao thừa có con ngỗng quay), giữa cảnh mọi người rảo bước quay về tổ ấm với hình ảnh em bé đơn độc, lủi thủi, lang thang. Sầu xa hơn nữa là giữa quá khứ yên vui sung túc với hiện tại sa sút chia lìa, giữa mộng ảo huy hoàng và thực tế tối tăm, khốc liệt.

4.                    Em đã chết thảm thương trước sự lạnh lùng của cảnh vật và con người! NhUng cái chết của em không gây ấn tượng nặng nề, bởi cái không khí của ngày cuối năm, quy luật phát triển của tự nhiên, đã bao trùm lên nó. Hình ảnh cuối cùng của em (má hồng, môi mỉm cười), đặc biệt là những điều kì diệu mà tác giả miêu tả từ sự ra đi của em, là yếu tố làm cho câu chuyện có dáng dấp truyện cổ tích.

Nhà văn chỉ miêu tả mà không trực tiếp bình luận. Nhưng ý nghĩa khách quan toát ra từ tác phẩm là mối thiện cảm của tác giả với em bé bán diêm. Cuộc sống bất hạnh đã đẩy em vào cảnh ngộ đáng thương, nhưng trước sau em vẫn là một tâm hồn ngây thơ, trong sáng, đẹp đẽ.