LÀM VĂN
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Thuyết minh
  • Thuyết minh về một món đồ dùng sinh hoạt

Thuyết minh về một món đồ dùng sinh hoạt

Đề: Hãy giới thiệu một đồ dùng trong sinh hoạt. 'Một số loại vải bằng sợi tổng hợp và lụa nếu để khô mà là, sẽ nhiễm điện (tĩnh điện) rất mạnh và dính theo bàn là. Đôi với loại vải lụa này là phải phun nước cho ấm...'

Thuyết minh về một món đồ dùng sinh hoạt

Bài làm

BÀN LÀ

1. Cấu tạo

Bàn là điện gồm các bộ phận sau:

a.             Nguồn sinh nhiệt: trong bàn là có một sợi dây điện trở bằng hợp kim crôm - niken. Tùy theo từng hãng sản xuất mà sợi dây này có dạng khác nhau. Có trường hợp dùng sợi dây tiết diện tròn quấn dưới dạng lò xo, được đặt cách điện với vỏ. Có trường hợp sợi dây dẹt, quấn quanh tấm mica và cách điện với vỏ.

b.             Vỏ: làm bằng hợp kim của nhôm hoặc sắt mạ kền. Mặt dưới bàn là phẳng và nhẵn bóng.

c.             Bộ phận phun hơi nước: một số bàn là có bộ phận đế phun hơi nước vào vật được là. Bộ phận chứạ nước nằm trong thân bàn là. Khi cắm điện vào, bàn là nóng làm nước sôi lên và hơi nước phun ra ở 2 lỗ nằm tại mặt dưới bàn là.

d.             Bộ phận điều chỉnh nhiệt độ: bộ phận này gồm một rơle dạng băng kép. Khi bàn là nóng đến một nhiệt độ nào đấy thì băng kép cong đi và tiếp điểm bị tách ra, mạch diện bị cắt. Khi bàn là nguội đến nhiệt độ quy định, băng kép lại trở về vị trí cũ và lại đóng mạch điện.

Bộ phận điều chỉnh được bố trí bằng 1 núm vặn trên thân. Khi xoay núm này ta làm cho tiếp điểm chóng hoặc chậm được ngắt.

đ. Đèn báo hiệu: Ớ trong tay cầm bàn là thường có một đèn báo,

khi có điện vào bàn là thì đèn sáng.

2.             Sử dụng và bảo quản

Trước khi sử dụng cần kiểm tra đế bảo đảm an toàn.

-              Kiểm tra dây dẫn điện xem có bị hở không?

-              Kiểm tra xem có rò điện ra vỏ bàn là không?

-              Đặt núm điều chỉnh nhiệt độ ở vị trí thích hợp với loại vải cần là.

-              Đồ nước vào lỗ quy định của bộ phận chứa nước đề phun vào vật cần là (nếu có).

-              Cắm điện vào bàn là, chờ vài phút cho nóng thì dùng.

-              Trước khi dùng phải lau mặt bàn là để không bị rây bẩn ra vật định là.

-              Một số loại vải bằng sợi tổng hợp và lụa nếu để khô mà là, sẽ nhiễm điện (tĩnh điện) rất mạnh và dính theo bàn là. Đôi với loại vải lụa này là phải phun nước cho ấm trước khi là.

-              Khi ngừng là hoặc là xong, phải để bàn là lên một vật kê chịu được nhiệt độ cao và nhẵn đề’ không làm xước mặt bàn là.

-              Khi dùng xong phải rút bàn là ra khỏi mạch điện đế tránh xảy ra tai nạn hoặc hư hỏng bàn là.

3.             Những hư hỏng đơn giản, cách sửa chữa

-              Bàn là dùng lâu thường bị đứt ngay ở hai đầu dây điện trở. Ta tháo ra, cạo sạch đầu dây và vít vặn, sau dó lại vặn chặt vào.

-              Nếu bị đứt ở giữa, ta cạo sạch hai đầu, vặn xoắn vào nhau đoạn dài độ 2cm sau đó lấy dây đồng lmm quấn chặt ra ngoài.

-              Trường hợp dây đốt nóng hỏng mà không thề’ nối được nưa, có thế’ thay thế bằng dây đốt nóng có tiết diện tròn quấn thành lò xo và đặt trong hạt cườm sứ cách điện rồi đế trong thân bàn là. Có thể tham khảo chiều dài dây tùy thuộc đường kính ở mục trên.

Sau một thời gian dùng, tiếp điểm ở bộ phận điều chỉnh nhiệt độ bị hỏng, ta lấy giấy mịn đánh sạch tiếp điểm

* Chú ý: khi tháo chữa, cần để núm điều chỉnh ở nhiệt độ thấp nhất (trừ vị trí 0). Vì lúc đó tiếp điểm của bộ phận rơle vừa tiếp xúc nhau.