399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM
Toàn bộ nhà sàn được dựng bằng vật liệu tự nhiên: gianh, tre, nứa, gỗ... Mặt sàn dùng tre hoặc gỗ tốt bền ghép liền nhau, liên kết ở lưng chừng các hàng cột. Gầm sàn là kho chứa củi và một số nông cụ, nơi nuôi thả gia súc hoặc bỏ trống. Không gian của nhà gồm ba khoang. Khoang lớn ở giữa thuộc phần cốt lõi của căn nhà dùng để ở, nơi này có thể ngăn thành một số buồng nhỏ, ở giữa đặt một bệ đất vuông rộng, trên bệ là bếp đun và sưởi ấm. Hai khoang đầu nhà, bên này gọi là “tắng quản”, dùng để tiếp khách, hoặc dành cho khách ở, bên kia gọi là “tắng chan”, lộ mái, khá rộng, đặt các ống nước dùng để rửa chân tay, chuẩn bị vật dụng đun nước, nấu ăn... Hai đầu nhà có cầu thang làm bằng gỗ hoặc dùng một cây bương lớn đẽo thành từng khấc thay bậc thang.
Nhà sàn tồn tại ở một số nơi trên thế giới, đặc biệt phổ biến ở miền núi việt nam và đông nam á. Loại hình kiến trúc này xuất hiện vào khoảng đầu thời đại đá mới, rất thích hợp với những nơi cư trú có địa hình phức tạp như ở lưng chừng núi hay ven sông, suối, đầm lầy. Nhà sàn vừa tận dụng được nguyên liệu tại chỗ để giải quyết mặt bằng sinh hoạt, vừa giữ được vệ sinh trong nhu cầu thoát nước, lại vừa phòng ngừa được thú dữ và các loại côn trùng, bò sát có nọc độc thường xuyên gây hại. Trong các ngôi nhà trệt thuộc loại hình kiến trúc dân gian của người việt và nhiều dân tộc khác còn lưu lại dấu ấn của nhà sàn. Nhà thủy tạ bao giờ cùng phải là nhà sàn.
Nhà sàn của các dân tộc mường, thái và một số dân tộc ở tây nguyên trên đất nước việt nam chúng ta đạt trình độ cao về kĩ thuật và thẩm mĩ không chỉ để ở, để sinh hoạt cộng đồng mà nhiều nơi đã trở thành điểm hẹn hấp dẫn cho khách du lịch trong nước và thế giới. (theo bảo tàng dân tộc học việt nam và từ điển bách khoa việt nam)