LÀM VĂN
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Thuyết minh
  • Thuyết minh về loại nhạc cụ dân tộc- Sáo Trúc

Thuyết minh về loại nhạc cụ dân tộc- Sáo Trúc

Đề bài: giới thiệu, thuyết minh những nhạc cụ dân tộc độc đáo. 'Ngày nay, cây sáo trúc được cải tiến với 10 lỗ bấm, có khả năng thể hiện linh hoạt hơn, đủ mọi loại bài bản...'

Bài Làm

SÁO TRÚC

Từ bao đời nay, sáo trúc đã gắn bó với đời sống văn hóa, tinh thần, của người Việt Nam từ Bắc vào Nam, từ đồng bằng đến trung du. Có thể nói rằng sáo trúc là hình ảnh tượng trưng cho đồng quê Việt Nam bốn mùa yên ả.

Sáo có từ bao giờ? Chưa có bằng chứng nào để trả lời, song có thể nói rằng, sáo trúc đã xuất hiện từ rất sớm. Hình chạm nổi trên phiến đá chân cột chùa Phật Tích (Hà Bắc) xây dựng vào thời Lí (khoảng thế kỉ thứ XI) đã miêu tả một dàn bát âm cổ, trong đó có người đang biểu diễn sáo trúc. Với vật liệu chính là một ống trúc, tre có đường kính chừng l, 5cm chiều dài chừng 3cm, trên thân ông, người ta khoét một lỗ thổi, 6 hoặc 10 lỗ bấm (tùy theo ý muôn làm sáo cổ hay sáo đã cải tiến) người ta đã có trên tay một nhạc cụ rất giàu khả năng diễn đạt cung bậc, sắc thái phong phú tinh tế trong tâm hồn người Việt Nam.

Ngày nay, cây sáo trúc được cải tiến với 10 lỗ bấm, có khả năng thể hiện linh hoạt hơn, đủ mọi loại bài bản, ở các loại giọng, với âm vực rộng trên hai quãng tám (trong khai cây sáo cổ chỉ có âm vực một quãng tám). Sáo trúc có thể tham gia độc tấu các bản nhạc phức tạp, đệm cho hát, hòa tấu với các dàn nhạc cổ truyền, dàn nhạc nhẹ, dàn nhạc thính phòng, dàn nhạc giao hưởng. Với âm sắc độc đáo, giàu màu sắc dân gian, sáo trúc không chỉ được người nghe trong nước yêu thích mà còn chiếm được cảm tình của các bạn bè quốc tế.