399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM
Bài Làm
KHÈN
Khèn là loại nhạc cụ hết sức quen thuộc của đồng bào các dân tộc, Thái, Mường, Lào, H’mông... Người Mường thổi khèn đệm cho những điệu hát Thường, Đang. Người H’mông dùng tiếng khèn để giao duyên trai gái và làm đạo cụ cho những điệu múa khèn.
Khèn có nhiều loại như: khèn Thái, khèn Mường, khèn Lào, khèn H’mông... Đó là loại nhạc cụ thuộc bộ hơi có câu trúc khá phức tạp, gồm nhiều
ống trúc xếp cạnh nhau một đầu cắm xuyên qua bầu gỗ hình bắp chuối làm hộp cộng hưởng. Khèn H’mông có 6 ống, khèn Thái có 12 ống, có khi tới 14 ống, bó thành 2 hàng, gọi là khèn bè... Khèn bè có thể thổi thành bè, có bè giai điệu, có bè trầm. Thông thường, có âm kéo dài hoặc lặp đi lặp lại tạo thành âm nền trì tục.
Có thể nói rằng khèn là một trong những nhạc cụ ra đời từ rất sớm ngay từ những buổi đầu dựng nước. Bằng chứng là, trên các hình chạm khắc của trống đồng, người ta thấy hình ảnh người thổi khèn tham gia vào nhóm người nhảy múa và thường đứng ở CUỐI hàng. Người ta cũng tìm thấy một tượng đồng miêu tả cảnh hai người cõng nhau vừa thổi khèn vừa nhảy múa. Hình trên trống đồng cũng cho ta thấy từ xa xưa đã có hai loại khèn: loại khèn có bầu dài (như khèn H’mông) và loại khèn có bầu ngắn (nhưkhèn Thái). Trong sách lĩnh biểu lục dị, Lục Tuân, người đời Đường (khoảng thế kỉ thứ VII) đã miêu tả cây khèn, mà ông gọi là cái Sinh như sau: ‘Người Giao Chỉ lấy quả bầu khô, cắm mười ba cái ống có lưỡi gà vào mà thổi, tiếng nghe trong trẻo, hợp với luật là ‘.