399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM
Bài Làm
Đàn Nhị
Đàn nhị, có nơi gọi là đàn cò, là một nhạc cụ thuộc bộ dây, nhóm kéo bằng cung vĩ, một trong những loại nhạc cụ dân gian xuất hiện rất lâu đời ở nước ta. Trong các hình chạm trên cột đá chùa Phật Tích (Hà Bắc), người ta đã thấy cảnh người chơi nhị hòa tấu trong dàn nhạc. Đây cũng là loại nhạc cụ phổ biến trong nhiều dân tộc ở Việt Nam. Với mỗi dân tộc, nhị lại có một tên gọi, một hình thức cấu tạo khác, song, chúng vẫn thống nhất với nhau trên những nguyên tắc chung.
Âm thanh của nhị đẹp, gần với giọng người. Nhị có khả năng phong phú trong việc diễn tả những sắc thái tinh tế trong tâm hồn con người, do kĩ thuật diễn tấu của nó khá đa dạng với những ngón vuốt, nhân, rung, rồi khả năng thay đổi sắc thái, độ mạnh, nhẹ.
Nhị là một nhạc cụ không thể thiếu được trong các tổ chức dàn nhạc như phường bát âm, dàn Nhã nhạc, ban nhạc Chầu Văn, ban nhạc tài tử và các ban nhạc Chèo, Tuồng, Cải Lương..
ĐÀN TAM THẬP LỤC
Đàn Tam thập lục có một dàn cấu tạo hình thang cân với đáy ngắn chừng 65 đến 70cm, đáy dài chừng 75 đến 80cm, cạnh bên từ 45 đến 50cm. Như tên gọi, đàn Tam thập lục mắc 36 dây, theo chiều ngang của cây đàn. Mỗi dây đàn có kê ‘ngựa’ gỗ, chia thành hai âm cách nhau một quãng năm. Âm vực của Tam thập lục là nhạc cụ thuộc bộ dây, nhóm gỗ. Người chơi đàn sử dụng hai chiếc que tre gõ lên các sợi dây đàn để tạo nên âm thanh, bởi vậy khả năng diễn tấu linh hoạt, có thể tạo nên nhiều âm cùng một lúc. Đây là cây đàn có khả năng thuận lợi để chơi những bản nhạc ở tốc độ nhanh và sử dụng những kĩ thuật diễn tấu phức tạp.