LÀM VĂN
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

Thuyết mình HỒ TÂY - HỒ TRÚC BẠCH

Đề: HỒ TÂY - HỒ TRÚC BẠCH. 'Đến đời Lý (thế kỉ XI) thì hồ này đi vào lịch sử với tên Dâm Đàm tức Mù Sương. Ngày ấy vùng này còn rậm rạp, cây cối um tùm, còn có cả thú lớn như hổ, báo...'

Bài Làm

Hồ Tây rộng tới năm trăm hécta, con đường vòng quanh hồ dài tới 17 km. Địa lí - lịch sử cho rằng hồ là một đoạn sông Hồng cũ còn sót lại sau khi đổi dòng. Có thể do sông nước biến đổi như vậy mà xuất hiện nhiều truyền thuyết về tên hồ. Theo Truyện Hồ tính thì đây là hồ Xác Cáo: nguyên chỗ này là núi. Có con cáo chín đuôi tới ẩn nấp và làm hại dân. Long Quân mới dâng nước phá hang cáo, do đó đất sụt thành hồ vùi chôn xác cáo. Theo truyện Khổng Lồ có tài thu hết đồng đen phương Bắc đem về đúc chuông, tiếng vang sang Bắc con trâu vàng nghe liền vùng chạy đi tìm. Tới đây nó quấn mãi nên đất sụt thành hồ.

Đến đời Lý (thế kỉ XI) thì hồ này đi vào lịch sử với tên Dâm Đàm tức Mù Sương. Ngày ấy vùng này còn rậm rạp, cây cối um tùm, còn có cả thú lớn như hổ, báo. Thế kỉ XV, đổi tên là Tây Hồ. Lại còn có tên là Lãng Bạc và được coi như là một chiến trường thời Hai Bà Trưng chông Mã Viện. Thực ra thì Lãng Bạc, nơi diễn ra những trận đánh ngày đó không phải là vùng Hà Nội mà là vùng đất trũng xen gò đồi ở huyện Tiên Sơn, Hà Bắc. Song nếu hiểu ‘lãng’ là sóng lớn và ‘bạc’ là bến hoặc thuyền ghé bến thì Hồ Tây quả là bến có sóng lớn. về mùa giông bão, cho tới nay sông Hồ Tây cũng ghê gớm lắm.

Hồ Tây thực là thắng cảnh của Hà Nội. Từ đời Lý, Trần, các vua chúa đã lập quanh hồ nhiều cung điện làm nơi nghỉ mát, giải trí như cung Thúy Hoa, điện Hàm Nguyên, cung Từ Hoa v. v... Đời Lê Tương Dực (thế kỉ XVI) đang xây dở Cửu Trùng đài, một lâu đài cao chín tầng, bệ ngọc, mái vàng. (Năm Ị515 Tương Dực bị giết, đài bị phá). Từ lâu, Hồ Tây đã đi vào thơ, ca dao cổ với những cẩu nổi tiếng:

Mịt mù khói tỏa ngàn sương,

Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.

Thế kỉ XVI, ông nghè Thái Thuận, nhà ở mé bờ Nam hồ, từng có thơ vịnh Hồ Tây (lời dịch):

Sớm theo Cửa Bắc chuông cùng dậy,

Chiều đợi Hồ Tây chim rủ về.

Thể kỉ XVIII, Nguyễn Huy Lượng viết một bài phú dài ca ngợi: Tụng Tây Hồ phú!

Ngày nay, thi sĩ Tố Hữu cũng có những vần thơ ngợi ca vẻ đẹp Hồ Tây: Đêm qua trăng sáng cổ ngư,

Trăng đầy mặt nước, trăng như mặt người.

Trăng tươi mặt ngọc trên trời,

Ngẩn ngơ trăng gió mặt người như trăng.
 

Đường Cổ Ngư nay là đường Thanh Niên, con đường ngăn một góc Hồ Tầy thành ra một hồ biệt lập tức hồ Trúc Bạch. (Cổ Ngư còn có tên là cổ Ngự được đắp khoảng ba bốn trăm năm trở lại đây). Hồ nằm bên đất làng Trúc Yên. Dân làng có nghề làm mành mành nên nhà nào cũng trồng trúc, do vậy có tên Trúc Lâm (rừng trúc). Đời chúa Trịnh Giang (1729 - 1740) xây ở đây điện Trúc Lâm để nghỉ mát. Sau điện này lại là nơi giam cầm những cung nữ có lỗi. Những cô gái này phải dệt lụa để tự túc. Lụa đẹp, bóng bẩy, gọi là lụa trúc, chữ hán là trúc bạch. Do vậy mà thành tên.

Còn nhớ tháng 11-1968, giặc lái Mỹ Máckên cùng chiếc máy bay đã bị bắn rơi xuống hồ Trúc. Các chiến sĩ tự vệ ta đã bắt sống hắn. Nơi đó nay đã dựng một bia kỉ niệm chiến công.

Ven Hồ Tây - Hồ Trúc còn là một vùng văn hóa đầy hấp dẫn. Con đường đi vòng quanh hồ, dài trên 10 km, dẫn khách qua những làng hoa Yên Phụ, Nghị Tám, Quảng Bá, Nhật Tân... qua những nơi chùa, đền cổ kính ấp ủ bao huyền thoại: chùa Châu Long có từ đời Trần, đến An Trì nguyên là nền nhà cũ của một tướng chông giặc Nguyên. Chùa Kim Liên, nơi bà chúa Từ Hoa trồng dâu nuôi tằm: bảy cây gạo làng Nhật Tân, nơi bà Lạc Thị đời Hùng Vương sinh ra bảy con rồng: đền Sóc ở Quán L? có dấu tích Thánh Gióng, chùa Thiên Niên ở Trích Sài nơi cô gái Chàm mang tên Việt Là Ngọc Đô dạy dân nổi tiếng. Đây là một vùng văn hóa với nhiều bản sắc riêng. Và ven hồ còn có cả đền Quán Thánh, chùa Trấn Quốc mà mỗi nơi đều có một giá trị lịch sử và nghệ thuật đặc sắc.