LÀM VĂN
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Cảm nghĩ
  • Phát biểu cảm nghĩ khi đọc bài ca dao anh đi anh nhớ quê nhà

Phát biểu cảm nghĩ khi đọc bài ca dao anh đi anh nhớ quê nhà

Bài ca dao anh đi anh nhớ quê nhà vốn là của á nam trần tuấn khải, một nhà thơ đầu thế kĩ xx, sau này, nó đã được dân gian hóa. Đọc bài ca dao, em có cảm tưởng như đó là tiếng hát tâm tình tha thiết đối với quê hương của người lao động:

“anh đi anh nhớ què nhà nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương nhớ ai dãi nắng dầm sương nhớ ai tát nước bên đường hôm nao”.

Bài ca dao mở đầu bằng anh, lấy anh làm chủ thể. Nhự vậy là có chủ định tập trũng tất cả ý tình vào đó: anh xa nhà và anh nhớ quê nhà.

Quê nhà không chĩ đơn giản là quê và nhà mà nó còn mang ý nghĩa rộng hơn. Trong mỗi chúng ta đều mang nặng tình quê ấy. Bởi vậy khi đi xa, nỗi nhớ ấy thiết tha, sâu nặng:

Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương.

Đây là nét cụ thể đầu tiên của nỗi nhớ quê nhà. Cà dầm tương ăn cùng canh rau muống nấu với ít tôm hay với cua đồng là món ăn nghèo, thanh đạm nhưng mặn mà, rất quen thuộc với người nông dân

Đồng bằng bắc bộ. Xa quê, nhớ mùi vị món ăn quê hương làm cho lòng người xao xuyến biết bao! Quê hương với muôn ngàn cái tưởng như tầm thường như vậy nhưng vẫn khiến người ta thương nhớ khôn nguôi.

Hai câu thơ trên gợi ra một nỗi nhớ quê nhà với hương vị mộc mạc, dân dã mà đằm thắm, khó phai. Hai câu thơ tiếp theo là nỗi nhớ con người gắn bó với quê hương ấy:

Nhớ ai dãi nắng dầm sương nhớ ai tát nước hèn đường hôm nao.

Cuộc sống của người nông dân hàng ngàn đời nay vẫn gắn liền với công việc dãi nắng dầm sương, vất vả cực nhọc trăm bề. Nắng sương thật thấm đượm những cuộc đời nghèo khổ của người thôn dã. Ông bà, cha mẹ ta tắm sương gội nắng để kiếm cho ta miếng cơm manh áo, để tạo cho ta thể xác tâm hồn. Quê hương ấy, con người ấy hỏi.Làm sao khi xa cách, ta không thương, không nhớ?!

“ai” trong câu ca dao thứ ba là đại từ phiếm chỉ. Có thể là kẻ này người nọ nhưng tất nhiên phải có quan hệ thân thiết với người đi xa. Còn “ai” trong câu thứ tư thì chỉ có một người: người yêu hoặc người thân yêu. Nhớ người yêu trong hoàn cảnh lao động quen thuộc: “tát nước bên đường” vào một buổi sớm, một buổi chiều nào đó. Tất cả kết thành nỗi nhớ mênh mông, sâu nặng nghĩa tình.

Bài ca dao này là bài ca về tình yêu quê hương, xứ sở. Yêu quê hương là tình cảm thiêng liêng của mỗi con người. “quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người” (đỗ trung quân). Theo em, mỗi người đều có một quê hương, nhưng trong thời đại mới, ý nghĩa của hai tiếng quê hương đã dược mở rộng hơn nhiều: trên khắp mọi miền đất nước. Dù sao, bài ca dao trên muôn đời vẫn là cung đàn dịu ngọt cho mọi tấm lòng thiết tha gắn bó với quê hương xứ sở.