LÀM VĂN
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Phân tích
  • Phân tích ý nghĩa những lần Chí Phèo tới nhà Bá Kiến

Phân tích ý nghĩa những lần Chí Phèo tới nhà Bá Kiến

ĐỀ: Phân tích ý nghĩa những lần Chí Phèo đến nhà bá Kiến (được Nam cao kể lại trong truyện Chí Phèo) đối với quá trình phát triển tính cách của nhân vật Chí Phèo

BÀI LÀM

Từ khi ra tù trở về làng cho đến lúc tự kết liễu đời mình, không biết Chí Phèo đã đến nhà bá Kiến bao nhiêu lần. Trong tác phẩm Chí Phèo, Nam Cao đã kể lại ba lần Chí Phèo đến nhà bá Kiến, cũng là ba cái mốc trong sự phát triển tính cách của nhân vật trên con đường lưu manh hoá.

Chí Phèo đến nhà bá Kiến lần thứ nhất ngay hôm sau khi trở về làng. Lần ấy, Chí Phèo ra chợ ngồi uống rượu với thịt chó từ sáng đến  chiều, mà lại uông quit ăn chạc. Thịt no, rượu say, Chí Phèo cầm cái vỏ chai đến nhà bá Kiến với ý định đòi bá Kiến món nợ đời mà mây năm trước hắn đã nợ Chí Phèo khi bỗng dưng đẩy Chí Phèo vào tù. Không có bá Kiến ở nhà, Chí Phèo chỉ được đón tiếp bằng những tiếng sủa ầm I của đàn chó dữ và vẻ sợ hãi của đàn bà, trẻ con. Khi lí Cường trở về, Chí Phèo liền đập vỡ chai, lấy mảnh chai rạch mặt cho chảy máu, rồi vừa la làng vừa ăn vạ. Trong lúc lí Cường vừa lúng túng thì bá Kiên trỡ về. Vốn là tay cáo già trong việc áp bức, bóc lột người nghèo, lí Kiến mau chóng phỉnh nịnh Chí Phèo, mời Chí Phèo vào nhà, lấy rượu, giết gà, thết Chí Phèo. Xong rượu thịt, bá Kiến còn đãi Chí một đồng bạc gọi là để thuốc men. Chí Phèo quên hết lòng thù hận, vui vẻ ra về.

Chỉ mấy hôm sau đó, khi đã uống rượu hết đồng bạc mà bá Kiên cho, Chí Phèo lại tìm đến nhà bá Kiến, cầm theo một con dao nhỏ. Chí Phèo xin bá Kiến lại cho đi ở tù vì “ở tù sướng quá”, không phải lo lắng, nêu

không thì Chí Phèo sẽ đâm chết vài thằng đé được đi ở tù. Biết đây là một cách tông tiền, bá Kiến sử dụng ngón võ “lấy độc trị độc", sai Chí Phèo đi đòi món nợ năm chục bạc nơi Đội Tảo, một tay kình địch sừng sỏ của hắn. Đội Tảo đang ốm, vợ đội Tảo muôn cho yên chuyện, đã đưa cho Chí Phèo món tiền đó. Đòi được nợ, bá Kiến càng tâng bốc Chí Phèo, hứa giữ tiền cho Chí Phèo, lại còn cho Chí Phèo đất vườn để ở. Chí Phèo ra về với tâm trạng đặc biệt hí hửng, cho rằng anh hùng trong làng này không ai bằng mình. Kể từ đây, Chí Phèo tự nguyện làm tay sai cho bá Kiến, coi bá Kiến là ân nhân, trở thành con quỷ dữ đối với người lương thiện.

Chí Phèo đến nhà bá Kiến lần thứ ba sau cuộc gặp gỡ với thị Nở. Được thị Nở yêu thương, đặc biệt là được thị Nở đem đến cho một bát cháo hành lúc Chí Phèo đang ốm, con người lương thiện trong Chí Phèo bỗng thức tỉnh. NhỞ lại những giâc mơ ngày xưa, quãng đời lương thiện ngày xưa, Chí Phèo khát khao trở lại đời lương thiện, thị Nở sẽ là chiếc cầu nối cho Chí Phèo trở lại cuộc đời ấy. Nhưng bà cô thị Nở cấm thị Nở lấy Chí Phèo. Uất ức, Chí Phèo cầm dao định đến nhà cô cháu thị Nở, nhưng trôn đường đi, vì đang say, Chí Phèo không vào nhà thị Nở mà đi thẳng đến nhà bá Kiến. Khi bá Kiến quẳng tiền cho Chí Phèo để hắn cút đi cho khuẩt mắt, Chí Phèo thét vào mặt bá Kiến: “Tao muốn làm người lương thiện”. Rồi tiếp: “Nhưng ai cho tao lương thiện?... Chỉ có cái này!”. Vừa nói Chí Phèo vừa cầm dao lên đâm tới tấp vào người bá Kiến. Sau đó Chí Phèo quay mũi dao lại, tự đâm vào cổ, kết liễu đời mình. Khi mọi người đổ tới, Chí Phèo đã nằm trên vũng máu lênh láng, miệng ngáp ngáp như muôn nói điều gì mà nói không được.

Kể lại ba lần gặp gờ này, Nam Cao đã thể hiện đầy đủ và sinh động sự chuyển hóa trong tâm hồn một người nông dân nghèo khổ từ bước đầu lưu manh hóa, trở thành tay sai của kẻ thông trị, cho đến khi tỉnh giấc một cách muộn màng. Ngòi bút của Nam Cao qua ba cuộc gặp gờ đã tỏ ra hiện thực một cách sắc sảo, đồng thời cũng thể hiện một trái tim đầy tình cảm nhân đạo cao cả.

Trong cuộc gặp gỡ lần thứ nhất, Chí Phèo dẫu hung hăng, liều lĩnh, thực ra chỉ là một con cừu non của con sói bá Kiên, một tên cường hào vừa tham lam, độc ác, vừa khôn ngoan xảo quyệt đến tột độ. Đến nhà bá Kiến, Chí Phèo mang theo môi thù hằn cá nhân, muôn tự khẳng định mình trước mặt bá Kiến, buộc hắn phải sợ mình, bằng ngón đòn rạch mặt, ăn vạ. Bá Kiến đã nhanh chóng tước vũ khí của Chí Phèo bằng một thái độ cầu thân giả dối và những lời tâng bốc, phỉnh nịnh. Thế là Chí Phèo cam thấy mình đòi được cái cần đòi, dễ dàng mãn nguyện như nhân vật A.Q đã mãn nguyện bằng phép thắng lợi tinh thần trong A.Q chính truyện của Lỗ Tấn. Đó là chỗ yếu trong tính cách của người nông dân mà bá Kiến vốn đã từng trải, đã khai thác và tận dụng.

Nếu việc Chí Phèo nguôi thù bá Kiến, trở thành tay sai của bá Kiến là hiện thực thì cũng rất hiện thực cho việc Chí Phèo tỉnh ngộ, giết bá Kiến. Dầu có làm tay sai cho bá Kiến để trở thành con quỷ dữ làng Vũ Đại, về

bản chất Chí Phèo vẫn là đứng ở phía đối lập với bá Kiến, có mối thù với bá Kiến. Môi thù giữa hai con người này không thể dễ dàng được hóa giải, trước sau rồi cũng bộc lộ. về bản chất, con người lương thiện vẫn tồn tại trong Chí Phèo, trước sau rồi cũng phải tỉnh giấc. Con mắt hiện thực sắc sảo, tấm lòng nhân đạo cao cả của Nam Cao đã được thể hiện ở điều này. Nhìn thấy những khát khao lương thiện vẫn còn ngủ yên trong tâm hồn Chí Phèo như phát hiện được những đốm lửa được vùi lấp dưới tro tàn, Nam Cao cũng đã nhìn thấy hoàn cảnh và điều kiện cần thiết cho những đốm lửa ấy bùng lên. Sự xuất hiện của thị Nở với bát cháo hành thơm lừng tình người, một thứ tình thương vô tư và tự nguyện, đã có sức gột rửa, đưa Chí Phèo từ con ác quỷ trở lại làm người. Thấm thìa với tình người, Chí Phèo quyết định không làm quỷ, không tiếp tục cuộc sống lưu manh mê muội của mình. Đây chính là lúc bi kịch xuất hiện. Cái xã hội đã từng ruồng bỏ Chí Phèo, đẩy Chí Phèo ra ngoài lề của cuộc sống, cũng là cái xã hội độc ác không chịu dung nạp Chí Phèo trở lại làm người. Nhưng khát vọng làm người của Chí Phèo mãnh liệt vô cùng. Đê có thế tiếp tục làm người, Chí Phèo chỉ còn một cách duy nhất là tự hủy diệt mạng sông của mình. Nhưng làm sao Chí Phèo không căm phẫn trước số phận nghiệt ngã như thế. Chưa thể có đủ ý thức để nhận ra nguyên nhân nỗi khổ của mình là cả một xã hội, Chí Phèo chỉ nhận ra nguyên nhân ấy ờ một kẻ cụ thể là bá Kiến. Nam Cao đã rất sâu sắc khi kể rằng: thoạt đầu Chí Phèo cầm dao định đến nhà cô cháu thị Nở, nhưng bởi đã say, Chí Phèo quên, đã đi thẳng đến nhà bá Kiến. Lúc đầu, Chí Phèo có thể căm giận bà cô thị Nở nhưng trong tiềm thức của Chí Phèo, kẻ làm hư hỏng cả cuộc đời Chí không phải là ai khác ngoài bá Kiến. Việc bá Kiên bị đâm chết trước khi Chí Phèo tự kết liễu đời mình là phản ứng tất yếu của một con người bị dồn đuổi đến bước đường cùng.

“Tao muốn làm người lương thiện!”. Đi qua hơn nữa thế kỉ, tiếng kêu của Chí Phèo đến với chúng ta hôm nay vẫn còn khiến ta bàng hoàng. Ngày ấy, muôn làm người lương thiện khó đến vậy ư? Ta biết ơn Nam Cao đã giúp ta thấm thìa nỗi đau của con người ngày cũ để biết yêu cuộc sống có được bây giờ, nhất là biết khát khao đâu tranh để làm cho cuộc sống  trở nên tốt đẹp hơn, công bằng và nhân ái hơn.