399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM
Bài làm
Tố Hữu là nhà thơ cách mạng vô cùng nổi tiếng trong nền Văn học hiện đại Việt Nam. Tố Hữu được Nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (1996). Tố Hữu đã để lại cho đời nhiều tập thơ (tính đến năm 2001): Từ ấy (1946), Việt Bắc (1954), Gió lộng (1961), Ra trận (1971), Máu và hoa (1977), Một tiếng đòn (1992) và Ta với ta (1999). Thơ Tố Hữu vượt thời gian nhờ một phong cách nghệ thuật độc đáo. Đó là một hồn thơ cách mạng, sôi nổi, mãnh liệt. Đó là một nhà thơ của lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn, của lòng thương mến và ân tình thủy chung. Đó là một nghệ thuật thơ ca giàu tính dân tộc và hồn nhiên. Đặc biệt, bài thơ Tiếng chổi tre rút từ tập thơ Gió lộng (1961) của Tố Hữu là một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc về cả ý lẫn lời.
Trước khi tìm hiểu bài thơ, chúng ta cần phải chú ý đến mốc lịch sử năm 1958 đến 1960. Thời kỳ này, miền Bắc nước ta đã được giải phóng, đang bắt tay cải tạo xã hội chủ nghĩa. Trong ba năm (1958-1960), Đảng và Chính phủ đã đề ra "kế hoạch ba năm cải tạo và bước đầu phát triển kinh tế, văn hóa". Thực hiện kế hoạch, khắp nơi từ nông thôn đến thành thị trên miền Bắc đều sôi động phong trào thi đua, vận động xây dựng nhiều mặt.
Bài thơ Tiếng chổi tre chia làm hai phần rõ rệt.
Phần thứ nhất là âm thanh tiếng chổi tre và hình ảnh chị lao công trong đêm khuya gợi những rung cảm của nhà thơ:
"Những đêm hè .
Khi ve ve
Sã ngủ
Tôi lắng nghe Trên đường Trần Phú Tiếng chổi tre Xao xác Hàng me Tiếng chổi tre Đêm hè Quét rác...
Những đèm đông Khi can giông Vừa tắt
Tôi đứng trông Trên đường lặng ngắt Chị lao công
Như sắt
Như đồng Chị lao công Đèm đông Quét rác ..."
Hai mươi hai dòng thơ trên cũng như cả bài thơ được viết theo thể tự do. Số tiếng thấp nhất ở mỗi dòng là hai và cao nhất là bốn. Nhà thơ không ngắt nhịp ở mỗi dòng mà nhịp điệu được tạo nên bởi sự thay đổi số tiếng ở mỗi dòng. Từ dòng 1 đến dòng 5 (cũng như dòng 12 đến 16), nhịp điệu phần bổ là 3-3-2-3-4. Từ dòng 6 đến dòng 11 (cũng như dòng 17 đến dòng 22) có nhịp điệu 3-2-2-3-2-2. Cách ngắt nhịp này tuy ngắn, gọn nhưng có âm vang mô phỏng nhịp của các động tác quét rác của người lao công. Mặt khác, cách ngắt nhịp ấy còn thể hiện thái độ chăm chú lắng nghe và miêu tả được một cách sinh động, rõ ràng, tinh tê âm thanh phát ra tư nhưng nhát chổi khi ngắn, khi dài, bền bỉ, tích cực vọng lên từ đường nhựa khô khốc (đường Trần Phú ở thủ đô Hà Nội). Và cứ mỗi đêm, khi mọi
người đang ngon giấc sau một ngày lao động, tiếng chổi tre ấy lại vọng lên đều đặn. Âm thanh quen thuộc này đã đi vào tâm hồn nhạy cảm của nhà thơ, khiến nhà tho' bồi hồi xúc động trước hình ảnh chị lao công âm thầm lặng lẽ đóng góp công sức của mình vào sự nghiệp xây dựng đất nước. Ý thơ và nhịp thơ đã thể hiện thái độ hết sức cảm thông, rất mực trân trọng của nhà thơ đối với người lao động chân tay đơn giản, bình thường. Hơn nữa, cái âm thanh "xao xác" ấy còn tác động vào cõi sâu hun hút trong tâm hồn độc giả.
Tuỳ nhiên, từ dòng 1 đến dòng 11, Tố Hữu chỉ gợi lên hình ảnh chị lao công qua tiếng chổi tre. Phải từ dòng 12 đến dòng 22, nhà thơ mới trực tiếp miêu tả hình ảnh đáng yêu của chị. Ai trong chúng ta cũng biết rằng, đêm đông tiết trời thường giá lạnh, nhất là ở miền Bắc, đêm đông, trời càng lạnh hơn và lạnh đến cắt da cắt thịt. Còn gì sung sướng hơn khi được mặc áo lông sưởi ấm cùng với nệm êm, chăn dày. Thế nhưng không phải chỉ một đêm đông mà là "những đêm đông", sau khi cơn giông tố đã lắng dịu, chị lao công phải luôn luôn thực hiện công việc của mình một cách thầm lặng, ít được mọi người hay biết, quan tâm, thấu hiểu chia sẻ. Có thể nói rằng, hình ảnh chị lao công hiện lên "trên đường lặng ngắt" đẹp một cách hiên ngang, vững vàng như một pho tượng bằng sắt, bằng đồng bất chấp giông bão, gió mưa, giá rét.
Bên cạnh tầng nghĩa tường minh hiện lên như nguyên văn các dòng thơ còn có tầng nghĩa hàm ẩn sâu xa, giàu ý nghĩa tượng trưng của hình tượng chị lao công. Chị lao công trong bài thơ là biểu tượng cho tất cả những con người biết quên đi cái "tôi" cá nhân chật hẹp để hướng đến cái "ta" mênh mông, bát ngát, cao đẹp: "Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình" và họ sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, vất vả để mang hết công sức, khả năng của mình ra cống hiến cho sự nghiệp x,ây dựng, cải tạo xã hội chủ nghĩa vun. đắp cho cuộc sống mới. Họ chính là những người "lính đi đầu" đế’ dọn đường, mỏ' đường cho thế hệ sau hăm hở bước đi trên con đường mà những đoá hoa hạnh phúc, tương lai tươi sáng luôn nhoẻn miệng cười. Ôi! Tuyệt đẹp làm sao'những con người đáng kính ấy!
Phần thứ hai của bài thơ là hình ảnh con đường hoa vào buổi sáng và lời nhắn nhủ của tác giả: -
"Sáng mai ra Gánh hàng hoa Xuống chợ Hoa Ngọc Hà Trẽn dường rực nở Hương bay xa Thơm ngát Đường ta Nhớ nghe hoa Người quét rác Đèm qua Nhớ nghe em Tiếng chổi tre Chị quét Những đêm hè Đêm đông giá rét Tiếng chổi tre Sớm tối Đi về
Giữ sạch lề Đẹp lối Em nghe!".
Phần này cũng gồm hai mươi hai dòng thơ. Số tiếng và cách ngắt nhịp ở mỗi dòng cũng giống phần thứ nhất (ngoại trừ câu 32: "người quét rác"). Đoạn thơ này, Tố Hữu dùng bút pháp gợi để làm nền cho những nét miêu tả khung cảnh thực mà vẫn bàng bạc chất thơ. Điệp từ "hoa" được lặp đi lặp lại những đến ba lần có sức gợi hình ảnh con đường rực rỡ sắc màu và lộng ngát hương hoa. Trên con đường sạch đẹp, thi vị ấy xuất hiện hình ảnh người con gái "gánh hàng hoa" ra chợ bán. Trong "gánh hàng hoa" không phải chỉ có một loại hoa mà có nhiều loại hoa. "Ngọc Hà" là tên một làng trồng hoa lâu đời nổi tiếng ở Hà Nội, thuộc quận Ba Đình, không xa đường Trần Phú. Nhiều loại hoa ở làng Ngọc Hà đã góp phần làm đẹp cả một Hà Nội ba mươi sáu phố phường "bốn nghìn năm văn hiến". Các vần a (sáng mai ra, hoà Ngọc Hà, hương bay xa, đường ta, đêm qua) và các vần oa (gánh hàng hoà, nhớ nghe hoà) tạo ầm hưởng lan tỏa,
trong sảng hòa quyện với hương thơm của "hoa Ngọc Hà" đã gợi cho chúng ta một trường liên tưởng đến cuộc sống tốt đẹp, đong đầy niềm vui, ngập tràn ánh nắng ban mai tươi sáng, xua đi cái lạnh lẽo, lặng ngắt và bóng mù sương của đêm đông có giông gió (chỉ mới đêm qua thôi!).
Nhìn vẻ đẹp nổi bật của con đường, nhà thơ thốt lên lời nhắn nhủ vừa có tình vừa có lý:
"Nhớ nghe hoa Người quét rác Đềm qua".
Không phải chỉ một lần, mà trong khổ thơ cuối, lời nhắn nhủ ấy được lặp lại đến những hai lần nữa như một điệp khúc dồn dập, tha thiết, nghiêm túc, có sức tác động lớn lao, vọng đến trái tim thổn thức của độc giả:
"Nhớ nghe em Tiếng chổi tre Chị quét".
Và:
"Giữ sạch lể Đẹp lối Em nghe!".
Tại sao nhà thơ nhắc nhở nhiều lần như thế? "Ấy là vì tính em hay quèn. Đã hay quèn công Ơ11 người quét rác lại hay xả rác trên đường đi. Những "em" như thế chúng ta biết không hiếm lắm xung quanh chúng ta và trên thế giới. Nhà thơ đã chọn đúng một thứ lao động khó nhọc, tối tăm. Anh muốn nhắc lại với tất cả những "em" gánh hàng hoa cái cách dọn đường của người đi trước." (Hoài Thanh - Chuyện thơ).
Thật vậy, trong xã hội thời điểm đó và hiện nay, không phải bất kỳ ai cũng để lòng mình nhớ đến công ơn của lớp người đi trước, trong đó có công lao của những con người đêm từng đêm, giữa đường vắng, gió khuya buốt giá, lại âm thầm, lặng lẽ khom lưng quét rác một cách siêng năng chăm chỉ, kiên nhẫn. Và cũng chính những con người - nếu không nói là quá vô tình, hay quên ấy, lại là những con
người có thói quen xả rác bừa bãi dọc lối đi.
Thế nhưng, có một điều mà chúng ta phải tự hỏi với lòng mình là chúng ta cảm nhận bài thơ Tiếng chổi tre của Tố Hữu như vậy đã đủ sâu sắc và hợp lý chưa? Chúng ta hãy nghe chính nhà thơ Tố Hữu nói về dụng ý khi viết bài thơ này: "Thơ tôi thuộc loại thơ "trần trụi", nghĩ sao thì nói thế, không có gì "bay bướm" củng không có gì "bí hiểm". Tuy vậy, cũng không phải không có cái gì đằng sau những câu chữ. Bài Tiếng chổi tre tôi viết năm 1960. Có thực tế là đêm nào tôi củng nghe tiếng quét rác ở đường phố trước nhà. Cái công việc vất vả âm thầm ấy cứ diễn ra đèm đèm, hè cũng như đông, thực tế đó, đã gợi cho tôi nghĩ về việc quét "rác xã hội". Việc ấy mệt lắm. Phải kiên trì lắm, dũng cảm lắm. Không chỉ ở nước ta mà trên thế giới có đủ thứ rác rưởi: Và'thiếu gì người không những không quét rác đi, mà còn đổ rác thèm, và tệ hơn nữa là quét cả hoa ... Ai hiểu ở bài thơ này tôi chỉ nói đến việc quét rác ngoài đường thôi thì củng được, nhưng ý tôi không chỉ có thế". (Gặp gỡ 27 nhà văn có tác phẩm được chọn giảng trong nhà trường)
. Vậy nên, bài thơ Tiếng chổi tre không chỉ "nói đến việc quét rác ngoài đường thôi" mà còn nói đến việc quét "rác xã hội". Đó chính là tầng nghĩa hàm ẩn sâu xa của bài thơ: Vì lẽ đó, "người quét rác" cần phải quét sạch các loại "rác xã hội" như: nạn buôn hương bán phấn, ma tuý, trộm cắp, cướp giật, móc ngoặc, tham ô của cải của nhà nước ... Xét cho cùng, công việc này chẳng dễ dàng chút nào và luôn đòi hỏi lòng dũng cảm, gan góc, kiên trì cần mẫn của "người quét rác".
Ngoài rá, các từ "lề" và "lối" trong toàn bài thơ cũng đều mang tầng nghĩa kép. Tầng nghĩa tường minh trực tiếp chỉ lề đường và con đường. Tầng nghĩa hàm ẩn gián tiếp chỉ những quy tắc, luật lệ, kỷ cương của xã hội xã hội chủ nghĩa mà bất kỳ công dân nào cũng phải tôn trọng, tuân thủ, giữ gìn một cách nghiêm ngặt. Tư tưởng tốt đẹp của nhà thơ là ỏ' đó. Nội dung giáo dục đạo lý của nhà thơ cũng là ở đó.
Tóm lại, Tiếng chổi tre trong tập thơ Gió lộng là bước trương thành mới của Tố Hữu đồng thời cũng thể hiện một hồn thơ đã chín. Từ một việc rất đỗi bình thường là việc quét rác âm thầm, lặng lẽ
giữa đêm khuya của chị lao công, nhà thơ đã ngợi ca hình ảnh những con người đi trước để dọn đường, mỏ' đường cho cuộc sống mới tươi đẹp đang sinh sôi nảy nở đồng thời đề lên thành một bài học biết ơn những bậc tiền bối đã giữ "sạch lể, đẹp lối" cho người sau. Ý ở lời, nhưng bài thơ Tiếng chổi tre còn giàu hơn ở âm thanh khoẻ khoắn, nhịp điệu rộn ràng, uyển chuyển, mới mẻ, hiện đại. Chính vì vậy mà bài thơ Tiếng chổi tre vẫn còn để lại sức rung, sức gợi lâu bền trong lòng những độc giả yêu thơ, say thơ suốt hơn 40 năm qua.