399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM
BÀI LÀM
‘Chiếu dời đô’ là một văn bản của vua Lý Thái Tổ viết bằng văn xuôi ban bố cho triều thần biết về quyết định của nhà vua dời đô từ Hoa Lư ra đất Đại La.
Mỡ đầu bài chiếu nhà vua giải thích tại sao lại dời đô? Bằng một lý lẽ ngắn gọn sắc sảo, cùng với dẫn chứng nhà vua đã khẳng định. Việc dời đô là do yêu cầu của xu thế lịch sử chứ không phải ý kiến của mình mà tự tiện chuyển dời.
Ví dụ: nhà Thương đến vua Bàn Canh đã 5 lần dời đô. Nhà Chu đến vua Thành Vương cũng ba lần dời đô. Đó là tiền lệ và là kinh nghiệm lịch sử.
Đại La ở vào nơi ‘trung tâm trời đất’đã ‘đúng ngôi nam, bắc, tây, đông’ về mặt địa lí. Còn về địa thế thì Đại La rất hùng vĩ bao la ‘được cái thế rồng cuộn hổ ngồi’lại ‘tiện hướng nhìn sông dựa núi’, ‘địa thế rộng mù bằng, cao mà thoáng’.
Như vậy, đây là mảnh đất lí tưởng ‘dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt, muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi’. Từ miêu tả, biểu cảm, tác giả đã ca ngợi kinh đô mới là ‘thắng địa’của Đại Việt ta, là ‘chốn hội tụ của bốn phương đất nước’,là ‘kinh đô bậc nhất của đê' vương muôn đời. Cho đến trải qua bao triều đại, năm tháng, ta thấy Lý Thái Tổ rất sáng suốt đã chọn được Thăng Long - Hà Nội là trái tim Tổ quốc, nơi ngàn năm vạn vật, trung tâm chính trị văn hóa của một đất nước.
Đọc lại ‘Chiếu dời đô’, ta có thể rất tự hào về cái nhìn của ông cha mình thật sáng suốt đúng đắn, một tầm nhìn khai sáng đưa dân tộc mình vững bước tiến lên.