LÀM VĂN
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Phân tích
  • Phân tích ý chí sắt đá của Bác Hồ trong bài thơ Đi Đường

Phân tích ý chí sắt đá của Bác Hồ trong bài thơ Đi Đường

Đề: Hãy phần tích bài thơ ‘Đi đường’ của Bác Hồ để thấy nỗi vất vả gian lao mà Bác đã vượt qua bằng ỷ chí sắt đá.

BÀI LÀM

Vì sao giải tù là một đề tài trở đi trở lại nhiều lần trong tập nhật ký bằng thơ của Bác? Có thể vì: so với các ‘bạn hữu’, đây là một cách mà riêng Bác phải gánh chịu nối đoạ đày. Thử tưởng tượng: một con người bình thường như Bác, chỉ sau bốn tháng tù đày dường nhưđã trở nên hoàn toàn khác hẳn đến nỗi chính Bác cũng không nhận được ra. Bởi răng rụng, tóc bạc, nhất là ‘Gầy đen như quỷ đói, Ghẻ lở mọc đầy thân’. Thế thì lấy đầu ra sức lực cho những cuộc ‘đi đường’, nghĩa là bước vào những cuộc trường chinh gần như là bất tận? Còn có thể vì một lý do: đây là một thủ đoạn, một âm mưu nhằm huỷ hoại Người cả về thể xác và tinh thần càng nhanh càng tốt.

Liễu Châu - Quế Lâm, lại Liễu Châu Đá qua đá lại bóng chuyền nhau.

Đày đoạ Bác trở thành một trò để chúng giễu cợt, chúng đùa vui. Kiềm chế được như Bác, nghĩa là ‘kiên trì và nhẫn nại’ đến thế mà có lúc Người không chịu nổi, phải nói to lên vì căm giận, căm giận đến nghẹn ngào ‘Quảng Tây giải khắp ba mươi huyện, Giải tới bao giờ, giải tới đâu? ‘. Cho nên nếu đề cập đến khái niệm điển hình thì có lẽ đây cũng là một thứ điển hình hoàn cảnh. Từ đó, nhân vật được bộc lộ hết mình. Giữa cái thiên la địa võng vô hình trói buộc và ngày càng xiết chặt lại kia, con người cần đến một tinh thần thép mới có thể vượt qua.

Vì vậy, đọc những bài thơ giải tù trong tập nhật ký, chúng ta cảm nhận trực tiếp cái không khí rất gần, rất thường ngày và rất riêng mà Bác đã từng sống trong ‘Mười bốn trảng tê tái gông cùm’ cùng với sự phát sáng của bao nhiêu phẩm chất đạt đến mức tinh hoa.

Đi đường mới biết gian lao...

Mở đầu thi phẩm là một câu thơ dường như không nằm trong khuôn hình của thể loại. Nó giống như một cái gì đó lẫn vào. Bởi ‘nhật ký’ là ghi chép thường ngày. Đã ‘ký’ thì phải có ‘sự’, mà ‘sự’ thì cần cụ thể. Như về thời tiết chẳng hạn thì đi đường có thể gặp mưa ‘Một ngày hửng nắng chín ngày mưa’, gặp rét ‘Rát mặt đêm thu trận gió hàn’. Còn về địa hình thì có thể là đường núi ‘Đi khắp đèo cao khắp núi cao’, đường sông ‘Đáp thuyền thẳng xuống huyện Ung Ninh’. Trong lúc yêu cầu của thể loại là cái cụ thể này ‘Đi đường mới biết gian lao’ lại là một khái quát trừu tượng, một thừa số chung, vận dụng vào hoàn cảnh đi đường nào cũng đều được cả. Lại nữa, cùng với cái khung tự sự (nhật ký), cách miêu tả và thể hiện lại bài thơ - nghĩa là đòi hỏi tính hình tượng, hình ảnh của ngôn từ - để dễ đi vào tâm hồn, thì câu thơ này lại là chính luận!

Ấy thế mà có điều lạ là nó vẫn vào - vào trí tuệ và tâm hồn người đọc. Hàm súc, cô đọng như một dạng kết tinh mà thấm đẫm mồ hôi của người trong cuộc. ‘Gian lao’ là một sự thật nhưng chỉ mới là khái niệm. Sức nặng ở đây chính là sự nếm trải của một người vừa mới từng qua một cảnh địa ngục kinh hoàng. Nó hàm chứa bao nỗi gian truân không kể xiết. Có khi thì trời tối và lạnh ‘Còn tối như bưng đã phải đi’, có khi trời mưa tầm tã trên suốt dọc hành trình  (53 cây số một ngày, Áo mũ dầm mưa rách hết giày).Cho nên hai chữ ‘gian lao’ chỉ có thể gây phản ứng tức thời với những ai mà vốn hiểu thơ trên cùng một đề tài đã có khả năng ngưng tụ, nghĩa là đã theo dõi Bác trên những nẻo đường trường. Sự tinh tế này được lặp lại trong một trường hợp khác: bài Bốn tháng rồi.Dù Bác chỉ nhắc lại một nhận xét của người xưa mà dòng thơ đã trĩu  nặng vì cảm nhận đắng cay cứ trào ra ngoài câu chữ:


‘Một ngày tù, nghìn thu ở ngoài Lời nói người xưa đâu có sai Sống khác loài người vừa bốn tháng Tiều tụy còn hơn mười năm trời

Chính bởi vì Bác là người trong cuộc, Bác vừa trải qua, vừa trắc nghiệm trên cơ thể mình. Sự so sánh khiêm nhường càng có sức vang xa vì nó chân thực, vì nó rất gần với cuộc sống mà người ta có thể hình dung...

Để chứng minh cho cái nhận xét là ‘Đi đường mới biết gian lao’, Bác tiếp: Núi cao rồi lại núi cao trập trùng

Nguyên văn ‘Trùng san chi ngoại hựu trùng san’. Cái ý trùng điệp núi, trùng điệp cao cứ chất ngất, cứ dâng đầy, lớp tầng, vô cùng, vô tận. Ở đây có cả cái khối lượng đồ sộ núi, có cả cái khối thâm mệt rã rời trong tâm lý của người trèo núi (bởi trèo núi không biết để đi đâu? ). Vừa vượt qua một điệp trùng núi này, tưởng đã thoát, tưởng được xả hơi, nhưng chưa kịp nghỉ, ngừng thì một dãy núi khác đã sừng sững hiện ra, mặc dù người đi đường đã dường như không còn sức lực nữa. Sự vướng cản về tâm lý, tinh thần này còn mệt, còn khó hơn việc trèo núi rất nhiều! Bởi, trước khi trèo núi, con người ta phải vượt được ngọn núi dù vô hình vô ảnh ở chính bản thân mình. Mà con người Bác có phải là thần thánh gì đâu, nhất là con người ấy vừa mới trải qua bao nhiêu thiếu thốn, chỉ thừa có mỗi một sự đoạ đày. về tiết tấu của câu thơ, ta dễ liên tưởng đến bài Đèo Ba Dội:‘Một đèo, một đèo, lại một đèo’ của Hồ Xuân Hương. Nhưng bà chúa thơ Nôm rẽ đi theo một hướng khác, hướng đặc tả thiên nhiên của người khách tao nhân du ngoạn. Nó như một tiếng reo vui vì một khám phá có phần nghịch ngỢm, bông đùa. Còn với Bác, núi đèo kia là một sự cân tài, thử sức. Cao mấy cũng phải vượt qua. Dù bao nhiêu cũng cần đi tới cái đích cuối cùng của nó.

Thế là con đường phía trước không biết đợi chờ. Bác đành lẳng lặng đứng lên cất bước. Tiếp tục cuộc hành trình không hẹn trước, Người vừa đi vừa tự động viên. Dù thế nào chăng nữa cũng ‘không chịu lùi một phân’. Bước chân của Bác có thể vì đuối sức mà chậm hơn, nhưng chưa một lần dừng lại. Cứ thế, cứ đặt lên những lối mòn cheo leo, dựng ngược mà đi... Đến một lúc không ngờ nào đó, một cái gì giông như sự hẫng hụt xảy ra. Không phải do sự chao đảo của người đi mà vì đường đi đã không còn nữa. Thì ra có cao, có dài, có điệp trùng đến đâu rồi cũng hết:

Núi cao lên đến tận cùng

Chiến thắng ở đây không thuộc về cái tưởng chừng là vô hạn. Nó thuộc về một đối tượng hữu hạn: người. Chân lý ‘chân cứng đá mềm’, qua một lần

thể nghiệm đã không chỉ dừng lại ở sự phát ngôn. Nó đã hoá thân thành máu thịt con người, con người đang đi, đặng tìm một chận lý cho bản thân mình và một ý nghĩa chiến lược còn lớn hơn: cho toàn dân tộc. Chiến thắng ấy không có ánh hào quang, cũng không vành nguyệt quế. Nó chỉ là một niềm vui, một hạnh phúc khiêm nhường nhung không có một bậc vương giả cổ kim nào so sánh được. Dường như trong văn học phương Đông, chưa có ai chiếm lĩnh được hai độ cao song hành như Bác. Đó là độ cao của núi và độ cao của nghị lực, của ý chí con người. Mối quan hệ biện chứng và nhân quả của hai quá trình này cứ đan dệt vào nhau, tiếp sức cho nhau đi tới đỉnh...

Câu thơ thứ tư đột ngột chuyển hướng:từ bị động biến thành chủ đỏng. Thiên nhiên ở đó không chỉ là một món quà tru đãi, một vinh quang cho người chiến thắng mọi thứ núi cao mà nó còn hiện diên một tư thế, một tầm nhìn:

Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non

Làm chủ thiên nhiên tới mức đứng trên cả ‘muôn trùng nước non’ đã là một tư thế rất đáng kiêu hãnh, tự hào. ở đây đã xảy ra một quá trình vận động ngược. Nếu trước đó núi điệp trùng núi còn là một hãi hùng đe doạ, nó là cái bóng ma ám ảnh đè nặng lên cái nghĩ, cái ngai của con người, thì giờ đây, trong chiến thắng của con người, trong rực rỡ vô hình của khải hoàn môn chung cục ‘muôn trùng nước non’ đã trở nên thi vị. Bởi một lẽ đương nhiên: nó đà dược thu gọn trong ‘tầm mắt’ của con người. Vừa nhánh chóng, vừa khái quát, vừa là niềm sảng khoái vô biên! Song nhưlà vừa qua một cơn ác mộng, cuộc đấu tranh dữ dằn đã bị đẩy lùi lại phía sau. Con chim đạibàngcủa núi cao, từ chỗ đứng này, đang hướng về khoảng trời phía trước.

Lúc bắt đầu cuộc hành trình, núi chỉ là núi. Kết thúc cuộc đi xa, núi đã là ‘núi non’ (vạn lý dư đồ) nghĩa là một khái niệm rộng hơn, toàn vẹn hơn, một cái gì gần như là đất nước. Vì thế nó mới mượt mà tươi đẹp - vì ởđó cổ cuộc sống con người (núi non ở đây chưa phải là Tổ quốc). Có lẽ khái niệm ấy cũng tương đồng với mấy câu trong bài thơ kết thúc Nhật ký trong tù:

Núi ấp ôm mây, mây ấp núi Lòng sông gương sáng hụi không mờ

Chính sự quấn quyện giữa núi với mây, giữa trời với đất mà 'tức cánh sinh tình’. Nó gợi ra một nỗi nhớ ‘Trông lại trời Nam nhớ bạn xưa’ (Mờira tù tập leo núi).

Đi đườngnằm trong bút pháp của loại iùr-nhật ký. Nó khiêm nhường, nhỏ nhẹ. Ngôn từ của nó không cao đạo, khoa trương. Chính vì vậy mà bài thơ có được chiều sâu và độ thấm. Hành trình của Bác lớn lao là thế - từ bóng đêm ra ánh sáng, từxiềng xích tới tựdo cũng chỉ hầu như thu nhỏ vóc tầm trong một bài thơ tứ tuyệt, giản dị như Một bông hoa thu hái được ở bên đường. Trong cái sắc hương đời thường của là nước mắt, mồ hôi - có lẽ cả máu của người trong cuộcVì vậy bài Điđườnglà một trong những bông hoa vô giá của tập thơ.