399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM
BÀI LÀM
Trong vườn văn học Việt Nam, đặc biệt là trong trào lưu văn học lãng mạn 1930 - 1945 tỏa ngát những bông hoa muôn màu, muôn sắc. Giữa vườn hoa ngàn sắc tía đó nổi lên một bông hoa ngát hương; Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân - tác phẩm viết về một thời đã qua nay chỉ còn vang bóng. Trong Vang bóng một thời truyện ngắn Chữ người tử tù đều rung động, cảm phục, sùng kính trước vẻ đẹp của người anh hùng sa cơ lỡ vận mà hiên ngang, bất khuât, có tài, có tâm, mến mộ, nghĩ khí. Đó là Huấn Cao, Huấn Cao là kết tinh, là hội tụ phẩm chất của một con người có nhân, dũng, trí. Ông là tập hợp của tất cả những gì tinh túy nhất, thanh cao nhất, tinh khiết nhất.
Huấn Cao là một hình tượng thẩm mĩ, một nét đẹp trong cuộc sống đời thường, là một người có nhân cách vẹn toàn, vừa có tài văn, tài võ vừa là người có nghĩa khí. Huấn Cao phảng phất bóng dáng của Cao fìá Quát, là linh hồn của nhà nho kiệt xuất. Cao Bá Quát đã từng sông tung hoành ngang dọc, là một người có tài, có đức, văn hay chữ đẹp, sông trong giai đoạn triều Nguyễn, dám đứng lên chống lại bọn thực dân phong kiến, chống lại bọn cường quyền, đả kích xã hội phong kiến thôi nát, bí ổi. Phải chăng Nguyễn Tuân đã chọn Huấn Cao để ca ngợi Cao Bá Quát và mặt khác dựa vào Cao Bá Quát, khái quát lên một hình tượng Huấn Cao mà cái đẹp của tài hoa hòa hợp với cái đẹp của khí phách, tuy chí lớn không thành nhưng vẫn coi thường hiềm nguy, gian khổ, xem khinh cái chết. Tư thê của Iĩuân Cao hiên ngang lồng lộng tỏa sáng trên cái nền đen quánh của tù ngục. Nói đến vỏ đẹp của hình tượng Huấn Cao trước hết phải nói đến cái tài. Huấn Cao là một người viết chữ đẹp: “chữ của Huấn Cao đẹp lắm, vuông lấm”. Trong thị hiếu thẩm mĩ của người xưa, từ Trung Quốc đến Việt Nam thì viết chữ đẹp là cả một nghệ thuật cao quý và chơi chữ đẹp là biểu hiện của con người có tri thức, một vẻ đẹp hoàn mĩ trong văn hóa truyền thông dân tộc. Nó như một sản phẩm nghệ thuật, như một vật báu mà con người thèm muôn, khát khao. Ngoài ra, Huấn Cao còn có tài bẻ khóa vượt ngục còi nhà tù như nơi không người, ra vào như chơi. Điều đó thê hiện một con người khát khao tự do, hoài bão tung hoành, luôn đấu tranh cho chính nghĩa, chống lại triều đình phong kiên mục nát. Tất cả những tài năng đó làm thành một Huấn Cao có tầm lớn, đi vào trong lòng độc giả như một người anh hùng, một trượng phu đã vượt lên trên tất cả cái bình thường, nhỏ nhoi, hẹp hòi của cuộc đời để vẫy vùng, để “chọc trời khuấy nước”. Nhưng trong cái xã hội phong kiến người bóc lột người, nhân tài như lá mùa thu ấy thì Huấn Cao hiện lên là một anh hùng that thế. Nguyễn Du cũng đã từng viết về Từ Hải - một anh hùng thời cổ:
Hùm thiêng khi đã sa cơ cũng hèn.
Song VỊ “hùm thiêng” Huấn Cao này tuy có sa cơ, lỡ nghiệp nhưng Huấn Cao của chúng ta vẫn hiên ngang, bất khuất, vẫn dũng khí, kiên cường. Do đó, người đọc không chỉ nhận ra Huấn Cao là một con người có tài mà ông còn là một người có dũng khí, hiên ngang trước bạo lực, cường quyền, trước cái chết đang treo lơ lửng. Hết mực ca ngợi cái tài của Huân Cao, đồng thời Nguyễn Tuân cũng hết sức trân trọng cái tâm
của Huân Cao. Bởi “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài” (Nguyễn Du) hay như Lục Du, một nhà yêu nước của Trung Quốc thời nhà Tông, sau cuộc đời làm thơ của mình đã khuyên con: “Như quả dục học thi / Công phu tại thi ngoại” (nếu như quả là con muôn học làm thơ thì công phu là ở ngoài việc chữ nghĩa). “Cái tâm” của ông cũng vuông lắm, cao khiết và đầy sức chinh phục như nét chữ của ông vậy. Có lẽ, “phong cách tức là con người” đã được thể hiện rất rỏ ở đây.
Mặc dù viết chữ Nho đẹp “Có dược chữ ông Iĩuấn Cao mà treo thì là có một báu vật trẽn dời", lõ ra ông phải trung thành với đạo thánh hiền, giữ mình theo lỗ nghĩa Nho giáo, trung với vua, một lòng một dạ với triều đình. Nhưng không! Huấn Cao không chịu vào luồn ra cúi, không chịu sông trong cảnh nhung hoa, áo gấm, cá chậu chim lồng”, thà làm “giặc triều đình” sống theo chính nghĩa mà mình đã vạch ra. Sự nghiệp dang dở, bị bắt, bị kết vào mức án cao nhất là tử hình ông cũng không hề tỏ ra run sợ, không mảy may tiếc nuối, hối hận, Huấn Cao - ngôi sao Hôm chính vị ấy - bước vào nhà ngục với tư thế thật hiên ngang, khí phách, ung dung. Trong con mắt của bọn lính ông thật cao thượng, bất khuất khinh đời. Ngay cả với gông xiềng, với cái án tử hình sắp đến gần, thái độ của ông vẫn ngang tàng, lạnh lùng. Huấn Cao ung dung, lãnh đạm, dỗ gông trước mặt chúng nó, không thèm chấp mấy lời đe dọa của bọn lính “chúc mủi gông nặng, khom mình thúc mạnh đầu thành gông xuống thềm đá tảng đánh thuỳnh một cái”. Òng bình thản ăn những món ăn do quan ngục biệt đãi, “coi như mình có quyền hưởng thụ”, ông làm việc theo V mình, hoàn toàn tự chú. Ông ngước mắt nhìn lên nhà lao, lên những bộ mặt bất nhân nham nhở. Cái nhìn hiên ngang đó không run sợ, không căm hờn, oán giận, không van xin, cầu khẩn. dó là cái nhìn của một ke dám làm dám chịu.
Thậm chí ông còn khinh bạc, nặng lời khi chưa rõ ý tốt của quán ngục: “Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi dừng đặt chân vào đây”.
Con người “khuấy nước chọc trời” này chẳng biết nể sợ ai. Nếu trong đời thường “trừ chỗ tri ki, ông ít chịu cho chữ”, “nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thố mà phải ép mình viết câu đôi bao giờ”, thì khi sa vào chốn giam cầm thì mây chén rượu, vài bữa cơm thịt của hai con người vô danh tiểu tốt ở chôn ngục tù bé nhỏ này làm sao mà lung lạc được ông hay vì quyền uy mà làm ông run sợ. Thật đúng là nhân cách lý tưởng mà con người của ngàn năm qua vẫn ao ước: “bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất". Cái thái độ khinh đời, ngang tàng đó phải chăng đã làm cho viên quản ngục ngây ngất, kính nể. Thái độ kính phục của quản ngục gợi cho ta nhỞ đến một trong những đoạn hay nhất của bộ tiểu thuyết Những người khốn khố cùa Victo Huygô, đoạn Người cầm quyền khôi phục uy quyển. Trong đó, kẻ có quyền hành trong tay, luôn bắt bớ, đánh đập, hành hạ, xúc phạm con người một cách không nương tay, không
thương tiếc là thanh tra Giaye đã bị khuất phục trước vẻ đẹp nhân cách của người tù khổ sai mà hắn suốt đời săn lùng là Giăng Vangiàng. Thì ra, quyền lực không phải là uy quyền, bạo lực, là nhân đạo, là thiên lương vẫn có uy quyền riêng bất khả chiến thắng. Chính vì thố, Huấn Cao đã mang đến cho chôn lao tù, cho cái địa ngục này một ánh sáng kì ảo, huyền diệu lung linh, chói lọi, soi sáng đạo lí làm người. Thiên lương cao đẹp của ông là một vầng hào quang tỏa sáng rực rỡ trên bầu trời đầy u ám của nhà tù. Huấn Cao - vầng hào quang chói lọi này không những là một người có dũng, trí mà còn là một con người có trái tim nhân hậu. Khi biết được thiện ý của quản ngục, Huấn Cao đã rất cảm động.
Từ đó, ta thấy ông Huấn là người có lòng bao dung độ lượng, chia sẻ nỗi niềm cùng với hai người bạn mới mà suýt nữa ông đã đánh mất: ‘Ta cảm cái tấm lòng biệt nhởn liên tài của các ngươi. Nào ta biết đâu một người nlut thầy Quản dây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”. Sự biệt đãi bằng vật chất và thái độ ân cần không làm cho trái tim sắt đá kia phải mềm lòng. Chính “cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài” và những “sở thích cao quý”, hướng về văn minh, văn hóa mới cảm hóa được trái tim dường như được đúc bằng thép ấy. Thái độ “biệt nhỡn liên tài” của Huấn Cao đôl với viên quản ngục không phải là sự liên tài, sự trả ơn đối với những người đã đôi xử tử tế, biết chơi chữ của mình mà là sự trân trọng, cảm động trước một nhân cách “Gần bìm mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Quản ngục sông giữa bùn nhơ nhớp nháp mà vẫn giữ được thiên lương, biết trọng người tài, kính cái đẹp thì thật là đáng cảm phục. Đó cũng là một đóa sen trong bùn.
Ánh hào quang rực rỡ, vẻ đẹp tuyệt diệu tỏa ra rất rõ ở cảnh Huấn Cao cho chữ. Nó bộc lộ trọn vẹn nhất vẻ đẹp của nhân cách Huấn Cao. ở đây vẻ đẹp này tỏa hương thơm, ngát hơn lúc nào hết. Dưới ngòi bút tài hoa của Nguyỗn Tuân, một cảnh tượng đầy kịch tính đã diễn ra, một cảnh tượng “xưa nay chưa từng có”. Đó là sự tương phản giữa một bên là gian nhà lao ẩm thấp, tôi tăm, bẩn thỉu, “một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân gián, phân chuột” với một bôn là “tấm lụa trắng tinh, căng phẳng và với ánh sáng của một bó đuốc tẩm dầu đang cháy rừng rực. Ba đầu người chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ”.
Nó là sự trái ngược của sự tàn bạo, đánh đập tra khảo đã man với ánh sáng của một nền văn minh, văn hóa. Đó còn là sự mâu thuẫn giữa bóng tối và ánh sáng, cái xấu và cái đẹp, cái ác và cái thiện, cái chết và cái sống, cái xấu xa đê tiện với cái trong trẻo cao thượng. Ngòi bút dựng cảnh, dựng người của Nguyễn Tuân rất giàu tính chất tạo hình với trình độ nghệ thuật điêu luyện, sắc sảo như Vũ Ngọc Phan nhận xét: “Gần đạt tới sự toàn mĩ”.
Dưới ánh sáng của bó đuốc đỏ rực - bó đuốc của trí tuệ, của niềm tin của hi vọng và trong khung cảnh thật nghiêm trang, thật thiêng liêng này Huấn Cao dồn hết tâm linh, sinh lực vào từng nét chữ. Ông không
mảy may lưu ý gì đen cái xấu xa, cái hôi hám, bẩn thỉu đang tồn tại mà hoàn toàn bị thu hút, bị quyến rũ vào một sự vật: tấm lụa sạch nguyên vẹn. Đúng thế, ở đây chỉ có cái đẹp, cái cao thượng mới thực sự tồn tại. Chính tấm lụa trắng tinh này mà ông Huấn Cao đang cho ra đời những con chữ tuyệt tác ấy mới thực sự có sức mạnh, ở đây, không còn là một Huấn Cao tử tù nữa. Chỉ còn là một Huấn Cao tự do nhất, sôìig động nhất. Cái giá troo cổ kia cũng không còn nữa mà chỉ có cuộc sống vĩnh hằng của chân lí về cái đẹp. Ngôi sao sáng - Huấn Cao - đang phát quang bừng tỉnh cái không gian u tôi, phá vỡ cái màn đêm ngự trị ngàn đờị ở đây. Huấn Cao mang đến nơi này một thế giới khác, thế giới văn hóa. Vẻ đẹp cao nhân đó đã làm cho “viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưng chậu mực". Tự nhiên, ở nhà ngục này có sự thay bậc, đổi ngôi, có sự chuyển hóa vị trí, vị thế xã hội của con người. Nó nói lên một sự thật mà đầy tính lãng mạn. Giờ phút này và tại đây không phải quản ngục làm chủ mà người tử tù làm chủ. Sức mạnh, quyền lực của cái đẹp và chân lí tồn tại trôn đời, thế hiện sức mạnh quyền uy thoo cách riêng của nó.
Nó không khuất phục người ta bằng bạo lực, nó chinh phục ngươi ta bằng tự bản chất của nó. Nó không giày xéo, xếp đặt con người đê bắt người ta phải tuân theo nó, trái lại, nó vực con người ta vươn lên, dứng dậy, tự nguyện đi theo nó để hướng tới cái chân, thiện, mĩ, trơ nên trong sáng và tốt đẹp hơn. Và ở đây “cái đẹp đã lên ngôi thay thế cho cái xấu xa, thấp hèn, cái đẹp nâng dỡ con người, cứu vớt con người” (Đôxtôiepxki). Cái đẹp đăng quang, cái xấu xa đã phải chìm xuống nhường chỗ cho cái đẹp. Cái đẹp đã tồn tại, sẵn sàng và rất cần sự đánh thức cái thiên lương (bản tính tốt đẹp sẵn có ở mỗi con người).
Huấn Cao cho chữ như chuyển giao một nhân cách tự do, chuyến giao cái đẹp để cái đẹp mãi mãi sinh sôi nảy nở, đi vào cõi vĩnh hằng. Hình tượng nhân vật Huấn Cao được khắc họa bằng ngòi bút lãng mạn cứ sừng sững, hiên ngang hiện lên như muôn cất bống lên, phá vỡ chốn lao tù, phá vỡ cái cuộc sống đang tràn ngập màn đêm, ngột ngặt trì trộ: “Tôi bảo thật dấy, thầy Quán nên tìm về quẽ nhà mà Ở đã, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này di đã (...) ở dây, khó giữ dược thiên lương cho lành vững.. ”.
Phải chăng đó là quan niệm thẩm mĩ cứa Huấn Cao, hay cũng chính là cua tác giả Nguyễn Tuân: cái đẹp phải gắn với cái thiện, cái đẹp không thê ở chung với cái xấu, cái ác. Sự chân thành, bộc bạch giản dị đó của Huấn Cao đã khiến cho ngục quan cảm động với người tù và nói một lời thật cảm động: “Kẻ mê muội này xin bái lỉnh". Chính Cao Chu Thần cũng có một câu nói thật đẹp:
Nhất sinh đê thủ bái mai hoa.
(Một đời chỉ biết cúi đầu bái lạy hoa mai)
Cái cúi đầu của quản ngục trước con người đầy tài hoa, đầy dũng khí
Huấn Cao này chẳng khác gì Cao Bá Quát cúi đầu trước hoa mai vậy.
Nói tóm lại, Huấn Cao là một con người tích tụ những phẩm chất tốt đẹp nhất. Tuy bị cầm tù về nhân thân nhưng rất tự do về nhân cách, đúng như Bác HỒ - vị cha già kính yêu của dân tộc đã nói:
Thân thể ở trong lao Tinh thần ở ngoài lao Muốn nên sự nghiệp lớn Tinh thẩn càng phải cao.
Trước cái chết kề cận, cái chết giáp bên nhưng con người nhân, trí, dũng đồ vẫn hiên ngang anh dũng, lạc quan, yêu đời như chị Võ Thị Sáu - nữ chiến sĩ dũng cảm, anh hùng của dân tộc Việt Nam:
Di giữa hai hàng lính vẫn ung dung mỉm cười.
Hay nói khác đi, Huấn Cao dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân là biểu tượng cho cái đẹp trong bối cảnh lịch sử đầy rầy những xấu xa, tội ác, biểu tượng cho thiên lương. Con người sống vượt lên trên những hiện thực tầm thường để tỏa sáng, để vĩnh cửu để bất diệt, truyền cho người đời phẩm giá làm người, những phẩm giá tiêu biểu cho đạo lí dân tộc.
Chung quy lại, dựng lên hình tượng ông Huấn Cao với vẻ đẹp rực rỡ, tráng lệ giữa chôn lao tù ẩm thấp, chật chội, Nguyễn Tuân đã thể hiện niềm cảm phục sâu sắc đối với những anh hùng xả thân vì nghĩa lớn. Nhà văn đã sử dụng ngòi bút tả thực đầy kịch tính kết hợp với việc khắc họa tính cách nhân vật và ngòi bút miêu tả phong cảnh mang tính hiện thực lẫn lãng mạn. Nhưng chi tiết lãng mạn trong truyện có lẽ là lời nhắn gửi của nguyễn Tuân: Hãy tin vào cái đẹp, như Biêlinxki nhận xét về cảm hứng lãng mạn: “Cảm hứng lãng mạn là khát vọng dối với tất cả những gì dẹp đẽ và cao quý”. Có thế nói Chữ người tử tù với bút pháp sắc sảo khi dựng người dựng cảnh, với ngôn ngữ văn xuôi giàu có và góc cạnh, với vỏ đẹp tuyệt vời của Iíuân Cao, tác phẩm xứng đáng là một áng văn chương một thời vang bóng và nó mãi mãi “vang bóng” trong bạn đọc nhiều thời.