LÀM VĂN
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Phân tích
  • Phân tích truyện ngắn Lão Hạc rất hay và ý nghĩa

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc rất hay và ý nghĩa

Đề: Phân tích truyện ngắn ‘Lão Hạc’ qua đoạn trích trong sách giáo khoa.

BÀI LÀM

Truyện ngắn Lão Hạc của nhà văn Nam Cao được đăng lần đầu tiên trên tuần báo Tiểu thuyết thứ bảy số 434 ra ngày 23 - 1 - 1943 là một trong những truyện ngắn xuất sắc của ông viết về người nông dân.

Tuy nhiên truyện ngắn này, Nam Cao đã khắc hoạ thật sinh động hình ảnh lão Hạc - một người nông dân bề ngoài có vẻ gàn dở, lẩm cẩm nhưng thật ra là một con người có tấm lòng nhân hậu, giàu tình nghĩa, rất mực lương thiện và đầy khí tiết.

Lão Hạc rất yêu quý con chó vàng, coi nó như người bạn thân thiết, như con như cháu lão. Lão gọi nó là cậu Vàng như một bà ‘hiếm hoi gọi đứa con cầu tự’. Thỉnh thoảng lão lại bắt rận hay tắm cho nó. Lão cho nó ăn trong một ‘cái bát như một nhà giàu’, và ăn gì ‘lão cũng chia cho nó cùng ăn’. Khi uống rượu, lão cứ ‘nhắm vài miếng lại gắp cho nó một miếng như người ta gắp thức ăn cho con trẻ’. Rồi lão mắng yêu nó, nói với nó như nói với ‘một đứa cháu bé về bố nó’.

Lão Hạc đặc biệt yêu quý cậu Vàng vì nó là tài sản, là kỉ vật của người con trai, vả lại, vỢ lão đã chết, con trai đi. biền biệt, lão sống trơ trọi, thui thủi một mình, có con chó làm bạn cho khuây khoả, cho đỡ buồn.

Nhưng, mặc dù rất yêu quý con chó, lão Hạc vẫn phải bán nó vì không nuôi nổi nó và sợ tiêu lạm vào số tiền lão dành dụm cho con. Nỗi đau đớn của lão Hạc là ở đó. Bán con chó vàng là bán cả niềm vui, niềm an ủi cuối cùng của lão. Ta hiểu vì sao lão cứ đắn đo, do dự mãi khi quyết định bán con chó. Và khi buộc lòng phải bán chó, lão vô cùng đau đớn. ‘Lão cố làm ra vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậc nước’. Lão tự nhận là một kẻ bất nhân, là tên lừa đảo đối với một con chó vốn tin yêu mình. ‘Mặt lão đột nhiên co dúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu máo như con nít. Lão hu hu khóc... ‘. Câu văn diễn tả được nỗi đau đớn. Sự khổ tâm, sự ăn năn, niềm xót thương của lão Hạc lên đến tột độ, không sao kiềm chế nổi nên già mà khóc như con nít. Tuổi già, nước mắt đã vơi cạn, cả bộ mặt phải ‘co dúm’ lại mới có thể ép được chút nước mắt chảy ra.

Tình cảm của lão Hạc đối với con chó Vàng là sự thể hiện gián tiếp tình thương yêu sâu nặng của lão đối với con trai. Những lời âu yếm, mắng yêu, nói nựng của lão Hạc với con chó thực chất là sự bộc lộ tình cảm nhớ thương tha thiết của lão đối với người con đi xa biền biệt, không một tin tức gửi về. Lão thương con lắm’ khi con không có tiền để cưới vợ. Khi đứa con vì phẫn chí mà xin đi làm đồn điền cao su, lão ‘chỉ còn biết khóc chứ biết làm sao được’. Đó là rình thương yêu sâu nặng nhưng bất lực của người cha trước cuộc đời và số phận của đứa con.

Sau này, khi kể lại chuyện con trai trước lúc ra đi còn để lại cho lão ba đồng bạc, lão ‘rân rấn nước mắt’. Lão làm thuê để kiếm ăn. Tất cả tiền hoa lợi của khu vườn, lão chắt chiu, dành dụm cho con. Thà nhịn đói chứ lão nhất định không tiêu vào số tiền đó. ‘Bây giờ tiêu một xu cũng là tiêu vào tiền của cháu. Tiêu lắm chỉ chết nó’. Cuối cùng lão đã tự kết liễu đời mình bằng cách ăn bả chó. Một cái chết thật bất ngờ và ai oán. Cái chết đó đã làm sáng tỏ những phẩm chất tốt đẹp, nhân cách cao thượng và đáng kính trọng của lão. Một lão Hạc nhân hậu, giàu tình thương cũng chính là ‘một con người đã khóc vì trót lừa một con chó’. Một lão Hạc đã ‘nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên luỵ đến hàng xóm, láng giềng’ cũng là một con người thà chết đói chứ không thèm ngửa tay nhận làm ăn xin. Lão Hạc chết vì thương con nhất mực, thương đến nỗi thà chết chứ không chịu ăn tiêu vào tài sản của con (ba sào vườn mẹ nó để lại cho nó).