LÀM VĂN
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Phân tích
  • Phân tích thái độ của nhân vật Huấn Cao

Phân tích thái độ của nhân vật Huấn Cao

Đề: Phân tích thái độ của nhân vật Huấn Cao đối với viên quản ngục đầu truyện và cuối truyện Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

BÀI LÀM

-  Thái độ nhân vật Huấn Cao thể hiện qua cử chi, ngôn ngữ, hành vi, hành động, suy nghĩ,... cần tập trung vào chuyển biên tâm lí của nhân vật trong quá trình phát triển câu chuyện.

-  Chú ý phân tích để thấy rõ hai thái độ đôi xử khác nhau (đầu truyện - cuôl truyện), nhận định hai thái độ đó có hợp lí, hợp tình không, với hoàn cảnh và nhân cách Huấn Cao không.

Thân bài gồm hai đoạn chính như sau:

♦ Thái Độ Huấn Cao Đoạn Đau

Viên quản ngục tỏ thiện Ý  giúp đỡ Huấn Cao và Huấn Cao tỏ lời miệt thị, chối từ sự giúp đỡ.

Đoạn văn phân tích:

"... Rồi đến một hôm, quản ngục mỞ khóa cửa buồng kín, khép nép hỏi ông Huấn:

Đổi với những người như ngài, phép nước ngặt lắm. Nhưng biết ngài là một người có nghĩa khí, tôi muốn châm chước ít nhiều. Miễn là ngài giữ kín cho. Sợ đến tai lính tráng họ biết, thì phiền lụy cho tôi nhiều lắm. Vậy ngài có cẩn thêm gì nữa xin cho biết. Tôi sẽ cố gắng chu tất”.

Ổng đã trả lời quản ngục:

-“Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ có một điều: Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây”.

-  ... Ngục quan đã làm cho ông Huấn bực mình thêm, khi nghe xong câu trả lời, y chỉ lễ phép chui ra với một câu: “Xin lĩnh ý”.

Thái độ và lời nói của viên quản ngục:

Thái độ thì khép nép, trong lời nói tỏ lòng ngưỡng mộ (ngài là một người có nghĩa khí), thổ lộ ý định muôn giúp đỡ của mình một cách lễ phép và nhã nhặn (tôi muôn châm chước ít nhiều... ngài có cần thêm gì... tôi sẽ cố’ gắng chu tất).

Lời nói có đoạn mang tính chất tâm sự, tín cẩn, mật giao: Miễn là ngài giữ kín cho. Sợ đến tai lính tráng họ biết, thì phiền lụy riêng cho tôi.

Lời nói của viên quản ngục rất có Ý  tứ, có phân biệt (ngài là người có nghĩa khí, coi thường tất cả, riêng tôi thì còn sợ những phiền lụy).

Đáp lại lời tỏ thiện chí muôn giúp đỡ rất lễ phép, rất nhã nhặn, rất tín cấn, là lời chối từ rất ngắn gọn, đanh thép, đầy miệt thị: “Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây”. Lí giải:

Thái độ đó rất hợp lí, rất hợp nhân cách Huấn Cao. Là người từng ra vào tù ngục, Huấn Cao phải biết suy xét và cảnh giác cao độ.

+ Trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống tàn nhẫn bằng lừa lọc, viên quản ngục phải là người già dặn, sành sỏi, chắc phải tàn nhẫn và lừa lọc gấp bội.

Quản ngục là người đại diện cho quyền lực ở đây, sao lại nói với Huấn Cao, một người tù, những lời nhã nhặn như thế? Quản ngục muốn dò những bí mật của ta chăng? Ông ta muốn khuất phục ta chăng? Thật đáng ngờ.

+ Không phổi là bạn bè tâm phúc, sao quản ngục lại nói những điều tâm sự, lại dặn dò giữ bí mật (xin “ngài giữ kín cho”). Thái độ đó càng đáng cho Huấn Cao nghi ngờ.

Khi không hiếu rõ ý định của đối phương thì tốt hơn hết là từ chói một giao ước. Câu trả lời cố ý làm cho khinh bạc còn là một cách thử nghiệm.

Huấn Cao không lường được rằng viên quản ngục lại là người ít chữ nghĩa, trọng khí phách và rất say mô nghệ thuật thư pháp (toàn những điều không phù hợp với nghề nghiệp và khung cảnh sông của ông).

Biết như vậy nên viên quản ngục trả lời rất điềm tĩnh, không ngạc nhiên, không tự ái: “Xin lĩnh ý”.

♦ Thái Độ Huấn Cao Đoạn Sau

Huấn Cao chí tình viết tặng viên quản ngục những chữ rất đẹp và khuyên bảo những lời tâm huyết.

Đoạn văn phân tích:

“Một người cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tình căng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những dồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ dặt trên phiên lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưng chậu mực. Thay bút con, đề xong lạc khoản, ông Huấn Cao thở dài, buồn bã đỡ viên quản ngục đứng thẳng người dậy và đĩnh đạc bảo:

— ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng với những nét chữ vuông tươi tắn nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Thoi mực, thầy mua ở đâu mà tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bóc lên không'?... Tôi bảo thật dấy, thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở dã, thầy hây thoát khỏi cái nghề này đi dã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. ở đây, khó giữ dược thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cả dời lương thiện di”.

Thái độ và lời nói cua ông Huấn Cao đối với viên quán ngục:

Thái độ và lời nói rất thân ái, tôn trọng “đỡ viên quản ngục dứng thắng người dậy”, lúc nào cũng gọi là “thầy Quản”: “Tôi khuyên thầy Quản..., tôi bảo thực thầy Quản...”

Trồ chuyện thân mật như với một người quen biết lâu ngày. “Thoi mực, thầy mua ở dẫu mà tôt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm Ở chậu mực bốc lên không?”. Như thế là ông Huấn Cao xem như có thế nói chuyện bút mực với viên quản ngục được.

Nhât là ông đã nói những lời tâm huyết có liên quan phẩm giá một đời người: “... thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi dã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. ở đáy khó giữ được thiên lương cho lành vững”.

Lí giải:

Thái độ và lời nói của ông Huấn Cao đôi với viên quản ngục hoàn

toàn khác trước. Vì ông Huần đã hiểu rõ thầy quản và ân hận “thiếu chút nữa phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ. Giữa những người tàn nhẫn, lọc lừa, vẫn có những người tốt biết trọng giá người.”

Biết rõ thầy quản yêu thích thư pháp, biết thưởng ngoạn thư pháp, ông Huấn Cao thấy thầy quản ở mặt đó có chỗ gần gũi với tâm hồn mình.

Ông Huấn Cao biết rằng ngàv mai người ta sẽ giải ông về kinh để  chịu án tử hình. Đây là thời gian cuối cùng để ông đáp lại tấm lòng “biệt nhỡn liên tài” của viên quản ngục.

Chính hoàn cảnh ấy, chính những suy nghĩ ấy đã quyết định, thái độ ấy, một thái độ hoàn toàn khác trước.

Với thủ pháp đôi lập, qua hai đoạn hội thoại, Nguyễn Tuân đã vẽ lên một hình tượng Huấn Cao:

+ Vừa cao ngạo, bất khuất, chọc trời khuấy nước.

+ Vừa chân tình và tài hoa, biết trân trọng những tâm lòng tốt trong thiên hạ, biết đề cao cái thiên lương đẹp đõ của con người, biết yêu quí nghệ thuật.