399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM
BÀI LÀM
Nam Cao là một trong những nhà văn xuất sắc của dòng văn học hiện thực phô phán Việt Nam, ở thời kì phát triển cuối cùng: 1940 - 1945.
Là một thầy giáo tiểu học nghèo nơi thành thị, ông ‘đến thẳng với nhân vật và người đọc bằng một tấm lòng ‘. Tấm lòng ấy được nuôi dưỡng và lớn lên trong những cảnh đời nghèo khô. Sự nghiệp sáng tác của ông thực sự là một quá trình ‘tìm tòi, sáng tạo và khám phá ‘. Qua tác phẩm của ông, người đọc có thế nhận thấy những băn khoăn, day dứt, những vật vã, trăn trở của một nhà văn tâm huyết với nghề, với đời.
Trong truyện ngắn Dời thừa (1943), Nam Cao đã chính thức khắng định của mình đối với văn chương - nghệ thuật về trách nhiệm của những người cầm bút:
- ‘...Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiều mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết dào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và súng tạo những cái gì chưa có... ‘.
Nhà văn quan niệm: muốn đến với văn chương nghệ thuật, cần phải biết ‘tìm tòi ‘ biết ‘đào sâu ‘ suy nghĩ, biết ‘sáng tạo ‘ những điều mới mẻ, Văn chương không chấp nhận, ‘không dung nạp những gì công thức, sáo mòn. Nhà văn ví nó như một người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho... ‘. Sản phẩm của nó - như có ‘người thợ khéo tay ‘ sẽ rất đẹp, rất hoàn chỉnh nhưng nó thiếu sự sáng tạo. Nó.chỉ mang vẻ đẹp của sự gọt dũa cầu kì, mà thiếu hẳn sự sinh động muôn màu muôn vẻ của cuộc sống. Cái ‘đẹp ‘ của sản phẩm đó ‘chỉ tồn tại được một thời gian là may mắn! ‘. Cuộc sống xung quanh ta luôn sôi động với đầy đù mọi sắc màu phong phú và đa dạng. Văn chương sẽ trở nên sinh động, giàu sức sông biết bao nếu nhà văn thực sự khao khát ‘sáng tạo và khám phá ‘ nhà văn Nam Cao cho rằng, Những tác phẩm có sự sâu sắc, mới mẻ đó mới là những tác phẩm vàn chương có ích cho đời, cho người, mới được người đọc chấp nhận, được văn chương ‘dung nạp ‘ và sẽ ‘sống ‘ được lâu dài cùng thời gian...
Đế có được sự dứt khoát trên quan điểm đó, nhà văn Nam Cao đã trải qua biết bao cuộc đấu tranh về tư tướng khá gay gắt. Ông sáng tác rất sớm, và có thơ, truyện, kịch đăng bài từ những năm 1936. Nhưng càng về sau, người thanh niên tiểu tư sản trẻ tuổi đó mới càng nhận thức được nhiều điều mới lạ từ hiện thực cuộc sống. Xã Hội Việt Nam từ thời kì
1930 - 1945 là xã Hội thực dân nửa phong kiến. Quá trình khai thác thuộc địa lần thứ H của thực dân Pháp làm cho sự phân hóa giai cấp ngày càng trở nên sâu sắc. Trong xã Hội ấy, đồng tiền ngự trị tất cả. Trong xã Hội kim tiền ấy, ‘người với người đối xử nhau như chó sói ‘, ‘một xã Hội chó đểu ‘ (Vũ Trọng Phụng) với những tên thông trị đôu giả, vô nhân... và những con người ‘bé nhỏ ‘ đáng thương. Nam Cao chỉ là ‘một nhà văn mảnh khảnh thư sinh, ăn nói ôn tồn, mỗi lúc một đỏ mặt, mà kì thực mang trong lòng sự phản kháng mãnh liệt... ‘ (Nguyễn Đình Thi). Ong là người ‘hay băn khoăn về vấn đề nhân phẩm, về thái dộ khinh trọng dối với con người. Ông thường dễ bất bình trước tinh trạng con người bị lăng nhục chỉ vì dày đọa và cảnh nghèo đói cùng dường.. ‘ (Hà Minh Đức - ‘Chân dung văn học ‘).
Chính vì vậy, nhà văn đã dứt khoát trở về với cuộc sống thực tại. Nhà văn tự nguyện sẽ ‘đứng trong lao khổ, mở hồn ra mà dón lấy những vang dộng của cuộc đời... ‘. Sự nghiệp sáng tác của ông chỉ thực sự bắt đầu từ những năm 1941, với truyện ngắn Chí Phèo. Ngòi bút của ông đã vượt qua những non nớt ban đầu. Ông sáng tác theo phương pháp hiện thực phê phán mà quan điểm mĩ học của nó là: ‘Nghệ thuật vị nhân sinh ‘ với thái độ khách quan chủ nghĩa. Ông hướng nghệ thuật vào cuộc sống hiện tại của xã Hội, của nhân dân mà phản ánh, phanh phui, bình giá và phán xét. Những tư tưởng của dòng văn học lãng mạn vẫn xuất hiện trong các tác phẩm của ông, nhưng luôn có sự đối chiếu so sánh với ý tưởng của văn học hiện thực phê phán. Và qua đó, ông lại một lần nữa khẳng định sự tiến bộ, đúng đắn của phương pháp sáng tác hiện thực chủ nghĩa, bằng lòng với sứ mệnh đã chọn của mình; ‘ ...đào sâu, tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì minh chưa có. ‘
Qua những truyện ngắn của ông, mà tiêu biêu là: Nước mắt, Đời thừa, Trăng sáng, sống mòn... người đọc không khỏi trân trọng, cảm phục và kính trọng ông một nhà văn đầy tài năng và tâm huyết. Ông đã không cam chịu việc ‘làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho... ‘ mà luôn trăn trở trước ngòi bút của mình. Đặc biệt, điều mà chắc ai cũng nhận thấy, đó là những nô lực vô cùng lớn lao của nhà văn trong quá trình ‘sáng tạo ‘, ‘tìm tòi ‘ sự mới mẻ cho nghệ thuật. Trong Đời thừa; Nam Cao đã phát biểu chính kiến của mình về mục đích vươn tới của văn chương.
‘Một tác phẩm thật có giá trị nó phải vượt lên mọi giới hạn và bờ cõi. Nó ca tụng tinh thương, lòng bác ái, sự công bình... Nó làm cho người gần người hơn ‘.
Cũng chính vì vậy, nên nhà văn trở nên ‘thù ghét những sách phủ phiếm..., Nguyễn rủa cái văn chương thi vị hóa cái khổ của bọn nhà văn tư sản... ‘ (Nguyên Đình Thi).
Trong thời kì trước Cách mạng, sáng tác của Nam Cao tập trung vào hai khía cạnh chính: người trí thức tiểu tư sản nghèo và người nông dân: ở đề tài về những người tiểu tư sản nghèo mà chúng ta có thế thấy một phần nguyên mẫu của chính Nam Cao - ông đã đi sâu vào những bi kịch
‘chết mòn ‘ về đời sống tinh thần của họ; với những quằn quại đau đớn về tâm hồn. Nhà văn thấy được những vật vã, quằn quại của người trí thức tiểu tư sản nghèo.
‘Chao ôi... Cuộc sống như chúng ta đang sống đây đã thật có gì cho ta đáng vui chưa? Người ta ghét nhau hoặc yêu nhau, nhưng bao giờ cũng làm khổ nhau cả! Tại sao vậy..? ‘
... Đau đớn thay cho những kiếp sông khao khát muốn lên cao nhưng lại bị cơm áo ghì xuống đất. Cái lối sống quá ư loài vật, chẳng còn biết một việc gì ngoài việc kiếm thức ăn đổ vào dạ dày.. ‘ (Thứ - Sống mòn).
Nhưng có lẽ trong truyện ngắn Trăng sáng nhà văn Nam Cao đã biểu hiện tập trung và đầy đủ nhất cuộc đấu tranh gay gắt về tư tưởng của mình, thể hiện một ‘đối mắt ‘: tiến bộ và đầy nhân ái. Truyện kể về nhân vật Điền - một giáo khổ trường tư, vì thất nghiệp nên trở về quê với gia đình. Một gia đình nghèo khổ, lam lũ và nheo nhóc với hai đứa con dại, người vợ luôn cau có và eo sèo về tiền nong, gạo nước. Điền trỞ về với tài sản là mấy chiếc ghế mây đã cũ - vật thay thế những đồng tiền lương ít ỏi - vì một lẽ đơn giản là chính ông hiệu trưởng cũng chẳng còn tiền nữa. Điền trở về với một dự định tốt đẹp, đó là hi vọng, hoài bão mà Điền ôm ấp từ láu: ‘Văn chương ‘ Điền muôn sáng tạo vì cái đẹp, và trong đầu Điền vang lên những ý nghĩ đẹp đẽ, nó giống như suy nghĩ của Hộ trong Đời thừa.
‘Đói rét không nghĩa lí gì với một gã trẻ tuổi say mê lí tưởng. Lòng hắn đẹp. Đầu hắn mang một hoài bão lớn... Đối với hắn lúc ấy, nghệ thuật là tất cả, ngoài nghệ thuật ra không còn gì đáng quan tâm nữa.. ‘ Điền hăm hở vì dự định tốt đẹp của mình, mang những chiếc ghế mây ra sân ngồi ngắm trăng, trong đầu nảy ra biết bao là hình ảnh thơ mộng và lãng mạn. Điều ấy làm bực mình trước người vợ quê mùa ‘thấy trăng sáng thì nghĩ ngay rằng đỡ tốn mấy xu dầu lạc ‘ Điền nghĩ tới những cô gái đẹp, chỉ ăn chơi nhàn nhã và chăm sửa thịt da. Điền nghĩ tới những môi tình thơ mộng và lãng mạn, những cô gái ngồi dưới bóng mát cây xanh, ‘đu đẩy đối chân thườn thẹo.. ‘. Thế nhưng đột nhiên, tiếng con khóc, tiếng vợ đay nghiến,., kéo Điền trở về với cuộc sống hiện thực đầy phũ phàng. Thoạt nhiên anh bực tức và chán ngán. Anh muôn rời bỏ tất cổ những gì đau khổ của cuộc sống, tìm đến những nơi yên tĩnh và thơ mộng để sáng tác. Thế nhưng cuối cùng anh chơt mềm lòng và nhận ra tất cả: Ánh trăng đang tỏa sáng, đang rắc vàng, rắc bạc khắp thế gian., thật đẹp đẽ và thơ mộng. Nó là cái ‘đẹp ‘ mà con người luôn vươn tới và khát khao. Nó là sự bắt đầu cảm hứng của bao nhà thi sĩ:
‘....Trăng là cái liềm vàng giữa đống sao. Trăng là cái dĩa bạc trên tấm thảm nhung trời. Trăng tỏa mộng xuống trần gian. Trăng tuôn suối mát để những tâm hồn khát khao hụp lặn. Trăng ơi trăng. Cái vú mộng tròn dấy mà thi sĩ bao đời mơn man.... ‘
Thế nhưng cái đẹp ấy có phải là nội dung - là đối tượng miêu tả chủ yếu lúc này không? Nhà văn viết tiếp:
‘Chao ôi! Trăng đẹp lắm. Trăng dịu dàng và trong trẻo vù bình tĩnh. Nhưng trong những căn lều mát mà trăng làm cho bề ngoài trở nên củng dẹp, biết bao người quằn quại, nức nở, nhăn nhó tới những đau thương của kiếp mình! Biết bao nhiêu tiếng nghiến răng và chửi rủa, biết bao cực khổ lẫn lẩm than?... Chao ôi! Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối; nghệ thuật chỉ là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp sống lẩm than.. ‘
Nam Cao đã nhận, ra rằng, hiện thực đau khổ kia đối lập ghê gớm với những cái đẹp, cái mơ mộng của con người. Nếu nhà văn vẫn tiếp tục ‘dem găm vóc - phù lên trên dá điểu tàn‘ thì thực chất đó chỉ là, lừa dối mình lừa dối người. Nhân vật Điền đã ngồi ‘giữa tiếng con khóc, vạ quát,... ‘ để viết nên những tác phẩm ngược hẳn với dự đinh ban đầu. Đó là sự thức tĩnh đáng quý của lương tâm một con người có trách nhiệm trước xã Hội, thực tâm mong muôn một xã Hội tốt đẹp hơn.
Nam Cao là nhà văn cũng xuất thân từ tầng lớp trí thức tiểu tư sản nghèo nên ông rất hiểu họ. Họ là những người luôn khao khát một cuộc, sông tốt đẹp. Nhưng do ở vị trí bấp bênh của tầng lớp trung gian, chưa tìm ra chỗ dựa trong quần chúng và cũng không tin vào quần chúng nên luôn bât mãn với đời và cảm thấy bất lực. Con người đó phải chịu đựng cảnh sống thường, xuyên và đành rơi vào ‘sống mòn ‘, một cuộc ‘đời thừa ‘. Họ chưa thể giải quyết những bi kịch của nhân dân. Từ sự thông hiểu và thông cảm với cuộc sồng và tâm tư, tình cảm thuộc về giai Cấp của họ, nhà văn Nam Cao đã sáng tạo ra những truyện ngắn có giá trị sâu sắc.
Những nhân vật của ông hết sức sông động, và đọc xong tác phẩm, người đọc có thể thấy họ bằng xương bằng thịt. Sở dĩ như vậy là vì những nhân vật của ông thường có cả tính đậm nét, nó ‘thực hơn cả nhân vật thực ‘ từ suy nghĩ, hành động đến diễn biến tâm lí. Cách kể chuyện và dần dắt của ông cũng rất đặc biệt, giong vãn lạnh lùng mà ẩn chứa những tình cảm nhân đạo tha thiết. Ông đã viết sâu sắc và sinh động về bi kịch Sông mòn của những trí thức tiểu tư sản giai đoạn 1940 - 1945, cho chúng ta ngày nay thấy lại được cuộc đờỉ' ‘sống dở chết dở mang dậm nét bi hài ‘ (Xuân Diệu) của họ. Những truyện ngắn về đề tài người nông dân của ông có giá trị rất lớn, được đánh giá là xuất sắc tiêu biếu là tác phẩm Chí Phèo. Chỉ nêu một ý nhỏ, ta cũng có thế thấy được sự mới mẻ, sáng tạo của nhà văn trong khi đi tìm - khai thác cuộc sống xà Hội 1940 - 1945: ‘Chỉ khi Chí phèo ngột ngưỡng bước ra từ trang sách người ta mới nhận ra rằng dây là hiện thân đầy đủ nhất của người dân thuộc địa bị giày xé, hủy hoại cả nhân hình và nhân tính. Chị Dậu bán con, bán cho, bán sữa... nhưng chị còn dược là người. Chí Phèo bán cá diện mạo và linh hồn để trở thành con quỷ dữ làng Vũ Đại... ‘
Đặt bôn cạnh dòng văn học lãng mạn, ta thấy Nam Cao có sự tiến bộ, tuy chưa đến được với cách mạng. Dù sao ta cũng rất trân trọng nhà văn tâm huyết với nghề, với đời, ‘biết khơi nguồn chưa ai khơi và sáng tạo
những gì chưa có ‘. Sự nghiệp của ông sẽ mãi mãi sông cùng bạn đọc có giá trị lớn trong nền văn học dân tộc.