LÀM VĂN
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Nghị luận
  • Phân tích phần đầu bài Bình Ngô Đại Cáo

Phân tích phần đầu bài Bình Ngô Đại Cáo

Phân tích phần đẩu bài Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi: Việc nhân nghĩa... (...) Mỗi bên hùng cứ một phương

BÀI LÀM

Bình Ngô đại cáolà tác phẩm tiêu biểu nhất của Nguyễn Trãi, nhà chính trị, quân sự và dĩ nhiên là nhà thơ, nhà văn kiệt xuất của dân tộc. Đây là bài cáo Nguyễn Trãi thay vua Lê Thái Tổ, viết để tuyên cáo rộng rãi với nhân dân về quá trình kháng chiến và thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Thông qua bài cáo, Nguyễn Trãi cũng nêu lên triết lí nhân nghĩa của ông cũng như định nghĩa một cách tự hào về đất nước.

“Nhân nghĩa” là một nội dung của Nho giáo nói về sự thương yêu, giúp độ giữa con người với nhau. Tuy nhiên, đối với Nguyễn Trãi, “nhân nghĩa” đã được nhân lên một bậc. “Nhân nghĩa” đối với ông là “việc”, là hành động cụ thể.

Việc nhân nghĩa cốt ở yến dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo

Thường thì trong xã hội phong kiến, quân đội được xây dựng là để bảo vệ chế độ, bảo vệ nhà vua. Nhưng ở đây, Nguyễn Trãi cho rằng quân đội thì phải “trừ bạo”, phải làm cho nhân dân ấm no, hạnh phúc.

Nguyễn Trãi đã dùng “rượu mới” để đổ vào “bình cũ” của Nho giáo. “Nhân nghĩa”, là một khái niệm phải nghĩ đến trước tiên nếu muốn trị thiên hạ.

Đất nước Việt Nam có truyền thống nhân nghĩa, con người Việt Nam nhân đạo. Đó là nội dung mà Nguyễn Trãi muốn đề cập ở những câu cuối của phần một bài cáo. Nguyễn Trãi đã cất cao giọng nêu tên đất nước.

Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Ta nhận thấy ở đây một giọng điệu sảng khoái, phấn khởi. Chắc có lẽ khi-viết hai dòng văn này, mọi tình cảm yêu nước của ông đều họp lại tại trái tim để rồi từ đó, ông bật ra:

Như nước Đại Việt ta từ trước

Nước Đại Việt đã có “từ trước”, vì thế mà hình thành một “nền văn hiến” lâu đời. Văn hóa Đại Việt dù ít nhiều có ảnh hưởng của văn hóa phương Bắc nhưng nó vẫn đậm đà bản sắc dân tộc.

Nếu như Lí Thường Kiệt đã từng nói sông núi, bờ cõi nước Nam đã được định phận tại sách trời thì Nguyễn Trãi lại nêu lên một nội dung khái quát hơn.

Núi sông bờ cõi đã chia Phong tục Bắc Nam cũng khác

Đất Nam, đất Bắc đã có ranh giới rõ ràng đã được chia. Có thể do trời chia nhưng cũng có thể do người chia. Nhưng ta có thể hiểu rằng, trải qua hơn một ngàn năm đấu tranh gian khổ, qua bao nhiêu nhọc nhằn, cha ông mới dựng nên đất nước. Vâng, chính con người Việt đã đấu tranh, đã nằm xuống, đã “quyết tử cho Tổ quốc...” để hình thành nên đất nước. Giang san đã được chia thì phong tục, tập quán cũng có nhiều khác lạ. Dân nước Nam khác dân nước Bắc, ngôn ngữ đất Nam cũng khác đất Bắc. Nhưng có một điều giống nhau là cả hai nước đều tồn tại song song những triều đại.

Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương

Đây là hai dòng văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Từ bấy lâu, các hoàng đế Trung Hoa đều cho rằng đất nước ta là một bộ phận, một quận nhỏ của họ. Nhưng giờ đây Nguyễn Trãi đã khẳng định đất nước ta có chủ quyền như một lời xỉ vả vào mặt quân thù. Tuy lúc yếu, lúc mạnh nhưng “hào kiệt” đất Nam không thiếu, nào là Đinh Bộ Lĩnh, Lí Thường Kiệt và xa hơn nữa là Ngô Quyền với chiến thắng Bạch Đằng năm 938 mở ra kỉ nguyên độc lập cho đất nước.

Trong phần một bài cáo, Nguyễn Trãi không chỉ nêu lên triết lí “nhân nghĩa” một cách sâu sắc mà ông còn định nghĩa về đất nước với một niềm tự hào dân tộc. Đứng trên lập trường dân tộc, ông dã khẳng định đất nước ta có “truyền thống nhân nghĩa” vì thế mà tồn tại được và đánh bật mọi âm mưu xâm lược của kẻ thù.

Mỗi lần đọc Bình Ngô đại cáo, trong em lại hừng hực niềm tự hào mình là người Việt, là hậu thế con cháu của Nguyễn Trãi. Và nghĩ về đời người anh hùng dân tộc, không khỏi nhói lên trong em nỗi lòng xót thương Nguyễn Trãi. Càng thương ông, chúng ta càng hiểu hơn về truyền thống đất nước. Và rồi, chúng ta có thể cất cao giọng ca ngợi Tổ quốc Việt Nam muôn năm.