399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM
Bài làm
Đoạn thơ ‘Lục Vân Tiên gặp nạn’ một lẩn nữa cho thấy tư tưởng nhân nghĩa tỏa sáng ‘Truyện Lục Vân Tiên’ và thể hiện niềm tin của nhà thơ mù đất Đồng Nai đối với nhân dân giữa thời loạn lạc.
Nhân vặt ông Ngư được nói đến trong đoạn thơ thật đẹp, tiêu biểu cho đạo lí của nhân dân ta 'Thương người như thể thương thân’. Nguyễn Đình Chiểu đã dành cho ông Ngư một tình cảm nồng hậu biết bao!
Trịnh Hâm là một kẻ độc ác, thâm hiểm, đố kị tài nàng. Hắn đã lừa Vân Tiên lên thuyền (khí chàng đã mù) rồi đẩy xuống sông cho chết. Giữa ‘đêm khuya lặng lễ như tờ’, hán đã ‘ra tay’ dẩy Vân Tiên xuống nước, thế nhưng hắn còn xảo quyệt, đạo đức giả cát ‘tiếng kêu trời’. ĐỐI lập với những con người độc ác ấy, những người cùng đi thuyên đã đau đớn kêu thương:
'Trong thuyền ai nấy kêu la,
Đều thương họ Lục, xót xa tấm lòng’.
Thái đô, tình cảm ấy biểu thị tình thương người của nhân dân ta như ca dao đã truyền lại 'Thấy người hoạn nạn thì thương...’.
Trối đất cũng không thể phụ một con người tốt đẹp như Vân Tiên. Giao long là một loài thủy quái cũng đã đến cứu người bị nạn:
‘Vân Tiên mình lụy giữa dòng,
Giao long dìu đỡ vào trong hãi rày’.
Sự xuất hiện cùa giao long trong cảnh Vân Tiên gặp nạn tuý có tạo nên màu sắc huyền thoại của truyện thơ, nhưng đã làm nổi bật một sự thật cay đắng ở đời, đó đây có lúc con người còn ác độc hơn cả loài lang sói. Trong tình huống ấy, ông Ngư đã xuất hiện. Người bị nạn đã gặp được người nhân đức:
‘Vừa may trời đã sáng ngày,
Ông chài xem thấy vớt ngay lên hờ’.
Bốn chữ ‘vớt ngay lén hờ’ thể hiện một tinh thần hối hả, khẩn trương, kịp thời cứu người chết đuối. Cả một gia đình xúm vào cứu chữa, săn sóc người bị nạn. Con thì ‘vẩy lửd’, đốt lừa lên, sưởi ấm người chết đuối. Hai vợ chồng, người thì ‘hơbụng dạ’,người thì ‘hơmặt mày’cho Vân Tiên:
‘Hôi con vầy lừa một giờ,
Ông hơ bụng dạ, mụ hơ mặt mày’.
‘Hổi’nghĩa là hôi hả, giục giã; cách nói biểu cảm dân dã cùa người nông dân Nam Bộ. Trong văn cảnh, I1Ó thể hiện sự lo lắng cho tính mệnh người bị nạn, biểu lộ tình thương người bao la của ông Ngư.
Vân Tiên hồi tỉnh, Ngư ông đã ân cần ‘hỏi han’, hết lời an ủi, chia xẻ nỗi đau buồn với người gặp nạn. Mặc dù nhà nghèo, nhưng ông Ngư đã chân tình mời Vân Tiên, một người mù lòa, đau khổ ở lại với gia đình ông, để được chăm sóc nuôi nấng:
‘Ngư rằng: m>ười ở cùng ta,
Hôm mai hẩm hút, với già cho vui’.
Ở đời, có ‘một lời nói một đọi máu’ (đọi: bát). Có ‘một câu nói một gói hạc’. Câu nói cùa Ngư ông là một tấm lòng vàng, chan chứa tình nhân đạo.
Cuộc đời Ngư ông là cuộc đời của một con người ‘lánh đục tìm trong’ xa lánh con đường danh lợi, coi trọng tình người, phấn đấu cho lí tưởng nhân nghĩa cao cả:
‘Ngư rang: Lòng lão chẳng mơ,
Dốc lòng nhân nghĩa, há chờ trả ơn.
Nước trong rửa ruột sạch trơn,
Một cáu danh lợi chi sờn lòng đây’.
Vân Tiên đánh cướp cứu dân, cứu Kiều Nguyệt Nga với ý thức: ‘Làm ơn há dễ trông người trả ơn’. Ngư ông cũng vậy: ‘Dốc lòng nhân nghĩa, hả chờ trả ơn’. Những tấm lòng cao cả ấy đã gặp nhau, họ đã nêu cao tình nhân ái. Và đó cũng là cái lẽ đời: ‘Ở hiền thì lại gập hiên’ như một nhà thơ đã nói.
Ngư ông ngoài tình nhân ái mênh mông còn có một tâm hồn thanh cao. Ông đã chan hòa, gắn bó với thiên nhiên. Sông dài biển rộng, trời cao là môi trường thảnh thơi, vui thú của ông. Suốt đêm ngày, năm tháng, ông đã lấy doi, vịnh, chích, đầm, lấy bầu trời, lấy Hàn Giang làm nơi vẫy vùng, tìm nguồn vui sống. Ông đã lấy gió và trăng, con thuyên và dòng sông làm bầu bạn. Ông đã lấy công việc chài lưới đê’ sống cuộc đời thanh bạch. Ngư ông là một con người tự do, thoát vòng danh lợi, thích nhàn. Câu thơ vang lén như một tuyên ngôn đẹp về lẽ sống của một nhà nho, một kẻ sĩ chân chính đang sống giữa thời loạn lạc:
‘Rày doi, mai vịnh vui vầy,
Ngày kia hứng gió, đêm nay chơi trăng.
(...) Thuyên nan một chiếc ở dời,
Tắm mưa .chài gió tronị vời Hùn Giang’.
Đây là những câu thơ hay nhất, đậm đà nhất trong ‘Truyện Lục Vân Tiên’. Giọng thơ nhẹ nhàng, êm ái. Cảm hứng thiên nhiên trữ tình dào dạt tạo nên sắc điệu thấm mĩ sáng giá, biểu hiện một cách tuyệt đẹp tâm hồn trong sáng, thanh cao và phong thái ung dung của Ngư ỏng.
Cũng như ông Quán, ông Tiều, lão Bà, Tiểu Đổng, nhân vật Ngư ông trong đoạn thơ này vừa là người lao động chất phác, nhân hậu, vừa là hình ảnh một nho sĩ bình dân coi thường danh lợi, giàu lòng nhân nghĩa, yêu tự do và thanh cao. Sống giữa thời loạn lạc, nhân vật Ngư ông cũng là nhân vật lí tường phát ngôn lẽ sống và tư tưởng nhân nghĩa cùa nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu. Đẹp vậy thay một con người:
‘Kinh luân đã sẵn trong tay,
Thung dung dưới thế, vui say trong trời’.