LÀM VĂN
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Phân tích
  • Phân tích nhân vật Hộ trong truyện ngắn Đời Thừa

Phân tích nhân vật Hộ trong truyện ngắn Đời Thừa

Đề: Phân tích nhân vật Hộ trong truyện ngắn Đời Thừa của Nam Cao. 'ái vòng lẩn quẩn vì nghèo túng nên viết cẩu thả để kiếm tiền rồi tự giày vò, làm khổ vợ con, lại hối hân, đau khổ...'

Bài Làm

Đời thừa đăng trên Tiểu thuyết thứ bảy số 490 ngày 4 — 12 - 1943, là một trong những truyện ngắn đặc sắc của Nam Cao có đề tài về người trí thức nghèo. Với ngòi bút phân tích tâm lí thật sâu sắc, Nam Cao đã phản ánh chàn thật cảnh nghèo khổ, bế tắc của nhân vật trung tâm: văn sĩ Hộ. Ta hãy phân tích nhân vật Hộ để chứng minh nhận định:  ‘Văn sĩ Hộ mang nhiều nét tiêu biểu hay cũng như dở của tính cách một trí thức nghệ sĩ có tâm huyết, tài năng nhưng sống túng quẫn trong xã Hội cũ ‘.

Trước hết Hộ là một nhà vân biết tự trọng, có ý thức sâu sắc về nghề vãn, nên viết thận trọng. Vì Hộ quan niệm rằng:  ‘Sự cẩu thả trong bât cứ nghề gì củng là một sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong vãn chương thì thật là đê tiện. Cho nên hắn dọc, ngẫm nghĩ, tìm tòi, nhận xét và suy tưởng không biết chán ‘.

Cũng là một nhà văn có ý thức sáng tạo, Hộ cho rằng,  ‘văn chương chí dung nạp những người biết dào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn

chưa ai khơi và sáng tạo những gì mình chưa có...‘ Cho nên anh đã từng ôm ấp một hoài bão lớn về sự nghiệp văn chương và vì nó, Hộ có thể hi sinh tất cả.  ‘Nghệ thuật là tất cả‘ nhưng không phải sa vào quan điểm  ‘nghệ thuật vị nghệ thuật ‘ thoát li đời sông. Đây chính là niềm say mê quên mình vì lí tưởng nghệ thuật, vì sự nghiệp văn chương chân chính thấm đẫm tình nhân đạo, như niềm mơ ước của Hộ;  ‘Cả một đời tôi, tôi sẽ chỉ viết một quyển thôi, nhưng quyển đó sẽ ăn giải Nôben... ‘ Đó là một tác phẩm văn chương  ‘chứa dựng được một cái gì to lớn, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình... Nó làm cho người gần người hơn ‘. Đây cũng không phải là sự thèm khát hư danh, mà xét cho cùng, chính là niềm khao khát tự khẳng định trước cuộc đời của một cá nhân có ý thức về mình, về giá trị cuộc sống cuộc đời mờ nhạt, bị lãng quên.

Tuy nhiên, dù rất say mê văn chương nhưng Hộ cũng dễ cao hứng bất đồng vì chuyện văn chương. Sau mỗi lần lãnh tiền ở tòa soạn định mua thức ăn ngon một bữa cho lũ con đói khát, nhưng khi nghe bạn bàn về một tác phẩm văn chương. Hộ bốc lên, vào quán rượu cùng bạn bè, tiêu sạch tiền, say sưa rồi hối hận... Hộ vừa chủ quan, kiêu ngạo, vừa bi quan, thiếu tự tin;  ‘Còn gì buồn hơn chính mình lại chán mình ? ‘. Khi chán nản,  ‘hắn thừ mặt ra, như một kể phải đi đày... Thôi thế là hết! Ta đã hỏng đứt rồi ‘.

Như vậy, văn sĩ Hộ mang nhiều nét tiêu biểu hay cũng như dở của tính cách một trí thức nghệ sĩ có tâm huyết tài năng. Nhưng Hộ phải sông túng quẫn trong xã Hội cũ. Cái xã Hội cũ mà Hộ đang sông chính là cái xã Hội nước ta dưới chế độ thực dân tù đọng, bế tắc đã đày đọa con người trong khôn cùng, đã vùi dập những ước mơ tốt đẹp của con người. Tấn bi kịch của một người trí thức nghệ sĩ nghèo luôn giằng xé nội tâm Hộ. Ước mơ đẹp đẽ của anh phải luôn đối đầu với sự nghèo khó, cực nhục, với gánh nặng cơm áo, gia đình. Cái hoài bão lớn mà Hộ quyết đạt tới bằng một ý chí phi thường từ ngày còn trẻ đã không thực hiện được, chỉ  ‘vì những bận rộn tẹp nhẹp, vô ý nghĩa của cả một gia đình phải chăm lo‘. Hộ không còn cách nào khác là phải kiếm cho ra tiền. Hắn phải cho in nhiều cuốn văn viết vội vàng. Điều đau đớn và nhục nhã của Hộ là cứ  ‘viết toàn những cái vô vị, nhạt phèo, gợi những tình cảm rất nhẹ rất nông, diễn một vài ý rất thông thường quấy loãng trong một thứ văn bàng phang và quá ư dễ dãi ‘.

Sự túng quẫn đã giày vò Hộ đến cực điểm,  ‘Hắn trở nên cau. có và gắt gỏng... Và nhiều khi, không còn chịu nổi cái không khí bực tức ở trong nhà, hắn đang ngồi bỗng dứng phắt lên, mắt chan chứa nước, mặt hầm hầm, vùng vẳng đi ra phố, vừa di vừa nuốt nghẹn‘. Nhiều lúc, nỗi đau khổ, thất vọng làm anh trở nên u uất. Hộ đến quán rượu đê tìm sự quên lãng. Trong cơn say, Hộ lại trút nỗi uất hận vào vợ con mà có lúc anh tưởng là nguyên nhân trực tiếp của tình cảnh bế tắc của mình. Rồi khi tỉnh rượu, nhỞ lại những hành vi thô bạo, tồi tệ của mình, Hộ vô cùng hối hận, tự xỉ vả mình là  ‘một thằng... khốn nạn ‘.

Cái vòng lẩn quẩn vì nghèo túng nên viết cẩu thả để kiếm tiền rồi tự giày vò, làm khổ vợ con, lại hối hân, đau khổ... đã thể hiện bi kịch đời sống của nhân vật. Đời thừa đã đặt ra vấn đề sông còn của nghệ thuật: số phận của nghệ thuật chân chính với lí tưởng nhân đạo cao cả đối mặt trước thử thách nghiệt ngã của sự khôn cùng, của nợ áo cơm mà người sáng tạo nghệ thuật phải gánh chịu.                                 *

Diễn tả quá trình phát triển tâm lí thật tinh tế, khám phá những ngõ ngách kín nhất của tâm hồn con người bằng giọng văn miêu tả, tự sự lạnh lùng có sắc thái khinh bạc chuyển sang giọng trữ tình sôi nổi, thiết tha, Nam Cao đã xoáy sâu vào tẩn bi kịch của một nhà văn nghèo trong t xã Hội cũ qua truyện ngắn Đời thừa. Tác phẩm còn toát lên lời kết án cái xã Hội nặng nề ngột ngạt đã tước đi giá trị của cuộc sống, phá hoại nhân cách của con người, nhất là người trí thức nghệ sĩ có hoài bão cao đẹp, muốn sống tử tế và muôn cống hiến cao nhất cho xã Hội.