LÀM VĂN
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Phân tích
  • Phân tích nhân vật cực hay trong tác phẩm Chữ người tử tù

Phân tích nhân vật cực hay trong tác phẩm Chữ người tử tù

ĐẾ: Phân tích vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao (hoặc nhân vật quản ngục) trong truyện Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân. Từ đó nhận xét về nghệ thuật khắc họa nhân vật của nhà văn.

BÀI LÀM

Đọc tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân nhiều người chỉ chú ý đến  hình tương nhân vật Huấn Cao - một anh hùng thất thế, một con người có trái tim nhân hậu, khí phách hiên ngang - mà quên rằng: Thế giới nhân vật cứa Nguyễn Tuân không chỉ là những con người có tài nhưng không gặp thời mà ông còn luôn cố gắng khắc họa hình tượng những nhân vật tuy có cuộc sống bình thường nhưng tâm hồn lại rất trong sáng, luôn hướng tới cái thiện, cái đẹp, cái thiên lương của cuộc đời. Phải chăng, trong Chữ người tử tù đó chính là nhân vật viên quản ngục?

Vậy nhân vật này có nghề nghiệp gì và có những phẩm chất cao đẹp nào?

Ngay chữ “quản ngục” cũng nói cho chúng ta biết về nghề nghiệp của  nhân vật này. Đó là một người cai ngục, ông đại diện cho triều đình, cho

phe đôi lập với những con người có tài nhưng không gặp thời, những tướng cướp hảo hán, ngang ngược,

Sông giữa lũ người độc ác, bạo ngược, viên quản ngục này “là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản dàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ....”.

Chiều hôm ấy, khi quản ngục nhận được công văn báo sẽ có sáu tôn tù tứ hình chuyển về ngục tạm giam, trong đó kẻ cầm đầu là Huấn Cao - một người có tài “viết chữ rất nhanh và rất đẹp”, lại có tài “bẻ khóa”, “vượt ngục” hẳn người đọc sẽ tưởng tượng những trận mưa đòn sắp rơi xuống đầu những kẻ phản nghịch kia. Nhưng thật lạ! Không những không được nghe những tiếng quất kèm theo những tiếng kêu xé lòng mà ta còn bắt gặp thái độ trầm trồ kinh ngạc: “Tôi nghe ngờ ngợ Huấn Cao? Hay la cái người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cải tài viết chữ rất nhanh và rất dẹp do không?”. Chao ôi! Quản ngục nhận tù mà phải sửng sốt trước một tên tù như vậy u?

Ngay sau khi biết mình đang nắm trong tay sinh mệnh của Huấn Cao, ông đã phải trải qua một cuộc đấu tranh tư tưởng gay gắt: “Một khuôn mặt nghĩ ngợi...”, sau đó “ngục quan băn khoăn ngồi bóp thái dương”. sau cùng, ông đã chọn quyết định cho mình - một quyết định đúng đắn, khiến cho “Những dường nhăn nheo của một bộ mặt tư lự, bây giờ đã  biến mất hẳn. ở dấy, giờ chỉ là mặt nước ao xuân, bằng lặng, kín dáo và êm nhẹ...”. Đây là biểu hiện của sự đâu tranh dằn vặt, day dứt của lương tâm vì ở con người này đẹp, biết trọng người tài. Cao hơn thế, ông còn là biểu tượng của cái đẹp, cái cao cả. Người chơi chữ phải là người có tám hồn đẹp. Vì vậy, quản ngục là một con người có tâm trong sáng, sống trong hoàn cảnh đề lao nhưng con người này vẫn giữ được thiên lương, giữ được cái tâm của con người như Nguyễn Tuân đã từng nói: “một kẻ biết tiếc, biết trọng người có tài, hẳn không phải là kẻ xấu hay là kẻ vô tình”. Vậy, quản ngục cũng là một người tốt.

Tính cách của viên quản ngục đâu chỉ dừng lại ở cái đạo đức tốt, cái tâm hồn trong sáng kia! Ỏng có một sở thích thiêng liêng: “treo ở nhà riêng mình một dôi câu đối do tay ông Huấn Cao viết”. Một ké coi tù mà cũng biết yêu cái đẹp ư? Ông bị đặt trước một thử thách làm theo uy quyền hay làm theo nghệ thuật, theo lương tâm. Và cuối cùng, cái thiện, cái tâm đã chiến thắng. Sau quyết định nhân đức “biệt nhỡn Huấn Cao” tâm hồn và diện mạo của nhân vật này đã trở nên tươi đẹp hơn, rạng rỡ hơn. Ông là một người biết yêu cái đẹp, biết trọng cái tài, kính phục khí phách và nhân cách cao cả của Huân Cao. Mặc dù bị ông Huấn khinh bạc, sỉ nhục: “Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi dừng dặt chân vào dây", nhưng viên quản ngục lại lễ phép chui ra với một câu: “Xin lĩnh ý”. Và rồi cái gì đến sẽ phải đến, cái đẹp, cái thanh cao bao giờ cũng tìm được tri kỉ, tri âm. Hiếu được tâm lòng quản ngục, Huấn Cao đã nghĩ: “Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài (..) Thiếu chút nữa, ta phụ di mất một tấm lòng trong thiên hạ”. Sở dĩ, quản ngục xin chư ông Huân là vì: “chữ ông Huấn Cao dẹp lắm vuông lắm (..)

Có được chữ của ông Huấn mà treo là có một báu vật trên dời”.

Có thê nói, sông giữa những con người xấu xa, độc ác mà viên quản ngục vẫn biết yêu cái đẹp, cái thiôn lương của cuộc đời. Ong còn là một người biết trọng người tài, “biệt nhỡn liên tài”. Sức mạnh của cái đẹp, cái thiên lương thật vo cùng lớn. Sức mạnh ấy được thể hiện rất rõ qua cảnh tượng cho chữ. ở cảnh tượng này, viên quản ngục này không còn là quán ngục nữa mà ông đã trỞ thành một con người hoàn toàn khác, là một mảnh hồn Nguyễn Tuân hóa thân. Nhưng tại sao cụ Nguyễn lại viết “xưa nay chưa từng có”?

ngay trong phòng giam cua ke tư tù, trong một căn buồng tối tăm, chật hẹp, ẩm ướt, nơi từ xưa tới nay chỉ có tội ác, sự thô bỉ, hôi hám và bẩn thỉu, giữa cái tối tăm chật hẹp ấy chỉ có một ánh sáng duy nhất là bó đuốc tẩm dầu soi lén ba cái đầu đang chụm lại. Sau những nghi ngờ, khinh bạc, thù hằn, ba con người lẻ loi kia đã hiểu, họ xích lại gần nhau hơn. Ba đốm sáng lẻ loi đã chụm lại tạo thành ngọn lửa rực sáng chốn ngục tôi. Đó là sự chiến thắng của ánh sáng với bóng tối, của cái đẹp với cái nhơ nhuốc, bẩn thỉu.

Nhìn Huấn Cao trong tư thế: “Cổ đeo gông, chân vướng xiềng” là một con người tốt, quản ngục đã cảm động mỗi khi “khúm núm cất những dồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ trên phiến lụa óng”. Thái độ của ông lluấn Cao là thái độ trân trọng và vô cùng xúc động. Vị thê của ba con người đã hoàn toàn thay đổi trước quyền uy của cái đẹp. Hình ảnh tấm lụa trắng được nhắc đi nhắc lại đến năm lần: “Tấm lụa bạch... tấm lụa trắng tinh... phiến lụa óng... tấm lụa trắng trẻo... bức châm”. Hình ảnh này biểu tượng cho cái đẹp, cái cao cả, thanh khiết đáng trân trọng. Mực để viết là mực thơm: “Thoi mực, thầy mua ở dâu mà tôt và thơm quá”. Mùi mực thơm là biêu tượng cho sự cao quý hoàn toàn đôi lập với sự hôi hám bần thỉu của nhà tù. Được ông Huấn Cao đỡ cho đứng thắng người và khuyên bảo: "... thầy hây thoát khỏi cái nghề này di đã, rồi hãy nghĩ dến chuyện chơi chữ. ở đây khó giữ dược thiên lương cho lành vững...”, quản ngục đã cúi đầu “vái người tử tù một cái (...) dòng nước mắt rỉ vào cửa miệng làm cho nghẹn ngào: Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”. Lời khuyên của Huấn Cao là lời tâm huyết của kẻ tử tù không chỉ dành cho quản ngục mà là lời khuyên tất cả những người còn sống: Hay giữ vững ý chi quyết tâm, giữ vững thiên lương, nhân cách của một con người.

Một điều kì lạ: “Ngục quan cảm dộng, vái người tù một cái”. Có những cái cúi đầu làm người ta bé nhỏ, thấp hòn đi nhưng lại có những cái cúi đầu làm cho con người cao quy hơn, lớn lao hơn, trong sáng hơn. Cái cúi đầu của quản ngục là cái cúi đầu khuãt phục trước cái tài, cái dẹp và thiên lương. Cái cúi đầu đó cũng như cái cúi đầu trước hoa mai của Cao Chu Thần:

Nhất sinh dê thủ bái mai hoa.

(Cả đời chỉ cúi đầu trước vẻ đẹp của hoa mai)

Vị thế của các nhân vật đã hoàn toàn thay đổi. Đó là sự chiên thắng

của tài hoa và khí phách:

Cái đẹp đã đăng quang ưà cứu vớt con người.

CĐòx tôiepxki)

Có thể nói, viên quản ngục là một mảnh hồn của Nguyễn Tuân hóa thân. Cái tình của viên quản ngục và cái tài của Huấn Cao là một nét triết lí nhân sinh thuộc nhân sinh quan, thế giới quan cùa Nguyễn Tuân. Một con người vô danh tiếu tốt làm cái nghề thất đức lại có một cử chỉ. Một tấm lòng, một thiên lương cao quý. Trong bài Giếng khơi của mình thi sĩ Hồ Xuân Hương đã dùng hai chữ “thanh thơi”:

Giếng tốt thanh thơi giếng lạ lùng.

“Thanh nghĩa là trong, còn “thơi” có nghĩa là sâu. Cái “thanh" của viôn quản ngục phải chăng là cái tâm hồn trong sáng, luôn hướng tới cái thiện kia? Còn cái “thơi” phải chăng cũng là cái tâm lòng của Ông với Huấn Cao?

Tóm lại, tác phẩm đã thể hiện tư tưởng thẩm mĩ của Nguyễn Tuân. Cái đẹp, cái tài đã chiến thắng tất cả. Nó nâng đỡ và dìu dắt con người xích lại với nhau tạo nên sức mạnh chiên thắng mọi gông xiềng, quyền uy và thế lực. Nghệ thuật khắc họa nhân vật của cụ Nguyễn đầy ấn tượng đã tạo ra cho tác phẩm những bức tranh, hình ảnh đầy kịch tính với một ngôn ngữ khỏe khoắn, gân guổc đầy cảm giác và tân kỳ. Người ta thường nói đến phong cách của Nguyẽn Tuân gói gọn trong chữ “ngông” song thực tế không phải vậy. vẻ đẹp của quản ngục là biểu tượng cho thiên lương của con người, ở đây nó còn là hiện thân của cái đẹp. Nói như Vũ Ngọc Phan giá trị của tác phẩm “gần đạt đến sự toàn mĩ” là từ nhân vật này chăng?