LÀM VĂN
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Phân tích
  • Phân tích nghệ thuật xây dụng nhân vật của Vũ Trọng Phụng

Phân tích nghệ thuật xây dụng nhân vật của Vũ Trọng Phụng

ĐỀ: Em hãy trình bày suy nghĩ của mình về nghệ thuật xây dựng nhân vật của Vũ Trọng Phụng qua đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia.

BÀI LÀM

Vũ Trọng Phụng và những tác phẩm của ông, giai đoạn văn học 1930 -1945, có thế coi là một hiện tượng văn học hiếm có thời kì của ông, đó là bút pháp trào lộng sắc sảo trong văn xuôi.

Hạnh phúc của một tang gia là đoạn trích của tác phẩm Số đỏ, một trong những tác phẩm văn học xuất sắc thời kì này. Đoạn trích ấy đã thể hiện khá rõ tài năng của Vũ Trọng Phụng trong việc xây dựng nhân vật, góp phần bộc lộ chủ đề của tác phẩm.

Như tên của đoạn trích, chúng ta thấy ngay có một cái gì là lạ, tại sao tang gia mà lại hạnh phúc? Mà hạnh phúc thì phải sung sướng lắm, phải “phởn chí” lắm. Và chúng ta tìm hiểu những nhân vật mà nhà văn miêu tả.

Vũ Trọng Phụng đã chứng tỏ một bút pháp bậc thầy trong việc xây dựng nhân vật.

Về ngoại hình, chỉ bằng một vài nét tác giả đã lột tả được dáng vẻ cùa bọn người đi đưa đám. Trước hết là những ông bạn thân của cụ cô Hồng: “Ngực dầy những huân chương như: Bắc Đẩu bội tinh, Long bội tinh, Cao Mên bội tinh, Vạn Tượng bội tinh... Trên mép va cằm đều đủ râu ria, hoặc dài hoặc ngấn, hoặc đen hoặc hung hung, hoặc lún phún hoặc rẩm rậm, loăn quăn...”. Đi đưa đám bố của một người bạn già chết mà họ như để khoe mẽ, hãnh tiến đến hóm hỉnh.

Còn con cháu thì sao? Người ta thấy “Tuyết mặc bộ y phục Ngây thơ - cái áo dài voan mỏng trong có COÓC—sê, trông như hở cả nách và nửa vú” đề khoe rằng mình chưa đánh mất chữ trinh. Cụ cố Hồng thì tha hồ “ho khạc, mếu máo và ngất di” ra vẻ đau khổ lắm vì “từ nay mà đi, cái chúc thư kia sẽ vào thời kì thực hành, chứ không còn là lý thuyết viển vông nữa”.

Độc giả lại được hiểu thêm cái hạnh phúc, cái không khí “đau buồn” của đám tang qua những câu hội thoại có vẻ lộn xộn, vụn vặt của người

đi đưa đám.

Con bé nhà ai kháu thế?

Con bé bên cạnh đẹp hơn nữa!

Xưa kia vợ nó bỏ nó chớ?

Hai đời chồng rồi!

Còn xuân chán!

Làm môi cho tỞ nhé!

Mỏ vàng hay mỏ chì?...

Tác giả đã cho chúng ta thấy bộ mặt thực của những người đi đưa đám, chúng là những kẻ thiếu văn hóa. Chúng đi đưa đám mà nào có chú ý gì đến không khí tang gia đâu! Chúng chỉ nghĩ đến những chuyện tầm phào như ngắm người, nghĩ chuyện làm mai mối, suy tính thiệt hơn. Chúng không hề xót thương cho người chết mà trái lại, còn vui vẻ, hồ hởi nữa.

Vì sao lại như vậy? Qua nội tâm các nhân vật, cái chết của cụ cố là niềm vui của con cháu. Bà Văn Minh mừng vì sẽ được trưng diện bộ “đồ sô gai tân thời”, cụ cô Hồng “mơ màng đến cái lúc cụ mặc đồ sô gai, lụ khụ chống gậy, vừa ho khạc, vừa mếu máo” để cho thiên hạ trầm trồ bình phẩm, ngợi khen. Còn ông Phán mọc sừng mừng vì sẽ được chia thêm một số tiền nhờ đối sừng hươu trên đầu. Tất cả chúng đều giông nhau Ở chỗ mong cho cụ cố chết, vì ông cụ chết là “cái chết của ông cụ già đáng chết”.

Vũ Trọng Phụng đã chứng tỏ tài năng bậc thầy của mình trong nghệ thuật xây dựng nhân vật qua ngôn từ mang tính trào lộng, gây cười, nhất là đoạn miêu tả đám bạn bè của cụ cố Hồng. Nhà văn cũng chọn lọc những chi tiết để lột tả bản chất nhân vật, vạch trần cái mâu thuẫn giữa bản chất bên trong và hình thức bên ngoài, tạo ra tiêng cười châm biếm. Đám con cháu của người chết đều vui mừng nhưng đứa nào cũng khoác bộ mặt giả tạo: cụ cô Hồng thì khóc mếu, ông Phán mọc sừng thì “oặt người đi, khóc mãi không thôi”. Tiêng khóc của ông phụ họa cùng cụ Hồng nghe thật đặc biệt: “Hứt!... Hứtỉ... Hứt!...”. Bề ngoài ông tỏ ra đau xót như thê, nhưng trong bụng thì nghĩ đến chuyện thanh toán nợ Xuân Tóc Đỏ: “Ồng Phán dúi vào tay nó một cái giấy bạc năm trăm đồng gấp tư”. Người đọc không thể nhịn được cười trước bọn người xảo trá và đê tiện ấy.

. Bằng nghệ thuật sắc sảo, trào lộng của mình, Vũ Trọng Phụng đã thế hiện khá rõ chủ đề: vạch rõ chân tướng nhố nhăng, lố bịch của bọn người thượng lưu trí thức trong xã hội đương thời - thực chát chúng chí là bọn xấu xa, đểu cáng vô học. Đó chính là những hạng người cận bã của xã hội, những quái thai của thời đại.

Đoạn trích đã thể hiện khá rõ tài năng và thái độ phê phán xã hội một cách mạnh mẽ của nhà văn. Thế hệ chúng ta trân trọng những tâm huyết của nhà văn và biết ơn ông về sự mách bảo một thời quá khứ, giúp cho chúng ta biết yêu ghét đúng hơn và sông tốt đẹp hơn đúng với thực chất vốn có của thời đại mình, cá nhân mình.