LÀM VĂN
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Phân tích
  • Phân tích nghệ thuật Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hồ Chí Minh

Phân tích nghệ thuật Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hồ Chí Minh

Đề bài: Em hãy phân tích nghệ thuật Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hồ Chí Minh để thấy rõ nghệ thuật lập luận đặc sắc của Bác Hồ?

Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hồ Chí Minh được đánh giá là một tác phẩm bất hủ đánh dấu một bước chuyển mình của dân tộc Việt Nam. Trong đó, tác giả đã sử dụng nghệ thuật lập luận đặc sắc để khẳng định sự tự do của nước Việt.

Trong Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hồ Chí Minh cho thấy sự lập luận chặt chẽ, văn phong xúc tích, sự đanh thép và dẫn chứng hùng hồn. Chúng ta cùng phân tích nghệ thuật Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hồ Chí Minh để thấy ro điều đó.

Dưới đây là những bài văn hay đã phân tích nghệ thuật Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hồ Chí Minh để các em tham khảo:

Bài 1. Bài văn của em Đặng Trí Minh Dũng đã phân tích nghệ thuật Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hồ Chí Minh:

Hồ Chí Minh (1890 – 1969) là một tác gia lớn của nền văn học dân tộc Việt Nam. Người đã viết thành công trên nhiều thể loại văn chính luận, truyện ký, thơ ca và ở thể loại nào cũng có những tác phẩm xuất sắc mẫu mực. Riêng ở thể loại văn chính luận Hồ Chí Minh đã chứng tỏ mình là một cây bút xuất sắc, mẫu mực mà dẫn chứng hùng hồn là tác phẩm “Tuyên ngôn độc lập” 1945. “Tuyên ngôn độc lập” là một bản tuyên bố lịch sử được Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tại vườn hoa Ba Đình vào ngày 2 tháng 9 năm 1945. Bản “Tuyên ngôn độc lập” vừa tuyên bố nền độc lập của dân tộc vừa bác bỏ luận điểm xâm lược của kẻ thù. “Tuyên ngôn độc lập” là một áng văn chính luận vừa có giá trị pháp lí, giá trị lịch sử, giá trị nhân văn và giá trị nghệ thuật cao. Cái tạo nên giá trị nghệ thuật cao chính là ở bút pháp lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, dẫn chứng hùng hồn, văn phong xúc tích trong sáng.

Phân tích nghệ thuật Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hồ Chí Minh

Phân tích nghệ thuật Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hồ Chí Minh - Ảnh minh họa

 

Hồ Chí Minh viết “Tuyên ngôn độc lập” là để tuyên bố nền độc lập của dân tộc trước quốc dân đồng bào và trước thế giới. Thế giới ở đây không phải chung chung mà trước hết là đế quốc Anh, Pháp, Mỹ. Vì sao vậy? Vì khi ta giành được độc lập thì phía Bắc quân Tàu Tưởng áp sát biên giới theo sự xíu giục của Mỹ, còn ở phía Nam quân Pháp núp sau lưng quân Anh tiến vào Đông Dương với chiêu bài đã có công “khai hóa” Đông Dương nên có quyền trở lại Việt Nam. Như vậy bản tuyên ngôn đồng thời phản ánh được hai mục đích là vừa tuyên bố độc lập và vừa bác bỏ luận điệu xâm lược của kẻ thù để ngăn chặn nguy cơ chiến tranh.

Để cho bản tuyên ngôn có tính pháp lí, tính thực tế, Hồ Chí Minh đã dẫn lời hai bản tuyên ngôn nổi tiếng trên thế giới là “tuyên ngôn độc lập” 1776 của Mỹ và “tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền” 1791 của Pháp. Cốt lõi của hai bản tuyên ngôn là “mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng” suy rộng ra “tất cả các dân tộc sinh ra trên thế giới đều bình đẳng” đó là quyền không ai có thể xâm phạm được. Đưa ra hai bản tuyên ngôn này, Hồ Chí Minh đã đạt được nhiều mục đích cho bản tuyên ngôn. Trước hết là dùng làm cơ sở pháp lí và thực tế để khẳng định nền độc lập dân tộc là một tất yếu. Đồng thời kẻ thù của dân tộc ta tại thời điểm viết “Tuyên ngôn độc lập” là Pháp và Mỹ. Vậy việc đưa ra lời lẽ của tổ tiên người Mỹ, người Pháp để nhắn gửi đế quốc Mỹ và Pháp là dùng phép gậy ông đập lưng ông nếu họ thực hiện dã tâm xâm lược nước ta. Ngoài hai mục đích trên, việc đưa ra lời lẽ của hai bản tuyên ngôn tác giả nhằm đặt ba cuộc cách mạng ngang nhau, ba nền độc lập ngang nhau, ba bản tuyên ngôn ngang nhau, đó là một cách kín đáo Hồ Chí Minh thể hiện niềm tự hào dân tộc.

Kẻ thù nguy hiểm nhất của nước Việt Nam non trẻ lúc bấy giờ chính là Pháp. Để đẩy lùi nguy cơ chiến trang, tranh thủ sự ủng hộ của nhân loại tiến bộ, Hồ Chí Minh đã bác bỏ luận điệu xảo trá của Pháp. Nghệ thuật bác bỏ của Hồ Chí Minh vừa có lí lẽ đanh thép, vừa có dẫn chứng hùng hồn, văn phong xúc tích.

Trước hết Hồ Chí Minh lập luận bác bỏ luận điệu rằng Pháp có công khai hóa. Tuyên ngôn vạch rõ hành động của Pháp hơn tám mươi năm nay ở Việt Nam là “trái với nhân đạo và chính nghĩa”. Về chính trị Pháp chia Bắc, Trung, Nam để cai trị, dìm các cuộc khởi nghĩa trong biển máu, đầu độc nhân dân ta bằng rượu cồn và thuốc phiện. Về kinh tế, chúng bóc lột nhận dân ta đến tận xương tủy, gây ra nạn đói làm hai triệu đồng bào ta bị chết.

Tiếp theo Hồ Chí Minh bác bỏ luận điệu Pháp có công bảo hộ. Lập luận của bản tuyên ngôn đã chỉ rõ thực dân Pháp đến nước ta không hề có sự bảo hộ mà chúng không phải có công mà là có tội là “trong năm năm chúng bán nước ta hai lần cho Nhật”. Và cuối cùng Hồ Chí Minh bác bỏ luận điệu Pháp có quyền trở lại Đông Dương. Để bác bỏ luận điệu này Hồ Chí Minh đã chỉ rõ “Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc đia của Nhật chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Sự thật là dân ta nói lại nước Việt Nam từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp”.

Những lí lẽ và dẫn chứng hùng hồn nói trên, Hồ Chí Minh đã bác bỏ một cách đanh thép về những luận điệu xảo trá của Pháp, để cho bọn Pháp nhận ra mà từ bỏ dã tâm xâm lược, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân thế giới về cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta.

Để khẳng định quyền độc lập, nền độc lập, tư cách làm chủ đất nước, bản tuyên ngôn đã có những lập luận rất chặt chẽ, sắc bén.

Lập luận khẳng định đầu tiên của bản tuyên ngôn là khẳng định tính chất đê hèn tàn bạo của bọn Pháp “thẳng tay khủng bố Việt Minh, giết nốt tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng”, trong khi đó nhân dân ta rất khoan hồng nhân đạo “giúp cho nhiều người Pháp chạy qua biên thùy, lại cứu người Pháp ra khỏi nhà giam của Nhật”. Dân tộc Việt Nam không chỉ có nhân đạo chính nghĩa mà đặc biệt đã có tinh thần anh dũng chiến đấu và đứng hẳn về phe đồng minh để chống phát xít thì tất nhiên “dân tộc đó phải được tự do, dân tộc đó phải được độc lập”.

Lập luận khẳng định độc lập tự do còn được nhấn mạnh, tăng thêm trong lời kết luận của bản tuyên ngôn đó là “Việt Nam có quyền hưởng tự do và sự thật đã trở thành một nước tự do và độc lập”.

Kết thúc bản tuyên ngôn là lập luận quyết tâm giữ độc lập tự do của dân tộc Việt Nam “toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”.

 “Tuyên ngôn độc lập” là một kiệt tác văn chính luận của Hồ Chí Minh nói riêng, của nền văn học Việt Nam nói chung. Thành công đặc biệt của tác phẩm văn chính luận “Tuyên ngôn độc lập” là nhà văn đã đưa ra được những lập luận rõ ràng chặt chẽ, những hệ thống lí lẽ đanh thép sắc sảo, những dẫn chứng hùng hồn không thể chối cãi được. Đằng sau nghệ thuật lập luận ấy là một trí tuệ sắc sảo, một tầm tư tưởng, tầm văn hóa cao rộng của nhà văn Hồ Chí Minh, của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

----------------------------------

Bài 2. Bài văn của em Mai Tiến Hoàng đã phân tích nghệ thuật Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hồ Chí Minh:

Vào những thời điểm chuyển mình của lịch sử một dân tộc thường xuất hiện những áng văn bất hủ, đánh dấu cho một thời đại. Không phải ngẫu nhiên người ta hay nhắc đến những ban tuyên ngôn nổi tiếng thế giới như [ Tuyên ngôn Độc lập của người Mĩ năm 1776, Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791. Lịch sử dân tộc ta cũng có những bản tuyên ngôn như vậy. Đó là Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi vào thế kỉ XV và Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc ngày 2-9- 1945 tại quảng trường Ba Đình lịch sử.

Phân tích nghệ thuật Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hồ Chí Minh

Phân tích nghệ thuật Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hồ Chí Minh - Ảnh minh họa

Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh từ lâu vẫn được coi là “một văn kiện có giá trị lịch sử to lớn, một bài văn chính luận ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, đanh thép, lời lẽ hùng hồn, đầy sức thuyết phục”. Có thể nói bản Tuyên ngôn Độc lập là kết tinh trí tuệ của thời đại, là kết quả của “bao nhiêu hi vọng, gắng sức và tin tưởng” của hơn hai mươi triệu nhân dân Việt Nam.

“Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện có giá trị lịch sử to lớn, là một bài văn chính luận ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, đanh thép, lời lẽ hùng hổn, đầy sức thuyết phục”

Ngày 26 tháng 8 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ Việt Bắc về tới Hà Nội. Tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang, người soạn thảo bản Tuyên ngôn và sau đó, Người thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đọc bản Tuyên ngôn Độc lập trước 50 vạn đồng bào.

Sự kiện trọng đại ấy đã để lại dấu ấn sâu sắc vào lịch sử như một mốc son chói lọi. Nhưng ta sẽ không hiểu hết tầm vóc và ý nghĩa của tác phẩm nếu không trở lại với không khí chính trị căng thẳng, nghiêm trọng cách đây hơn nửa thế kỉ.

Cho đến đầu mùa thu năm 1945, tình hình quốc tế có nhiều biến chuyển mau lẹ. Cuộc.Chiến tranh thế giới lần thứ hai đang đi vào những ngày cuổi. 5ự cáo chung của phe phát xít và sự toàn thắng của quân Đồng minh sẽ là một kết cục không thể đảo ngược. Chớp lấy thời cơ đó, nhân dân ta, dưới sự tổ chức và chỉ đạo của Việt Minh đã vùng lên cướp lấy chính quyền. Chỉ trong vòng một tuần lễ “sao vàng năm cánh” không còn là “mộng” nữa mà đã tung bay :rên khắp ba miền. Nhưng cũng chính lúc này, nhiều đế quốc bắt đầu nhòm ngó Đông Dương và không giấu giếm ý đồ thôn tính nước ta. Hội nghị Posdame tháng 7-1945 đã quyết định quân Anh vào giải giáp quân Nhật từ vĩ tụyến 16 trở ra. Chính phủ Pháp cho tướng De Gaulle đại diện, tuyên bố: " sẽ tổ chức “Liên bang Đông Dương” thành năm nước! Không thể chần chừ, Việt Xam cần phải tuyên bố" độc lập!

Bản Tuyên ngôn, vì thế đã đóng vai trò hoàn tất một sứ mệnh lịch sử. Không còn nghi ngờ gì nữa, sự ra đời đúng lúc của bản Tuyền ngôn Độc lập đã chặn đứng âm mưu tái chiếm Việt Nam của thực dân Pháp chống lại ý đồ can thiệp vào Việt Nam của các đế quốc khác, mở đầu cho làn sóng giải phóng thuộc địa ở châu Á, khẳng định chủ quyền và nâng cao địa vị của dân tộc ta trên trường quốc tế.

Bản Tuyên ngôn cũng đã chính thức chấm dứt 80 năm đô hộ của thực dân Pháp, năm năm cướp bóc, giày xéo của phát xít Nhật và nghìn năm chế độ phong kiến. Với ý nghĩa như vậy bản Tuyên ngôn Độc lập đã thực sự khai sinh ra một nước Việt Nam mới, mở ra kỉ nguyên độc lập, tự do cho dân tộc ta.

Bên cạnh những giá trị to lớn đã nói ở trên, bản Tuyên ngôn còn là một bản văn chính luận tiêu biểu xuất sắc. Nó đã được viết trong cơn trở dạ của lịch sử để tạo ra bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam, đồng thời nó cũng là kết quả của niềm khao khát tự do, độc lập cháy bỏng của dân tộc Việt Nam đã tích tụ hàng ngàn năm. Bởi vậy, người đọc luôn luôn bị sự chinh phục lớn lao, mạnh mẽ của một áng hùng văn được kết tinh bởi trí tuệ và tâm huyết Hồ Chí Minh — Người con ưu tú của dân tộc — và bởi tự ban thân tác phẩm - tiếng nói chân lí của thời đại.

Mọi chân lí đều hết sức giản dị. Đây cũng là phẩm chất tiêu biểu tạo nên vẻ đẹp đầu tiên của Bản Tuyên ngôn Độc lập. Ít có tác phẩm chính luận nào trong văn học xưa nay lại có bố cục ngắn gọn, súc tích như vậy.

Trước hết, là một thông điệp chính trị, bản Tuyên ngôn nhằm hướng tới những mục đích thức thời, quan trọng có tính cấp thiết, bức bách, nước sôi, lửa bỏng. Trong một tình thế như vậy, sự ngắn gọn, mạch lạc sẽ tạo nên hiệu quả thông tin nhanh chóng và triệt để. Tất nhiên, khống phải sự ngắn gọn nào cũng tạo nên tính chất súc tích, cô đọng và không phải sự cô đọng nào cũng hàm chứa sức mạnh. Bản Tuyên ngôn dường như chỉ xoáy sâu vào hai vấn đề lớn. Thứ nhất: phủ nhận hoàn toàn quyền dính líu tới Việt Nam của thực dân Pháp; thứ hai: khẳng định quyền độc lập và quyết tâm sắt đá bảo vệ quyền độc lập đó.

Vì những mục tiêu này, các ý tưởng, các kiểu câu đều tuân theo nguyên tắc mạch lạc, ngắn gọn, sáng sủa. Như đã nói ở trên, văn kiện lịch sử này không chỉ được đọc trước quốc dân đồng bào mà còn trước thế giới. Đây còn là thái độ của chúng ta trước kẻ thù, cho nên, bản Tuyên ngôn Độc lập đã mở đầu bằng việc viện dẫn hai bản Tuyên ngôn nổi tiếng của hai cường quốc Pháp và Mĩ, từ đó suy rộng ra về quyền độc lập dân tộc (bên cạnh quyền con người và quyền công dân) như một lẽ phải không ai chối cãi được. Vậy mà hơn 80 năm, thực dân Pháp đã bất chấp lẽ phải ấy; chúng lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái để nô dịch nhân dân ta. Hành động của chúng là sự chà đạp lên chân lí, trái với đạo lí và chính nghĩa, đi ngược lại những lời tuyên ngôn mà Cách mạng Pháp đã đề ra. Không chỉ tố cáo những tội ác của thực dân Pháp, tác giả bản Tuyên ngôn còn vạch trần bộ mặt phản bội của chúng, khẳng định một cách dứt khoát quyền tự do, độc lập chính đáng của dân tộc Việt Nam.

Tất cả những lí lẽ và bằng chứng đưa ra đều được cấu trúc trong một hệ thống lập luận chặt chẽ, đanh thép nhằm chống lại nhừng ngụy thuyết thực dân, những mưu đồ xâm lược của các lực lượng đế quốc nhằm giữ vững chính quyền - vấn đề quan trọng nhất đối vđi van mệnh dân tộc ta lúc bấy giờ.

Điều cần nói là, bản Tuyên ngôn đã không khởi đầu bằng việc nêu lên truyền thông chống ngoại xâm bảo vệ chủ quyền dân tộc từng chói ngời trong sử sách qua các triều đại Đinh, Lí, Trần, Lê... mà xuất phát từ các nguyên tắc do chính các nước tư bản đã nêu ra và thừa nhận, đặc biệt là các nước thuộc phe Đồng minh. Rõ ràng trong lập luận, tác giả bản Tuyên ngôn vừa chứng tỏ sự tôn trọng thành quả văn hóa của nhân loại, vừa ngầm buộc các cường quốc phải tự ngẫm lại mình mà thừa nhận quyền độc lập của dân tộc Việt Nam.

Để tố cáo thực dân Pháp, tác giả đã vạch năm tội ác về chính trị, bốn tội ác về kinh tế cùng hàng loạt sự phản bội đê hèn và trắng trợn vào những thời điểm cụ thể nên dù muôn, chúng cũng không thể nào chối cãi được. Để đánh tan những mơ hồ, những “mập mờ đánh lận con đen” mà thực dân Pháp đã cố dựa vào như một ngụy thuyết để rắp tâm quay trở lại thông trị đất nước ta, một lần nữa, tác giả vạch rõ: “Mùa thu năm 1940, phát xít Nhật đến xâm lăng Đông Dương để mở thêm căn cứ đánh Đồng minh, thì bọn thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật.

(...) Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa.

(...) Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.

Với bút lực mạnh mẽ của một trí tuệ siêu việt, với sự thấu hiểu tình hình chính trị một cách sâu sắc, bằng những chứng cứ đầy đủ và xác thực, bản Tuyên ngôn thực sự là bản cáo trạng đanh thép lên án mạnh mẽ tội ác của thực dân Pháp. Tuy nhiên, sức mạnh chinh phục của bản Tuyên ngôn còn là ở sự chính xác và giàu sức biểu cảm của hệ thống gôn từ, chẳng hạn sau khi viện dẫn hai bản Tuyên ngôn, nhưng không dừng lại ở nội dung hai bản Tuyên ngôn đó mà suy rộng ra về quyền độc lập dân tộc. Tác giả khẳng định: “Đó là những lẽ phải không ai chốì cãi được”. Khi nói về tội ác của thực dân Pháp, tác giả viết: “chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào”, “chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu...”, “chúng ràng buộc (...), chúng bốc lột (...), chúng cướp (...), chúng giữ độc quyền (...), chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị. Khi tuyên bố thoát li hẳn với thực dân Pháp, bản Tuỵên ngôn có những từ vừa chính xác, vừa chọn lọc: “xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã kí về (chứ không phải với) nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam. Ngoài ra, việc sử dụng hàng loạt điệp từ, điệp ngữ vừa tạo hiệu quả cao trong việc khẳng định các ý tưởng, vừa đảm bảo chính xác và sức mạnh cho lí lẽ, vừa gợi xúc cảm nhằm tác động đến nhân tâm, thôi thúc người nghe nhận ra và thừa nhận trân lí.

Tất cả những điều đó đã khẳng định trình độ nghệ thuật xuất sắc của chủ tịch Hồ Chí Minh, đưa tuyên ngôn độc lập trở thành một mẫu mực của thể loại văn chính luận.

Đã hơn một thế kỷ trôi qua nhưng tuyên ngôn độc lập vẫn là một văn kiện có giá trị to lớn, đồng thời là một tác phẩm chính luận đanh thép không những tố cáo tội ác của thực dân Pháp mà còn đưa ra những lý lẽ sâu sắc cho nền độc lập dân chủ nước nhà. Thực sự Tuyên Ngôn Độc Lập đã mở đầu cho kỷ nguyên độc lập tự do, tạo điều kiện cho sự thay đổi căn bản của đời sống nhân dân.