LÀM VĂN
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Phân tích
  • Phân tích khổ 1 bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Phân tích khổ 1 bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Đề bài: em hãy phân tích khổ 1 bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng để làm nổi bật những nét lãng mạn, hào hoa của người lính dù trong cuộc sống thiếu thốn vẫn luôn lạc quan?

Khổ 1 bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng có thể nói trần ngập những hình ảnh đẹp như một giấc mơ, một giấc mơ lãng mạn của người khi không hề có bóng giặc ngoại xâm.

Dù cuộc sống khó khăn gian khổ nhưng tinh thần người lính vẫn hết sức lạc quan, tin tưởng vào ngày mai tươi sáng và nhìn đời với ánh mắt kiêu dũng anh hùng. 

Dưới đây là những bài văn phân tích khổ 1 bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng để các em tham khảo:

Bài 1. Bài văn của em Nguyễn Văn Truyền đã phân tích khổ 1 bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng:

"Đoàn vệ quốc quân 1 lần ra đi nào có mong chi đâu ngày trở về . Ra đi ra đi bảo tồn sông núi, ra đi ra đi thà quyết không lui" . Vâng ! Đã có bao đoàn vệ quốc quân ra đi như thế , biết bao người lính đã”quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” để rồi "dòng tên anh khắc vào núi đá" khắc sâu vào tâm khảm của những thế hệ con người việt nam với dáng đứng đã tạc vào thế kỉ . Văn học với sứ mệnh thiêng liêng của nó đã khắc họa một cách vĩnh cửu vào tâm hồn người đọc hình ảnh những người con anh hùng của đất nước đã ngã xuống vì nền độc lập của Tổ quốc trong suốt trường kỳ lịch sử., Mà lật dở lại những trang lịch sử vàng của một thời chiến đấu oanh liệt được viết lên bằng những trang thơ của dân tộc Việt Nam .Người ta sẽ còn không quên nhắc đến cái tên Tây Tiến của quang Dũng .Đặc biệt là những hình ảnh trong đoạn thơ mở đầu:

Phân tích khổ 1 bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

 

" Sông mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rùng núi nhớ chơi vơi
....
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em cơm nếp xôi"

Chỉ mới bắt đầu bài thơ đã là tiếng gọi tha thiết ".. Tây Tiến ơi!" đã bật lên bởi một nỗi nhớ sâu sắc , cồn cào ,vang lên tha thiết như tiếng gọi người thân yêu. Từ cảm “ơi!” bắt vần với từ láy “chơi vơi” tạo nên âm hưởng câu thơ sâu lắng, bồi hồi, ngân dài, từ lòng người vọng vào thời gian năm tháng, lan rộng lan xa trong không gian,cảm giác về một nỗi nhớ da diết , mênh mang lan mãi đến từng nhịp đập của trái tim nơi người đọc . Nỗi nhớ tạo nguồn cảm xúc giúp nhà thơ xóa dần sương khói của thời gian , không gian xa vời vợi . Để làm hiện lên trong tâm tưởng của những kỉ niệm đã gắn bó với cuộc đời của tác giả :

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi !
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi"

Với thủ pháp "lắng dần" của điện ảnh tác gải đã để hình ảnh Sông Mã là hình ảnh đầu tiên gọi về nỗi nhớ . Để rồi dòng sông Mã mờ dần cho dòng cảm xúc miên man nhớ về Tây Bắc choáng ngợp tâm hồn nhà thơ : “ Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi !”

Câu thơ như tiếng gọi chân thành , tha thiết xuất phát từ trái tim và tâm hồn người thi sĩ. Bằng cách sử dụng câu cảm thán và thủ pháp nghệ thuật nhân hoá, câu thơ trở nên đẹp diệu kỳ. Đó là âm hưởng ngân lên từ những chữ "xa rồi" và chữ "ơi" đầy cảm xúc nhớ thương Câu thơ vang lên như một lời bộc bạch lại như một lời gọi . Nỗi nhớ thương nỗi nhớ như nén chặt, bỗng trào dâng .Trong đó ấn chứa cả sự nhớ nhung , tiếc nuối . Câu thơ 7 chữ mà có 4 chữ là tên riêng , đó cũng là lời gửi chốn về nỗi nhớ : Vùng đất miền Tây mà con sông Mã đã trở thanh biểu tượng mỗi lần người ta nhắc đến mảnh đất của chiến trường chiến đấu oanh liệt của bao đứa con của Tổ quốc nhìn lại ngậm ngùi . “Sông Mã” ko đơn thuần là 1 con sông – nơi đã từng là địa bàn hoạt động của đoàn quân Tây Tiến – mà nó đã trở thành 1 hình ảnh hiện hữu, 1 chứng nhân lịch sử trong suốt cuộc đời người lính Tây Tiến với bao nỗi vui buồn, máu hoa,được mất

Và đoàn quân Tây Tiến “nhớ Tây Tiến” là nhớ đến một thời gian chiến đầu đầy kỉ niệm gắn với tên đất , tên sông khó phai mờ . Thời gian chiến đấu ấy con sông Mã cũng giống như một đồng chí , ngươi bạn đường từng chứng kiến và chia sẻ bao nỗi buồn vui của người lính Tây Tiến . Ba chữ “ Tây Tiến ơi” cất lên như một tiếng gọi khẽ lay động tâm hồn người đọc . “Tây Tiến” không chỉ để gọi tên 1 đơn vị bộ đội mà nó đã trở thành 1 người bạn ” tri âm tri kỉ” để nhà thơ giãi bày tâm sự. Làm nỗi nhớ gọi nỗi nhớ đưa nhà thơ vào một trạng thái đặc biệt :

“ Nhớ về rừng nuí nhớ chơi vơi”

Câu thơ thứ 2 với điệp từ “nhớ” được lặp lại 2 lần đã diễn tả nỗi nhớ như 1 cơn thác lũ tràn vào tâm trí đẩy ông vào trạng thái bồng bềnh, hư ảo. “ Nhớ chơi vơi” là nỗi nhớ không định hình ,chập trờn hư thực , vừa tha thiết, thường trực , vừa mênh mang , đầy ám ảnh , vừa mở ra không gian tiềm thức vừa như gọi ra không gian trập trùng của núi đèo rộng lớn . Cách hiệp vần “ơi” làm câu thơ như ngân vang , phù hợp với biên độ của cảm xúc nỗi nhớ trải dài và rộng từ cảnh vật đến con người - Từ sông Mã , núi rừng Tây Bắc đến đồng đội , đồng chí và đoàn binh Tây Tiến . Vì gắn bó yêu thương , cùng vào sinh ra tử và lại “nay đã xa rồi”nên mới có nỗi nhớ da diết triền miên như thế giống như những câu ca dao của Việt Nam còn mãi :

“Ra về nhớ bạn chơi vơi
Nhớ chiếu bạn trải
Nhớ chăn bạn nằm”

Nếu hai câu đầu với cách dùng từ chọn lọc, gợi hình gợi cảm đã mở cửa cho nỗi nhớ trào dâng mãnh liệt trong tâm hồn nhà thơ . Thì đến với hai câu thơ tiếp theo độc giả lại là hình ảnh đoàn quan Tây Tiến nhơ mờ ảo , ẩn hiện trong sưong khói, nơi những địa danh lạ:

"Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi"

Hai câu thơ vừa tả thực, vừa sử dụng bút pháp lãng mạn. Quang Dũng đã liệt kê hàng loạt các địa danh như: Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông …gợi ra đia bàn rộng lớn những cái tên mang âm hưởng của rừng núi hoang vu .Nhưng được nhắc đến với bao nhiêu kỉ niệm yêu thương . Những địad anh này đã từng gắn bó thân thiết với kỉ niệm của nhà thơ . Ngaòi ra nó còn gợi cho chúng ta cảm giác đầy là những vùng heo hút , xa xôi của chốn núi rừng sâu , rừng thẳm .Núi rừng Tây Bắc đẹp hùng vĩ mà dữ dội, một vùng đất có địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt, nơi rừng thiêng nước độc. Có những đêm dài hành quân người lính Tây Tiến vất vả đi trong đêm dày đặc sương giăng, ko nhìn rõ mặt nhau. “Đoàn quân mỏi” nhưng tinh thần ko “mỏi”. Bởi ý chí quyết tâm ra đi vì Tổ quốc đã làm cho những trí thức Hà thành yêu nước trở nên kiên cường, bất khuất hơn. Quang Dũng đã rất tài tình khi đưa hình ảnh “sương” vào đây để khắc hoạ rõ hơn sự khắc nghiệt cuả núi rừng Tây Bắc trong những đêm dài lạnh lẽo. Cũng miêu tả về “sương”, Chế Lan Viên cũng đã viết trong “Tiếng hát con tàu”:

“Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ
Nơi nao qua lòng lại chẳng yêu thương”

Các chi tiết “sương lấp” và “đêm hơi” gợi tả cảnh đoàn binh Tây Tiên hành quân trong biển sương mù dày đặc , trong màn đêm hoi núi gió rét căm căm đương lấp cả đường đi , lấp dáng người trong mờ mịt .. Nhưng dù có mỏi mệt vì thiên nhiên khắc nghiệt của núi rừng , vẫn thưởng thức hương thơm của các làoi hoa : “ Mường Lát hoa về trong đêm hơi”

Bốn câu thơ tiếo theo là hình ảnh núi rừng Tây Bắc hùng vĩ , hiểm trở và dữ dội hiện lên trong nỗi nhớ như một bức tranh hùng tráng . Mà theo cách nói của Xuân Diệu “ Thi trung hữu họa”:

“ Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”

Thiên nhiên Tây Bắc, qua ngòi bút lãng mạn của Quang Dũng, được cảm nhận với vẻ đẹp vừa đa dạng vừa độc đáo, vừa hùng vĩ vừa thơ mộng, hoang sơ mà ấm áp. Có những lúc người lính Tây Tiến phải vất vả để trèo lên đỉnh chạm đến mây trời. Quang Dũng đã khéo léo sử dụng từ “thăm thẳm” mà ko dùng từ “chót vót”. Bởi nói “chót vót” người ta còn có thể cảm nhận và thấy được bề sâu cuả nó nhưng “thăm thẳm” thì khó có ai có thể hình dung được nó sâu thế nào. Bằng những từ láy gợi hình ảnh rất cao như “khúc khuỷu”, “thăm thẳm”, “heo hút”, nhà thơ đã làm cho người đọc cảm nhận được cái hoang sơ, dữ dội cuả núi rừng Tây Bắc. Những nẻo đường hành quân chiến đầu như kéo dài đến về tận với bao núi , đèo , cồn , dốc .Dốc lên thì “ khúc khuỷu “ quanh co , gập ghềnh . Không những thế , thiên nhiên của núi rừng Tây Bắc không chỉ dừng đem lại sự kinh ngạc , hãi hùng cho những con người muốn bước lên mình nó bằng dốc lên , để vượt núi nhìn dốc xuống “thăm thẳm “ dấn xuống vực sâu .

Các từ láy “khúc khủy “ ,” thắm thẳm”, “héo hút “ kết hợp với cách ngắt nhịp ¾ như chặt đôi câu thơ , mật độ thanh trắc đặc khiên câu thơ trúc trắc gợi sự vất cả , nhọc nhằn góp phần làm tượng hình nên hình ảnh núi rừng Tây Bắc ghập ghềnh, hiểm trở . Quang Dũng không những thông minh trong cách dùng các từ láy miêu tả núi nơi địa đầu tổ quốc này mà cả câu thơ đều dùng thang trắc mà họa lên cả bức tranh núi non gồ ghề , sắc cạnh của các dãy núi đã tai mèo . Trước ngọn núi như thế những người chiến sĩ của chúng ta như thế nào . Người đọc nhưỡng tưởng Quang Dũng sẽ miêu tả lại những khó khăn mà những chàng trai trẻ tuổi ấy sẽ vượt qua thì không cần quá dài dòng , Quang Dũng chỉ hạ 3 chữ “ súng ngửi trời “.

“ Súng ngửi trơi” là hình ảnh nhân hóa táo bạo , đặc tả sự chót vót của dốc núi không chỉ vẽ ra địa thế đỉnh cao ngút trời của những ngọn núi quanh năm bị bao phủ mây mà còn thể hiện đựoc nét tinh nghịch khỏe khắn , vẫn có thể trêu đìa vô tư sau một chănngj đường hành quân vất cả , mệt nhọc của các anh lính TT tính hôn nhiên , lạ quan , hoám hình và yêu đời củanhững người lính trẻ vượt qua gian khó . Họ thấy mình như đang đi trong mây và đầu súngc hạm tới trời đúng với tinh thần

“Khó khăn nào cũng vượt qua
Kẻ thù nào cũng đánh thắng!”.

Hình ảnh nhân hoá, ẩn dụ “ súng ngửi trời” được dùng rất hồn nhiên và cũng rất táo bạo, vừa ngộ nghĩnh, vừa có chất tinh nghịch của người lính, cho ta thấy bên cạnh thiên nhiên hiểm trở còn hiện lên hình ảnh người lính với tư thế oai phong lẫm liệt nơi núi rừng hoang vu. Câu thơ sử dụng nhiều thanh trắc đã tạo nên vẻ gân guốc, nhọc nhằn đã nhấn mạnh được cảnh quang thiên nhiên Tây Bắc thật cheo leo, hiểm trở. Đứng trên đỉnh dốc núi cao, họ nhìn xuống con đường hiểm trở vừa vượt qua và con đường gấp khúc sẽ đi xuống. Đường lên dốc và đường xuống dốc đều thăm thẳm, hun hút. Hình ảnh thơ thật đối xứng, câu thơ như một đường thẳng bị bẻ gấp lại:

“Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống”

Điệp từ “ngàn thước” đã mở ra 1 ko gian nhìn từ trên xuống cũng như từ dưới lên thật hùng vĩ. Bên cạnh đó , quang dũng còn khắc họa lại ngọn núi sừng sunừg , coa vút hai bên dốc núi nhìn lên thì cao chót vót nhìn xuống thì sâu thăm thằm .

“ Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống "

Câu thơ như đựoc ngắt ra làm đôi vẽ ra 2 chặng đuờng của con đừong hành quân , diễn rả rất đạt sự chênh vênh , treo leo của dôc snúi . Nhịp điệu bẻ đôi đột ngôt ấy kết hợp với thủ pháp tương phản đối lập khiên ngừoi đọc rơi vào cảm giác bất ngờ , như một làn sương lạnh thốc vào giác quan chứng kiến cảnh vật biến động nhanh đến chóng mặt .

Sau ba câu thơ gân guốc , táo bạo , hơi thở dữ dội , mạnh mẽ . Tập chung khắc họa cái dữ dội tột đỉnh của thiên nhiên Tây Băc Quang Dũng đã sử dụng toàn thanh bằng với nhạ điệu nâng nâng , mênh mang thể hiện ánh mắt vô cùng thơ mộng của người linh Tây Tiến . Bên cạnh cái hiểm trở, hoang sơ ta cũng thấy được vẻ đẹp trữ tình nơi núi rừng:

“ Nhà ai Pha Lương mưa xa khơi”

Câu thơ như tiếng thở phào nhẹ nhõm của người lính sau khi vựot qua đèo cao , núi sâu . Họ tạm dừng chân bên một dốc núi , phóng tầm mắt ra xa qua một không gian mịt mùng của sương rừng , mưa núi để ngắm nhìn những ngôi nhà đang thấp thoáng trôi nhẹ nhàng giữa biển mưa . Câu thơ giống như một gam màu lạnh giữa gam màu nóng trong hội họa dịu lại và xa mất cả khổ thơ tạo nên một cảm giác êm đềm .

Xa xa , lẫn trong màn mưa núi sương rừng, bản làng mờ ảo, thấp thoáng trong thung lũng, lúc ẩn lúc hiện. Có những cơn mưa rừng chợt đến đã để lại bao giá rét cho người lính Tây Tiến. Nhưng dưới ngòi bút cuả Quang Dũng, nó trở nên lãng mạn, trữ tình hơn. Nhà thơ đã thông minh , sáng tạo khi nói đến mưa rừng bằng cụm từ “mưa xa khơi”. Nó gợi lên 1 cái gì đó rất kì bí, hoang sơ giữa chốn núi rừng. Câu thơ thứ 8 với 7 thanh bằng như làm dịu đi vẻ dữ dội, hiểm trở cuả núi rừng và mở ra 1 bức tranh thiên nhiên nơi núi rừng đầy lãng mạn. Những câu thơ Tây Tiến giàu chất tạo hình hôm nay gợi nhớ những dòng thơ trong “Chinh phụ ngâm khúc”

“Hình khe thế núi gần xa
Đứt thôi lại nổi, thấp đà lại cao
Sương đầu núi buổi chiều như dữ dội
Nước lòng khe nẻo suối còn sâu”

8 câu thơ đầu của bài thơ Tây Tiến là nỗi nhớ về núi rừng Tây Bắc, về đồng đội Tây Tiến. Qua những chi tiết đặc tả về thiên nhiên núi rừng Tây Bắc, nó đã trở thành 1 kí ức xa xôi trong tâm trí nhà thơ. Đó là 1 nỗi nhớ mãnh liệt cuả người lính Tây Tiến nói riêng và cuả những người lính nói chung.

Thiên nhiên dữ dội và khắc nghiệt như vậy nên cuộc hành quân của người lính Tây Tiên vô vùng gian khổ đến nỗi .

“ Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên xúng mũ bỏ quên đời”

Câu thơ viết về một hiện thực khốc liệt ấy thế mà lại đuợc nói bằng giọng nhẹ nhàng , thấm thía “…không bước nữa” và “ gục lên súng mũ” gợi tư thế ngạo nghễ của người lính Tây Tiến . Chữ “dãi dầu” đã lột tả được hết sự khốc liệt của cuộc chiến đấu. Bao nhiêu sóng gió, hiểm nguy, gian khổ phủ lên đầu người lính nên mệt mỏi, dãi dầu là những phút giây đương nhiên. Người lính Tây Tiến không rũ bỏ, quay lưng lại với kháng chiến, phải chăng phút giây phó mặc, bất cần, đầy ngạo nghễ của người lính cũng là điều tất yếu đó sao. Các anh đã không bước tiếp được nữa trên con đường hành quân đầy gian khổ. Cái chế của các anh đựoc miêu tả nhẹ nhàng , than thản “bỏ quên đời”. Ba chữ cuối: “bỏ quên đời” thể hiện tinh thần, thái độ của người lính trước cái chết, xem như đó là điều hiển nhiên, nhẹ tựa lông hồng. Các anh lên đường, đến với núi rừng miền Tây và biết rằng: “Cổ lai chinh chiến kỉ nhân hồi” (xưa nay chinh chiến mấy ai trở về)Họ chủ động chấp nhận cái chết , coi nó chỉ đơn giản như một giấc ngủ mà thôi . Hình ảnh về người lính anh dũng hi sinh ấy sau này ta còn bắt gặp trong “ Dáng đứng Việt Nam “:

“ Và anh chết trong khi đang đứng bắn
Máu anh phun theo lửa đạn cầu vồng”

Câu thơ đã tiếp tục cảm hứng bi tráng khi xây dựng chân dung người lính Tây Tiến . Đây là hình cảnh vừa bi vừa hùng mang không khí thời địa . Họ ra đi chiến đấu với lời thề thiêng liêng : “ Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” Mỗi cuộc ra đi đều không hẹn ngày trở về giống như một lời ca thịnh hành thời đó :” Đoàn vệ quốc quân là có xa chi đâu ngày trở về”.

Hai câu thơ của Quang Dũng dẫu có buồn vì nói đến mất mát , hi sinh nhưng vẫn không bị lụy về thái độ của người hi sinh . Người chiến sĩ ở đây dẫu không áp đảo đựoc khó khăn nhưng họ không chịu khuất phục . Họ đứng trên cái chết, coi cái chết “nhẹ tựa lông hồng” và sẵn sàng đón nhận nó vì Tổ quốc thân yêu .
Bấy nhiêu khắc nghiệt kể ra mà người lính phải chịu đựng vẫn phải là tất cả bởi vùng rừng núi miền tây ấy còn là nơi ngự trị của những kẻ âm u , hoang dã , của thác cao , sông sâu , thác dữ âm u , hoang dã ấy không chỉ đựoc mở ra theo chiều không gian mà đựơc khám phá ở chiều thời gian tạo ra những đe dọa khủng khiếp luôn dình dập con người :

“ Chiều chiêu oai linh thác gầm thét ,
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”

Người ta hay nói đến rừng thiêng nước độc, lam sơn chướng khí. Với rừng núi Tây Bắc, cứ mỗi buổi chiều tà lại nghe tiếng thác gầm thét đổ xuống từ trên cao và cứ mỗi đêm sâu lại nghe tiếng cọp gầm. Âm thanh nào cũng ghê rợn. Quang Dũng bằng tài thẩm âm của mình đã cụ thể hóa và làm sống động hóa những nhận xét của người đời. Vậy chỉ với hai câu thơ, Quang Dũng đã phát huy tối đa trí tưởng tượng để cực tả vẻ hoang sơ, hùng vĩ của núi rừng, miền đất ấy còn chứa nhiều điều hoang sơ và huyền bí của miền rừng núi Tây Bắc.Cảnh hoang vu của núi rừng Tây Bắc đúng là thử thách ghê gớm đối với người linh Tây Tiến khi mà “chiều chiều” , “đêm đếm” chỉ nghe thấy tiếng “thác gầm thét “ , “ vọp trêu người” .Các từ láy chỉ biên độ lặp lại thường xuyên của thơi gian kết hợp với biện pháp nhân hóa “thác gầm thét “,” cọp trêu người “ đã nhấn mạnh vẻ bí hiểm , dữ dội , hoang dã chứa đầy nguy hiểm , cái chết luôn luôn rình rập đe dọa người lính của núi rừng miền Tây Nhà thơ Trần Lê Văn từng viết “ Hai chữ có dấu nặng đi với nhau nghe nặng như tiếng chân cọp” , trước đó lại kết hợp với cả hai thanh bằng đã tạo lên một quá trình rình mồi rồi bất ngờ vồ mồi của loài cọp dữ dội , quyết liệt trên trang giấy Giữ nhưng kỉ niệm gian khổ , khắc nghiệt như thế . Đoạn thơ đã khép lại bằng một ấn tượng thật ấm áp và ngọt ngào :

“ Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu màu em cơm nếp xôi”

Những hiểm nguy vẫn rình rập đâu đó, những nét dữ dội quyết liệt mà đoàn binh Tây Tiến đã một thời vượt qua.Trên đường hành quân treo neo đầy trắc trở đoàn quân dừng lại nghỉ chân nơi những bản làng . Một bữa cơm nóng bốc khói . Hương vị ngọt ngon của những nắm xôi nếp thơm do những bông hoa của núi rừng Tây Bắc đem tới đã khiên cho các chàng trai hào hao , phong nhã như quên đi tất cả nỗi vất vả về thể xác suốt dọc đừờng để đón nhạn tình quân –dân thắm thiết . Hương vị của nếp xôi , hương vị của lòng người . Chiến binh Tây Tiến hào hùng mà cũng rất đỗi hào hoa, rất nhạy cảm trước vẻ đẹp thiên nhiên và sự đằm thắm tình người. Hai câu thơ không có cảnh thiên nhiên miền Tây, chỉ có cảnh sinh hoạt đời sống thường ngày. Sau những câu thơ rất dữ dội và gân guốc là một cảm xúc thơ đằm thắm, thiết tha. Câu cảm thán gợi nỗi bâng khuâng khi hồi tưởng lại những kỉ niệm ấm áp: lúc đoàn binh dừng lại sau một đoạn đường hành quân vất vả, lều trại được dựng lên ở một bản làng, một bếp lửa ánh đỏ hồng, một nồi xôi hương bay ngào ngạt, khói bếp khói cơm bay lên hòa quyện vào khói lam chiều. Đồng đội lại quây quần bên nhau, quên đi bao vất vả, gian khổ. Chiến tranh lùi lại vào một góc khuất nào đó nhường chỗ cho một cảnh sinh hoạt tưoi vui. )Mia xlà mảnh tâm hồn của ngừoi cán bộ kháng chiến là kỉ niệm đẹp của anh bộ đội cụ Hồ trong 9 năm kháng chiến chống Pháp :

“ Anh nắm tay em cuối mùa chiến dịch
Vắt xôi nuôi em giấu giữ rừng
Đất Tây Bắc tháng nagỳ không có lịch
Bữa xôi đầu còn tỏa nhớ mùi hương”
( Tiếng hát con tàu _ Chế Lan Viên)

Đoạn thơ đã cho thấy nét tài hoa trong phong cách của Quang Dũng câu thơ đỡ câu thơ , hình ảnh đỡ hình ảnh để giữa sự trùng điệp của núi rừng sự gian lao của hành trình những người lính Tây Tiến vẫn có phút dừng chân thư thái yên bình những hình ảnh lãng mạn , trữ tình , thơ mộng .

-----------------------------------------

Bài 2. Bài văn của em Nguyễn Hồng Hạnh  đã phân tích khổ 1 bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng:

Giữa cái bộn bề của thị trường thơ hôm nay, lật trang sách cũ, gặp Tây Tiến của Quang Dũng, chợt xôn xao cõi lòng theo những vần thơ đượm màu kiêu bạc hào hoa: Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi...

Phân tích khổ 1 bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

 

Giữa cái bộn bề của thị trường thơ hôm nay, lật trang sách cũ, gặp Tây Tiến của Quang Dũng, chợt xôn xao cõi lòng theo những vần thơ đượm màu kiêu bạc hào hoa: Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi...

Thơ hay có sức rung động mãnh liệt là vậy. Không cần tỉ mẩn bóc từng câu từng chữ mà thấm vào lòng người sự rung cảm chân thật đến run rẩy từng làn da thớ thịt. Tây Tiến đã thực sự chinh phục người đọc bằng tâm trạng của người trai ra đi cứu nước trong buổi đầu kháng chiến – với tâm tư in bóng trong dáng hình sông núi:

”Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi...”

Cảnh ấy cũng là tình. Cũng là sương, là hoa, là mây, là mưa – những chi tiết thường gặp trong thơ cổ – nhưng còn đượm thêm không khí trầm hùng của thời đại được diễn tả bằng những từ ngữ, thanh điệu khi đọc lên ta cảm thấy ngang tàng. Hình ảnh của một đoàn quân mỏi đi trong cái khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút, giữa cái bồng bềnh sương khói chơi vơi được tác giả phác hoạ bằng những nét chấm phá tài tình. Con mắt thơ không dừng lại ở trong không gian rừng núi mà còn mở ra một không gian – tâm trạng của một hồn thơ chiến sĩ. Phảng phất một chút Lý Bạch trước Hoàng Hà – ngút ngát chí tang bồng của người trai thời loạn. Trong gian nan của người chiến sĩ Tây Tiến, ta vẫn gặp chút hóm hỉnh ở hình ảnh súng ngửi trời. Chạm mặt với thực tế khắc nghiệt – song chất hào hoa lãng tử không mất đi mà lại càng được tô đậm thêm, chân thật sống động trong những câu thơ đượm tình quê, tình đồng đội, tình quân dân. Một hiện thực về người lính Tây Tiến – anh Bộ đội Cụ Hồ trong những năm đầu chiến đấu gian khổ. Đó là cơn mưa gợi nỗi nhớ nhà sâu thẳm, là sợi khói cơm thơm quyện chặt tình người, một bóng hình đong đưa làm xao xuyến những trái tim trai trẻ...

Bài thơ có nói đến hy sinh, mất mát, gian khổ nhưng cảm xúc hào hùng của lớp người “ra đi bảo tồn sông núi” đã lấn át cái bi luỵ buồn thương. Đoàn binh Tây Tiến trong thơ Quang Dũng như một sự kết tụ của tráng khí muôn đời, pha chút lãng mạn kiểu Kinh Kha “một đi không trở lại”. Phải chăng với tinh thần “coi cái chết nhẹ tựa lông hồng” mà toàn bài thơ mặc dù có nói đến chết chóc nhưng giọng điệu rất bình thản: anh về đất? Phải chăng khi xác định chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh, người chiến sĩ đã nhận ra mục đích của cuộc chiến đấu còn lớn hơn gấp vạn lần những gian khổ, hy sinh?

Bài thơ không cường điệu hoá cảm xúc dẫu trong âm điệu gân guốc, khoẻ khoắn của toàn bài có những từ ngữ mang hơi hướng cổ điển như xiêm áo, dữ oai hùm, mồ viễn xứ, áo bào, khúc độc hành và cách diễn đạt tưởng chừng lạ lẫm tràn ngập không khí lãng mạn. Nếu chỉ chăm chăm đi tìm chất thép trong bài thơ theo quan điểm xã hội học thiển cận thì chẳng khác nào cầm dao đâm vào cái đẹp. Cái đẹp của bài thơ viết ra từ lửa máu đã làm rung lên những cảm xúc đồng điệu của bao thế hệ.

Nhà thơ Trần Lê Vân, người bạn thân, đã từng sống nhiều năm, từng in thơ chung với Quang Dũng viết về hòan cảnh Quang Dũng sáng tác bài thơ Tây Tiến như sau:

“Đòan quân Tây Tiến, sau một thời gian hoạt động ở Lào trở về thành lập trung đòan 52. Đại đội trưởng Quang Dũng ở đó đến cuối năm 1948 rồi được chuyển sang đơn vị khác. Rời xa đơn vị cũ chưa bao lâu, ngồi ở Phù Lưu Chanh (một làng thuộc tỉnh Hà Đông cũ), anh viết bài tho Tây Tiến.”

Muốn hiểu được bài thơ Tây Tiến, truớc hết cần phải có những hiểu biết về đoàn quân Tây Tiến cùng với địa bàn hoạt động của nó. Khoảng cuối mùa xuân năm 1947, Quang Dũng gia nhập đoàn quân Tây Tiến. Đó là một đơn vị thành lập vào đầu năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào để bảo vệ biên giới Lào-Việt, đánh tiêu hao địch ở Thượng Lào để hỗ trợ cho cuộc kháng chiến ở những vùng khác trên đất Lào. Địa bàn hoạt động của đoàn quân Tây Tiến khá rộng, bao gồm vùng rừng núi Tây Bắc Việt Nam và Thuợng Lào: từ Châu Mai, Châu Mộc sang tận Sầm Nứa rồi vòng về qua miền tây Thanh Hóa. Những nơi này, lúc đó còn rất hoang vu và hiểm trở, núi cao, sông sâu, rừng dày, có nhiều thú dữ.

Những người lính Tây Tiến phần đong là thanh niên Hà Nội, thuộc nhiều tầng lớp khác nhau, trong đó có cả những học sinh, sinh viên. Sinh hoạt của những người lính Tây Tiến hết sức gian khổ, ốm đau không có thuốc men, tử vong vì sốt rét nhiều hơn vì đánh trận, tuy vậy, họ vẫn sống rất lạc quan và chiến đấu rất dũng cảm. Vượt lên trên mọi thử thách khắc nghiệt của chiến tranh và hòan cảnh sống cực kì gian khổ, họ vẫn giữ được cái cốt cách hào hoa, thanh lịch, rất yêu đời và cũng rất lãng mạn.

Bài thơ Tây Tiến có hai đặc điểm nổi bật: cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng. Cảm hứng lãng mạn thể hiện ở cái tôi đầy tình cảm, cảm xúc của nhà thơ. Nó phát huy cao độ trí tưởng tượng, sử dụng rộng rãi những yếu tố cường điệu và phóng đại, những thủ pháp đối lập để tô đậm cái phi thường, tạo nên ấn tượng mạnh mẽ về cái hùng vĩ và cái tuyệt mĩ.

Thiên nhiên Tây Bắc, qua ngòi bút lãng mạn của Quang Dũng, được cảm nhận với vẻ đẹp vừa đa dạng vừa độc đáo, vừa hùng vĩ vừa thơ mộng, hoang sơ mà ấm áp. Hình ảnh những cô gái, những con người Tây Bắc càng tô đậm thêm chất huyền bí, thơ mộng của núi rừng. Chất lãng mạn được thể hiện chủ yếu ở cảm hứng hướng tới cái cao cả, sẳn sàng xả thân, hy sinh tất cả cho lý tưởng chung của cộng đồng, của tòan dân tộc.

Tây Tiến không hề che giấu cái bi. Nhưng bi mà không lụy. Cái bi được thể hiện bằng một giọng điệu, âm hưởng, màu sắc tráng lệ, hào hùng. Chất lãng mạn hòa hợp với chất bi tráng tạo nên vẻ đẹp độc đáo của bài thơ.

Cảm xúc chủ đạo xuyên suốt bài thơ là một nỗi nhớ da diết, bao trùm lên cả không gian và thời gian:

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi !

Nhớ về rừng núi nhó chơi vơi

Sài Khao sương lấp đòan quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi.



Nỗi nhớ đơn vị cũ trào dâng, không kìm nén nỗi, nhà thơ đã thốt lên thành tiếng gọi. Hai chữ “chơi vơi” như vẽ ra trạng thái cụ thể của nỗi nhớ, hình tượng hóa nỗi nhớ, khơi nguồn cho cảnh núi cao, dốc sâu, vực thẳm, rừng dày,…liên tiếp xuất hiện ở những câu thơ sau:

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.


Khổ thơ này là một bằng chứng “thi trung hữu họa”. Chỉ bằng bốn câu thơ, Quang Dũng đã vẽ ra một bức tranh hòanh tráng diễn tả sự hiểm trở và dữ dội, hoang vu và heo hút của núi rừng Tây Bắc, địa bàn họat dộng của đòan quân Tây Tiến. Hai câu thơ đầu, những từ đẩy giá trị tạo hình khúc khủyu, thăm thẳm. cồn mây, súng ngửi trời đã diễn tả thật chính xác sự hiểm trở, trùng điệp và độ cao ngất trời của núi đồi Tây Bắc. Hai chữ “ngửi trời” được dùng rất hồn nhiên và cũng rất táo bạo, vừa ngộ nghĩnh, vừa có chất tinh nghịch của người lính. Núi cao tưởng chừng chạm mây , mây nổi thành cồn “heo hút”. Người lính trèo lên những ngọn núi cao tưởng chừng như đang đi trên mây, mũi súng chạm tới đỉnh trời. Câu thứ ba như bẻ đôi, diễn tả dốc núi vút lên, dổ xuống gần như thẳng đứng, nhìn lên cao chót vót, nhìn xuống sâu thăm thẳm. Nếu như câu thứ ba là nhìn lên và nhìn xuống thì câu thứ tư là nhìn ngang. Có thể hình dung cảnh nhữngngười lính tạm dừng chân bên một dốc núi, phóng tầm mắt ngang ra xa qua một không gian mịt mùng sương rừng mây núi thấy thấp thóang những ngôi nhà như đang bồng bềnh trôi giữa biển khơi.

Bốn câu thơ này phối hợp với nhau tạo nên một âm hưởng đặc biệt. Sau ba câu thơ được vẽ bằng những nét gân guốc, câu thứ tư được vẽ bằng một nét rất mềm mại. Quy luật này cũng giống như cách sử dụng những gam màu trong hội họa: giữa những gam màu nóng, tác giả sử dụng một gam màu lạnh làm dịu lại, như xoa mát cả khổ thơ.

Cái vẻ hoang dại dữ dội, chứa đầy bí mật ghê gớm của núi rừng Tây Bắc được nhà thơ tiếp tục khai thác. No’ không chỉ được mở ra theo chiều không gian mà còn được khám phá ở cái chiều thời gian, luôn luôn là mối đe dọa khủng khiếp đối với con người:

Chiều chiều oai linh thác gầm thét

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người.


Vậy là, cảnh núi rừng Tây Bắc hoang sơ và hiểm trở qua ngòi bút Quang Dũng, hiện lên với đủ cả núi cao, vực sâu, dốc thẳm, mưa rừng, sương núi, thác gầm, cọp dữ,….Những tên đất lạ Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch, những hình ảnh giàu trí tạo hình, những câu thơ nhiều vần trắc đọc lên nghe vất vả nhọc nhằn được xoa dịu bằng những câu có nhiều vần bằng ở cuối mỗi khổ thơ, đã phối hợp với nhau thật ăn ý, làm hiện hình lên thế giới khác thường vừa đa dạng, vừa độc đáo của núi rừng Tây Bắc.

Đọan thơ được kết thúc đột ngột bằng hai câu thơ:

Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.


Cảnh tượng thật đầm ấm. Sau bao nhiêu gian khổ băng rừng, vượt núi, lội suối, trèo đèo, những người lính tạm dừng chân, được nghỉ ngơi ở một bản làng nào đó, quây quần bên những nồi cơm đang bốc khói. Khói cơm nghi ngút và hương thơm lúa nếp ngày mùa xua tan vẻ mệt mỏi trên khuôn mặt những người lính , khiến họ tươi tỉnh hẳn lai. Hai câu thơ này tạo nên một cảm giác êm dịu, ấm áp, chuan bị tư thế cho người đọc bước sang đọan thơ thứ hai.