399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM
Hãy giải thích cách kết thúc kì lạ đó bằng cách:
- Nêu các chi tiết chính của cốt truyện dần đến tình tiết kết thúc
- Trình bày những nét chủ yếu trong nhân cách của hai nhân vật người tù và quản ngục để thấy cái kì lạ nhưng có thể hiểu được.
BÀI LÀM
Trước khi giải thích đoạn văn đề bài theo hai yêu cầu về thế loại, cần giới thiệu câu chuyện đầv kịch tính, nhân vật và một số lập luận chuẩn bị giãi thích đoạn văn.
Thân bài có thê được triển khai thành ba đoạn chính sau đây:
Thiệu Khái Quát
Chữ người tử tù được xây dựng trên một tình huống đầy kịch tính: Không gian là nhà giam giữ tù, thời gian là những ngày cuối cùng trước khi tử tội Huấn Cao bị giải về kinh chịu án chém. Trên bình diện xã hội,
họ là những kẻ đôi địch: một người cầm đầu cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình, người kia là ngục quan, đại diện bộ máy cai trị của triều đình ây. Trôn bình diện nghệ thuật, họ lại là những người tri kỉ: một người có thư pháp tuyệt vời, người kia lại suốt đời ngưỡng mộ cái tài hoa ấy.
Tình huống dẫn đến xung đột trong việc lựa chọn của viên quản ngục: hoặc làm tròn phận sự viên quan thì phái chà đạp lên tấc lòng tri kỉ, hoặc muốn trọn lòng tri ki thì phải vượt qua phép tắc triều đình. Theo cách thứ nhất, chiến thắng sẽ thuộc về cái “đẹp”. Viên quản ngục xứng đáng là một người tri kỉ, dám sống với tấm lòng biệt nhỡn liên tài. Oái ăm thay, trong mắt Huấn Cao, quản ngục chỉ là một kẻ tiểu nhân đáng khinh. Đến khi nhận được phiên trát thứ hai đòi giải tử tội về kinh, ông Huấn mới có dịp nhận ra viồn quản ngục là một con người cao dẹp: sự xung đột được mở ra.
Đoạn cảnh kết thúc truyện:
Vai trò của cảnh kết thúc trong truyện (đặc biệt là truyện lãng mạn) là gắn chặt với tư tưởng chủ đề của tác phẩm, một khâu cuối cùng hết sức quan trọng của cốt truyện, thường biốu lộ trực tiếp thái độ hoặc khát vọng của nhà văn đôi với con người và cuộc sống.
Đoạn kết của Chữ người tử tù là một đoạn kết đặc biệt kì lạ, là một cảnh tượng xưa nay hiếm. Nếu không đọc tác phẩm hoặc tách đoạn kết đó khỏi hệ thông cốt truyện và nhân vật thì sẽ không thể nào hiểu nổi, vì từ cố chí kim đã bao giờ có cảnh quan giám ngục vái một người tù với niềm kính cẩn đến thố. Thế giới ngục tù là thế giới tàn bạo. Vì sao có sự dổi ngôi này, vì sao có sự gắn bó tri âm giữa quản ngục với người tù?
♦ Các Tình Tiết Chính Của Cốt Truyện Dẫn Đến Cẩnh Két
Nhà tù tỉnh Sơn chuẩn bị đón sáu tên tử tù nguy hiểm, trong đó đứng đầu là Huấn Cao. Trước khi tù nhân đến, viên quản ngục đã tỏ lòng khâm phục Huấn Cao vì cái tài viết chữ đẹp. Trong lòng viên quản ngục đã có ý muôn biệt đãi Huấn Cao. Đêm, quản ngục ngồi một mình, nghĩ về mình, về viên thư lại dưới quyền: “... hắn củng như mình chọn nhằm nghề mất rồi”.
Sáng hôm sau, Huấn Cao và 5 kẻ tử tù khác được giải đến. Hợ đều tỏ khí phách ngang tàng, ngạo nghễ (hành động dỗ gông đuổi rộp).
Suốt nửa tháng, quản ngục biệt đãi Huấn Cao và 5 tử tù, Huấn Cao khinh bạc vì chưa hiểu quản ngục.
Quan ngục mong muôn xin Huấn Cao mấy chữ đại tự trên lụa trắng.
Có lệnh chuyển tù, quản ngục nhờ thơ lại đến nói với Huấn Cao tâm sự của mình. Huấn Cao đồng ý. Đêm viết chữ kì lạ xảy ra trong ngục. Viết xong, Huấn Cao khuyên quản ngục bỏ nghề.
♦ Giải Thích Bằng Nhân Cách Của Huấn Cao Và Viền Quân Ngục
Nhân cách của mỗi người phải được thế hiện trong quan hệ giữa hai nhân vật.
Nhân cách Huấn Cao:
Con người tài hoa bởi nghệ thuật viết chữ Hán đẹp, nhanh đã từng
nôi tiếng khắp vùng, nhưng ý thức được giá trị văn hóa của cái tài nên không phải ai xin chữ ông cũng cho: “Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình phái viết câu đổi bao giờ”.
Con người có khí phách phi thường, tiếng tăm đó đã đến tay viên quản ngục từ trước. Khi chờ ngày xứ chém, người tù vẫn ung dung ngạo nghễ trong cảnh giam cầm, vẫn đường hoàng không nao núng: “Đến cái cảnh chết chém, ông còn chẳng sợ nữa là”. Viên quản ngục khâm phục khí phách này của ông, trong khi Huấn Cao vẫn tỏ ra khinh bạc.
Con người đó thiên lương cao cả. Mặc dù tiền bạc, quyền lực không lung lay được ông nhưng Huấn Cao không phải là con người có trái tim sắt đá. Trước đó thái độ Huấn Cao đối với quản ngục là khinh bạc, nhưng khi biết quản ngục có một tấm lòng trong sáng lại lạc vào chôn bùn nhơ thì Huấn Cao thay đổi thái độ, “ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài”... và Huấn Cao đã sẳn sàng cho chữ quản ngục.
Nhân cách Huấn Cao như một thứ ánh sáng rọi vào bóng đêm tù ngục, có thể làm cháy sáng những tâm hồn u uẩn.
Nhân cách viên quản ngục:
Đây không phải là một viên quản ngục thông thường tàn bạo, ngu dốt trong nhà tù xã hội cũ. Ngay khi nghe tin Huấn Cao sẽ tới, quản ngục đã tỏ cảm tình với tên tử tù.
Viên quản ngục biết trọng người tài, biết tiếc cái tài, biết giá trị của cái đẹp, Chính Huấn Cao bị cảm kích bởi quản ngục là “một tấm lòng trong thiên hạ, một âm thanh trong trẻo chen vào giữa một bản nhạc mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”.
Quản ngục là người có lương tri trong sạch “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, khao khát thoát khỏi nơi ô uế này. Sau khi ý nguyện xin chữ đã được thỏa mãn, quản ngục nhận lời khuyên của Huấn Cao: phải thoát khỏi cái nghề này để giữ cho cái thiên lương trong sạch. Cảm phục Huân Cao, quản ngục vừa khóc vừa vái và nói lời cucíi cùng trong đoạn kết.
Hành động cuôì cùng của quản ngục chứng tỏ sức cảm hóa mạnh mẽ của cái đẹp, của giá trị văn hóa. Môi trường đen tối không phải lúc nào cũng tha hóa được con người, nếu con người còn một tình yêu đối với cái đẹp. Đó là khát vọng lãng mạn của nhà văn.