399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM
BÀI LÀM
Cần lần lượt phân tích nhân vật Hộ trong Đời thừa và nhân vật Thứ trong Sống mòn. Sau đó nêu ý nghĩa hình tượng người trí thức tiểu tư sản ở nước ta trước Cách mạng tháng Tám 1945.
Hầu hết các nhân vật trí thức tiểu tư sản trong các truyện của Nam Cao đều khá giông nhau về cảnh ngộ, tính cách. Họ là những học sinh thất nghiệp, nhà giáo khổ trường tư, nhà văn nghèo bất đắc chí, ... cuộc sống cơm áo hàng ngày đã đè nặng cuộc đời họ, giày vò tâm hồn, bóp méo con người họ. Nam Cao đã đi vào những đau đớn, quằn quại trong tâm hồn có tính bi kịch của họ.
Có thế triển khai thân bài theo các ý chính như sau:
♦ Nhân Vật Hộ (Đời Thừa)
Là nhà văn, có hoài bão văn chương chân chính nhưng do nhu cầu cơm áo mà buộc phải viết thứ văn chương vô vị, nhạt nhẽo, tầm thường.
Muôn đem cuộc đời mình để cứu vớt cuộc đời vợ con nhưng không sao cứu vớt nổi.
Muốn sống theo nguyên tắc tình thương cao đẹp nhưng rốt cuộc anh lại sống thô bạo và tàn nhẫn để rồi lại ăn năn, hôi hận.
Bi kịch của Hộ là bi kịch của một con người muốn sống cho có ích mà thành ra vô ích, sống ‘thừa ‘.
♦ Nhân Vật Thứ (Sống Mòn)
Là nhà giáo trường tư, nuôi giấc mộng sẽ đem những thay đổi đến cho xứ sở nhưng kết quả là bệnh tật, thất nghiệp.
Khao khát cuộc sống có ích, cao cả nhưng cuộc đời bắt Thứ phải sông lối sống quá chỉ biết ‘kiếm thức ăn đổ vào dạ dày ‘,
Khao khát cuộc sống rộng lớn, luôn luôn đổi mới thì lại phải chấp nhận cuộc sống đơn điệu, mòn mỏi ở một xó ngoại ồ nửa tỉnh nửa quê.
Mong muốn giữa người và người có sự cảm thông, yêu thương thì bản thân lại cũng không tránh được những thói quen nhỏ nhen, ích kỉ, xấu xa.
Bi kịch của Thứ là bi kịch ‘chết mòn ‘ về tinh thần.
♦ Ý Nghĩa Hình Tượng Trí Thức Tiểu Tư Sản
Qua cuộc sống với những bi kịch về tinh thần, Nam Cao muôn tô cáo xã Hội trước Cách mạng tháng Tám đã bóp nát mọi ước mơ, mọi khả năng tiềm tàng và cái tốt đẹp trong con người, đã tàn phá tâm hồn, giết mòn sự sông và khát vọng sông có ích của họ.