LÀM VĂN
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Phân tích
  • Phân tích hình ảnh Chuyện người con gái Nam Xương

Phân tích hình ảnh Chuyện người con gái Nam Xương

Hình ảnh người phụ nữ trong xã hội cũ qua “Chuyện người con gái Nam Xương” của nguyễn Dữ. Nàng Vũ Nương qua giới thiệu của tác giả là một người phụ nữ "thùy mị, nết na, lại thèm tư dung tốt đẹp” ....

Bài Làm

Nấu Nguyễn Trãi là một trong những con người quan tâm đến số phận người dân sớm nhất thì Nguyễn Dữ là một trong những nhà văn quan tâm đến số phận gập trong ‘Truyền kì mạn lục" của ông hình ảnh những người phụ nữ có phẩm chất hết sức tốt đẹp nhưng cuộc đời lại hết sức bất hạnh, đau khổ. Một trong những người phụ nữ đó là nàng Vũ Thị Thiết ở “Chuyện người con gái Nam Xương".

Nàng Vũ Nương qua giới thiệu của tác giả là một người phụ nữ "thày mị, nết na, lại thèm tư dung tốt đẹp”. Nàng kết duyên cùng Trương Sinh một người cùng làng. Biết chàng Trương có tính đa nghi nàng luôn luôn giữ gìn khuôn phép để vợ chồng khỏi xảy ra những chuyên bất hòa. Ngày Trương Sinh bị triều đình bắt đi lính, nàng đã nói với chàng những lời hết sức chân tình, âu yếm: “Chàng di chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê củ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ binh an, thế là đù rồi ...” Chỉ chừng ấy thôi ta cũng đủ biết nàng là người thế nào. Cái nàng cần, cái nàng coi trọng là tình cảm đối với chồng, nàng là người không màng vinh hoà, phú quý. ước muốn cùa nàng thật là đáng khâm phục. Vũ Nương là một người phụ nữ không chỉ thủy chung mà còn là một người hết sức đa cảm. Những ngày sống lẻ loi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi thì “nổi buồn góc bể chân trời" cứ dâng lên trong lòng nàng. Nàng một

lòng một dạ chờ chồng. Đêm đêm nàng chỉ bóng mình trên vách đùa với con thơ “Cha Đàn về kìa!”. Nàng đùa vói con, nàng an ủi con nhưng cũng an ủi chính mình. Vũ Nương còn là một người phụ nữ hết sức đảm đang. Một mình nàng vừa chăm sóc mẹ chồng lúc bà lâm bệnh, vừa nuôi dạy con thơ. Ta có thể so sánh nàng vói người chinh phụ trong tác phẩm “Chinh phụ ngâm”: “Nay một thân nuôi già, dạy trẻ”. Khi mẹ chồng mất, nàng hết lòng thương xót “phàm việc ma chay tế lễ” nàng lo liệu “như đối với cha mẹ đe’ mình”. Chung thủy, đảm đang là hai đức tính nổi bật ở Vũ Nương. Đó cũng là những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam.

Nhưng những người phụ nữ có phẩm chất tốt đẹp như Vũ Nương sống trong xã hội cũ đểu phải chịu số phận hết sức đau khổ, bất hạnh. Trước hết Vũ Nương phải gánh chịu hậu quả của chiến tranh phong kiến. Vì chiến tranh mà triều đình đã bắt chổng nàng phải ra trận. Một người khao khát hạnh phúc gia đình như nàng đành phải chịu cảnh vợ chồng biệt li: “Cảnh vật còn như cũ mà lòng người đã nhuộm mối tình muôn dặm quan san”. Nàng thổn thức nhớ chàng đang ở nơi đất thú. Một mình nàng lo toan mọi việc có vất vả nhưng nàng có thể chịu đựng được, riêng nỗi nhớ chồng thì canh cánh bén lòng chẳng phứt nào nguôi. Ngày chàng mãn hạn trở về  tưởng như hạnh phúc đã đến với nàng, nào ngờ đâu nàng lại gánh chịu một tai hạo khùng khiếp. Chồng nàng vốn tính đa nghi lại nghe lời con trẻ thơ ngây không hề điểu tra, suy đoán đã vội vu oan cho nàng. Chàng mắng nhiếc nàng hết sức thậm tệ. Mặc cho nàng khóc lóc thanh minh chàng vẫn không tin. Trương Sinh còn đánh nàng và đuổi nàng đi. Vì quá oan ức nàng đã phải nhảy xuống sông tự vẫn. Trước khi từ giã cõi đời nàng tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang ngừa mặt lên trời mà than rằng:

“Kểhạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy hò, điều dâu hay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thán sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh hạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin lảm cỏ Ngu Mĩ. Nhược hằng lòng chim dạ cá lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ."

Lời nói cuối cùng của nàng đã thật là cảm động. Tiếc là khi chồng nàng hiểu ra nỗi oan của vợ thì mọi sự đã rồi. Mặc dù nàng được các tiên nữ cứu thoát nhưng nàng đành ở chốn “làng máy cung nước”, không mặt mũi nào nhìn lại chồng con. Hình ảnh Vũ Nương ngồi trên kiệu hoà đứng ở giữa dòng mà nói vọng vào với Trương Sinh làm người đọc không cầm nước mắt:

“ - Thiếp cảm ơn đức của Lình Phi, đã thề sống chết cũng không hò. Đa tợ tình chàng, thiếp chẳng trở về nhãn gian được nữa!”

Thật là tội nghiệp cho nàng. Nàng rất muốn trở về nhân gian, nàng muốn sống cuộc sống bình thường, thế mà mong ước ấy nàng chẳng bao giờ có thể thực hiện được.

Câu chuyện về cái chết oan ức của Vũ Nương là lòi tố cáo chế độ phong kiến suy tàn. Chính sự tranh giành quyền lực giữa các thế lực phong kiến bấy giò đã gây ra cảnh “nổi da xáo thịt”, “huynh đệ tương tàn”. Chiến tranh đã bắt những người phụ nữ nết na, thuỳ mị “tư dung tốt đẹp” như Vũ Nương phải sống cảnh “Thiếp trong cánh của chàng ngoài chán mây ” để rồi bị nghi oan, đành phải nhảy xuống sông tự tử. Nếu không quan tâm, không cảm thương số phận của họ chắc Nguyễn Dữ không thể viết được một câu chuyên vừa rất hiện thực vừa có giá trị nhân đạo sâu sắc đến như vậy.