399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM
Bài làm
Đoạn thơ ‘Kiều ở lầu Ngưng Bích’ dài 22 câu trích trong 'Truyện Kiều’ là những ‘Cảu thơ còn đọng nổi đau nhân tình’ (Tố Hữu). Bao biến cố khùng khiếp đã diễn ra: tai bay vạ gió, cha và em bị tù tội, gia sản bị bọn sai nha ‘đầu trâu mặt ngựa’ cướp ‘sạch sành sanh...’, phải bán mình chuộc cha, trao duyên cho em, Kiểu rơi vào tay Mã Giám Sinh - Tú Bà. Sau khi ‘thất thán’ bởi Mã Giám Sinh, bị mụ Tú bà làm nhục, Kiều tự vẫn nhưng đã được cứu sống. Tú Bà dỗ dành Kiểu:
‘Người còn thì cùa hãy còn,
Tìm nơi xứng dáng là con cái nhà...’.
Kiều được Tú Bà đưa ra lẩu Ngưng Bích với lòi hứa ‘con hãy thong dong’, nhưng thật ra là nàng bị giam lỏng. Lầu Ngưng Bích là một điểm dừng chân cùa
Thúy Kiều trên con đường lưu lạc đầy máu và nước mắt, cay đắng và tủi nhục suốt 15 năm trời.
Đoạn thơ không chỉ biểu lộ tình cảm xót thương của Nguyễn Du đối với kiếp người bạc mệnh mà còn thể hiện một bút pháp nghệ thuật đặc sắc vê tự sự, về tả cảnh ngụ tình, về ngôn ngữ độc thoại để biểu đạt nỗi lòng và tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều.
Sáu câu đầu đoạn là một không gian nghệ thuật và một tâm trạng nghệ thuật đồng hiện. Có ‘non xa’ và ‘tấm trăng gần’ có ‘cát vàng cồn nọ’ và ‘bụi hổng dặm kia’. Giữa một thiên nhiên vắng lặng và mênh mông, không một bóng người, Kiều chỉ còn biết ‘Bôn hề hát ngát xa trông’. Một cảm giác cổ đơn, buồn tủi và bẽ bàng cho thân phận mình, duyên số mình. Chỉ có một mình một bóng đối diên với ‘mây sớm đèn khuya’, nỗi lòng người con gái lưu lạc đau khổ, tủi nhục và ngao ngán vô cùng:
‘Bẽ hàng mảy sớm đêm khuya,
Nửa tình nửa cành như chia tấm lòng’.
Bốn chữ ‘như chia tấm lòng’ diễn tả một nỗi niềm, một nỗi lòng tan nát, đau thương. Vì thế, tuý sống giữa một khung cảnh đẹp êm đềm, có non xa và trăng gần - nhưng nàng vẫn thấy cô đơn, bẽ bàng, bởi lẽ ‘Người buồn cảnh có vui đâu hao giờ’. Kiều sao không khỏi cô đơn, bẽ bàng trong một cảnh ngộ đầy bi kịch:
‘Chung quanh những nước non người,
Đau lòng lưu lạc nên vài bốn câu’.
Tám câu thơ tiếp theo nói lên niềm tưởng nhớ người yêu và nỗi xót thương cha mẹ của Thúy Kiều khi sống một mình trong lầu Ngưng Bích. Với Kim Trọng thì Kiều ‘Tường người...’. Vói cha mẹ thì nàng đã ‘xót người...’, mỗi đối tượng Kiểu có mỗi nỗi thương nhớ riêng.
Trên đường theo Mã Giám Sinh về Lâm Tri, Kiểu thương Kim Trọng cô đơn, đau khổ ‘Một trời thu để riêng ai một người’. Đôi với cha mẹ Kiểu khắc khoải ‘Nghe chim như nhắc tấm lòng thần hôn’. Lần này, Kiểu tưởng nhớ chàng Kim, nhớ lời thề dưới trăng đêm tình tự ‘dưới nguyệt chén đồng’, thương người yêu đau khổ ‘rày trông mai chờ’ và ‘hơ vơ’ cô đơn, sầu tủi. Đến bao giờ mới nguôi, mới ‘phai’ được nỗi thương nhớ ấy ? Những từ ngữ, hình ảnh chỉ không gian và thời gian cách biệt như: ‘dưới nguyệt chén đổng’, ‘tin sương’, ‘rày trông mai chờ’, ‘hên trời góc hể’, ‘tấm son gột rửa...’ đã diễn tả và bộc lộ một cách sâu sắc cảm động tình cảm thương nhớ người yêu trong mối tình đầu, nay vì cảnh ngộ mà chia lìa đau đớn:
‘Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,
Tin sương luống những rày trông mai chờ.
Bén trời góc hể hơ vơ,
Tấm son gột rửa hao giờ cho phai’.
Các động từ - vị ngữ: ‘tường’, ‘trông’, ‘chờ’, ‘hơ vơ’, ‘gột rửa’, ‘‘phai’ đã liên kết thành một hệ thông ngôn ngữ độc thoại biểu đạt nội tâm nhân vật trữ tình. Kiểu nhớ người yêu khôn nguôi, xót xa cho mối tình đã nặng lời thề son sắt mà bị tan vỡ!
Nhớ chàng Kim rồi Kiều xót thương cha mẹ. Các từ ngữ chỉ thời gian xa cách: ‘hôm mai’, ‘cách mây nắng mưa’, các thi liệu, điển cố vàn học Trung Hoà như: ‘sàn Lai’, ‘gốc tử’ và thành ngữ ‘quạt nồng ấp lạnh’, đặc biệt hình ảnh mẹ già ‘tựa của hôm mai’ đợi chờ, trông ngóng đứa con lưu lạc quê người đã cực tả nỗi nhớ thương cha mẹ, nỗi đau buồn của đứa con gái đầu lòng không thể, không được chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ, khi song thân đã già yếu, khi ‘gốc tủ đã vừa người ôm’.
Nguyễn Du đã sử dụng ngôn ngữ độc thoại kết hợp hài hòa giữa phong cách cổ điển và phong cách dân tộc, tạo nên những vần thơ biểu cảm thể hiện một tâm trạng bi kịch, một cảnh ngộ đầy bi kịch của Thúy Kiều. Trong chia lìa ‘trâm gãy gương tan’ nàng vẫn dành cho ‘người tình chúng’ bao tình thương nhớ ‘muôn vàn ái ân’. Là một đứa con chí hiếu, giàu đức hi sinh, khi cha mẹ già yếu không được sớm hôm phụng dưỡng, Kiều càng nhớ thương càng xót xa. Giọng thơ rưng rưng lệ, nỗi đau của nàng Kiều như thấm vào cảnh vật, thời gian và lòng người bấy lâu nay:
‘Xót người tựa cửa hôm mai,
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm’.
3. Tám câu cuối đoạn, điệp ngữ ‘buồn trông’ xuất hiện bôn lần, đứng ở vị trí đầu câu 6 của mỗi cập lục bát. Hai chữ ‘buồn trông’ là cảm xúc chù đạo cùa tâm trạng ‘tê tái’ đau thương; thương mình và thương người thân, thương cho thân phận và duyên số. .. ‘Buồn trông’ vì càng buồn thì càng trông, càng trông lại càng buồn. Đây là đoạn thơ tả cảnh ngụ tình hay nhất trong 'Truyện Kiều’. Cứ mỗi cặp lục bát là một nét tâm trạng ‘buồn trông’. Ngoại cảnh và tâm cảnh, khung cảnh thiên nhiên và biến diễn tâm trạng cùa nhân vật được diễn tả qua một hệ thống hình tượng và ngôn ngữ mang tính tróc lệ, mở ra một trường liên tưởng bi thương:
‘Buồn trông cửa bể chiêu hôm,
Thuyên ai thấp thoáng cảnh buồm xa xa ‘.
Cửa bể mênh mông lúc ngày tàn chiều hôm càng làm tăng nỗi buồn đau cô đơn của kiếp người lưu lạc. 'Thuyền ai’ lúc ẩn lúc hiện ‘thấp thoáng cánh buồm xa xa’ đầy ám ảnh. ‘Buồn trông’ con thuyền ‘ai’ xa lạ, cánh buồm xa xa ‘thấp thoáng’, Kiểu càng nghĩ đến thân phận bơ vơ của mình nơi quê người đất khách.
Rồi nàng lại ‘buồn trông’ vé phía ‘ngọn nước mới sa’, dõi theo những cánh hoà trôi dạt và tự hỏi ‘về đáu’, đến phương trời vố định nào. Cánh hoà trôi man mác ấy tượng trưng cho số phận chìm nổi trên dòng đời không biết về đâu, đến dâu - Kiểu nhìn hoà trôi trên ngọn nước mà cảm thương cho số phận của mình:
‘Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoà trôi man mác biết lả vê đâu ?’
Sau hai câu hỏi tu từ về ‘thuyền ai’, về hoà trôi ‘biết là vê đâu ?’, Kiều ‘Buồn trông’ về bốn phía ‘chán máy mặt đất’ về nội cỏ, nàng chỉ nhìn thấy trên cái nền xanh xanh mịt mờ bao la là màu sắc tàn úa, vàng héo ‘dàu dàu’ của nội cỏ. Màu sắc tê tái thê lương ấy đã phản chiếu nỗi đau tê tái của người con gái lưu lạc:
‘Buồn trông nội cò dàu dàu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh’.
‘Nội cỏ dàu dàu’tàn úa hiện lên giữa màu ‘xanh xanh’ nhạt nhòa cùa ‘chân mây mặt đất’ chính là tâm trạng lo âu của Kiều khi nghĩ đến tương lai mờ mịt, héo tàn của mình, sắc cỏ ‘dàu dàu’ ấy, nàng đã một lần nhìn thấy mới ngày nào trên nấm mồ Đạm Tiên:
‘Sè sè nấm đất hên đường,
Dàu dàu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh’.
Nhìn xa rồi nhìn gần, vừa ‘buồn trông’ vừa lắng tai nghe. Nghe tiếng gió, gió gào , ‘gió cuốn’ trên mặt duểnh. Nghe tiếng ‘ầm ầm’ của sóng, không phải là sóng reo mà ‘sóng kêu’. Gió và sóng đang bủa vây ‘xung quanh ghế ngồi’. Một tâm trạng cô đơn lẻ loi đang trải qua những giờ phút hãi hùng, ghê sợ, lo âu. Phải chăng âm thanh dữ dội ấy của gió và sóng là biểu tượng cho những tai họa khủng khiếp đang bùa vày, sắp giáng xuống số phận người con gái ‘nhỏ bé’ đáng thương ? Kiều ‘buồn trông’ mà lo âu sợ hãi:
‘Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Âm ầm tiếng sóng kêu quanh ghé ngồi’.
Bức tranh ‘nước non người’, cận cảnh là lầu Ngưng Bích, viễn cảnh là con thuyên và cánh buồm xa xa trên cửa bể chiều hôm, là ngọn nước và hoà trôi, là nội cỏ dàu dàu giữa màu xanh xanh chân mây mặt đất, là gió cuốn và tiêng sóng ầm ầm kêu nơi mặt duềnh... mang ý nghĩa tượng trưng và giàu giá trị thẩm mĩ. Màu sắc ấy, âm thanh ấy của thiên nhiên vừa bao la mờ mịt, vừa dữ dội, tất cả như đang bùa vây người con gái lưu lạc đau thương trong nỗi buồn đau hãi hùng, lẻ loi.
Những chặng đường đầy cạm bẫy, nhiêu máu và nước mắt có ‘ma dưa lối, quỷ đem dường’..: đối với Kiểu đang ở phía trước. Đoạn thơ ‘Kiều ở lầu Ngưng Bích’ như chứa đáy lệ. Lệ của người con gái lưu lạc, đau khổ vì cô đơn lẻ loi, buồn thương chua xót vì mối tình đẩu tan vỡ, xót xa vì thương nhớ mẹ cha, lo sợ cho thân phận, số phận mình. 14 cùa nhà thơ, một trái tim nhân đạo bao la đồng cảm, xót thương cho người thiếu nữ tài sắc, hiếu thảo mà bạc mệnh.
Các từ láy: bát ngát, bẽ bàng, bơ vơ, thấp thoáng, xa xa, man mác, dàu dàu, xanh xanh, ấm ầm kết hợp với điệp ngữ buồn trông đã tạo nân sắc điệu trữ tình thẩm mĩ và tô đậm cảm hứng nhân đạo. Đó là giá trị văn chương đích thực đoạn thơ ‘Kiều ở lầu Ngưng Bích’.