399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM
Bài làm
Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ lớn của đất nước ta, mãi mãi xứng đáng là ngôi sao sáng trên bầu trời vàn nghệ Việt Nam trong thế kỉ XIX. Ông để lại một số truyện thơ tiêu biểu nhất là truyện Lục Vần Tiên. Qua cuộc đời của Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga, nhà thơ khẳng định và ngợi ca một lẽ sống đẹp:
‘Trai thời trung hiếu làm đầu,
Gái thời tiết hạnh là câu trau mình’. '
Lục Vân Tiên là một anh hùng lí tưởng của nhà thơ mù yêu nước. Có biết bao tình tiết hào hùng và cảm động về trang anh hùng nghĩa hiệp này. Chiến cổng đánh cướp của Lục Vân Tiên mãi mãi là bài ca hùng tráng của người anh hùng trong một xã hội loạn lạc.
Sau khi giết chết Phong Lai, đánh tan lũ giặc sơn đài, trừ hậu họa cho nhân dân, giải thoát cho Kiều Nguyệt Nga, Lục Vân Tiên đã thể hiện một cách ứng xử vô cùng cao thượng và hào hiệp. Người đẹp băn khoăn về chuyên ‘háo đức thù công’ thì Lục Vân Tiên ‘liền cười’ rồi đĩnh đạc nói:
‘Nhớ câu kiên nghĩa hất vi,
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng’.
‘Kiến nghĩa hất vi’nghĩa là thấy việc nghĩa mà không làm. ‘Phi anh hùng’ là không phải anh hùng. Hai câu thơ nêu lên một phương châm, một lẽ sống: Thấy việc nghĩa mà không làm thi con người như thế không đáng mặt anh hùng, thậm chí đó là kẻ tầm thường. Từ phù định để đi tới khẳng định về một lẽ sống cao đẹp của người anh hùng ngày xưa: đế cao tinh thần nghĩa hiệp, hành động hướng tới nhân nghĩa; coi việc nghĩa ở đời là trách nhiệm cao cả thiêng liêng.
Tại sao lại khi thấy việc nghĩa mà không làm, như thế không phải là anh hùng? Việc nghĩa ở đây là nhân nghĩa, là tình thương người, chở che bênh vực người bị áp bức, bị hại. Là tinh thần cương quyết chống lại cái ác, chống lại hung tàn bạo ngược để bảo vệ hạnh phúc, tài sản và tính mệnh của nhân dân. Đã là người anh hùng thì phải xả thân vì việc nghĩa, coi việc n^hĩa là lẽ sống cao đẹp của mình, sẵn sàng đem tài năng và lòng dũng cảm để làm cho việc nghĩa tỏa sáng trong lòng người. Đạo lí nhân dân để cạo và coi trọng nhân nghĩa. Bởi vậy, những kẻ thấy việc nghĩa mà không làm, dừng dưng trước nổi đau buôn, bất hạnh của đồng loại, thì những kẻ ấy không đáng mặt là anh hùng, thậm chí đó là những kẻ đạo đức giả rất tầm thường. Anh hùng phải gắn bó với nhân dân, với nỗi lo, nỗi đau, niềm vui và sự mơ ước của nhân dân. Anh hùng phải bảo vệ và phấn đấu cho hạnh phúc của nhân dân. Có như thế mới xứng đáng là người anh hùng chân chính.
Hai câu thơ; ‘Nhớ câu kiến nghĩa hất vi - Làm người thế ấy cũng phi anh hùng’ nêu lên một quan niệm về anh hùng rất đúng đắn, tích cực.
Nhân nghĩa là nội dung đạo lí nhân dân. Người có nhân nghĩa mới được nhân dân quý mên, kính trọng. Người anh hùng sống và chiến đấu vì lợi ích của nhân dân, đem tài năng bảo vệ nhân dân, đó là con người nhân nghĩa.
Bọn bất lương, lũ hung tàn bạo ngược thì bất nhân bất nghĩa. Vì nhân nghĩa mà phải chống lại bạo ngược hung tàn. Muốn chống lại cái ác, chống lại cường quyền, bạo ngược dễ mà ai cũng làm được ? Phải có lòng dũng cảm và quyết tâm như sắt đá. Phải có tài năng mưu trí. Dám xả thân vì việc nghĩa coi cái chết nhẹ tựa lông hổng - Làm được thế, có phẩm chất như thế mói xứng đáng là anh hùng. ‘Xá thân, thủ nghĩa’ là phương châm xử thế của tráng sĩ xưa nay.
Quan niệm về anh hùng của Nguyễn Đình Chiểu mang tính nhân dân sâu sắc. Lục Vân Tiên xuống núi về Kinh ứng thí, giữa đường gặp cướp, chàng nói với dân chạy giặc:
‘Tôi xin ra sức anh hào,*
Cứu người cho khỏi lao đao buổi này’.
Chàng đã ‘hè cây làm gậy’, căm thù lên án tên tướng cướp Phong Lai;
'Tiên rằng hớ đảng hung dồ,
Chớ quen lùm thói hổ đổ hại dân’.
Sau đó chàng đã ‘tả đột hữu xông’ đánh tan lũ cướp ! Vân Tiên đã hành động theo đúng quan niệm người anh hùng nghĩa hiệp.
Người anh hùng nghĩa hiệp rất coi thường danh lợi. Họ trọng nghĩa khinh tài (tiền tài) Làm việc nghĩa không mảy may vụ lợi, rất coi trọng lời thề chung thủy sắt son. Tình huynh đệ túm giao, tinh sư phụ cao cả, tình đổng loại bao la, đối với họ là nghĩa nặng nghìn non, không gì có thể lay chuyền được.
Tóm lại, quan niệm anh hùng cùa Nguyễn Đình Chiểu thể hiên trong truyện Lục Vàn Tiên rất cao cả, rất đẹp. Vì anh hùng gắn với nhân nghĩa, nhân nghĩa gắn liền với trung, hiếu, tiết, hạnh. Sống giữa loạn lạc, rối ren, một xã hội đầy rẫy kẻ lừa thầy phản bạn, bất nghĩa bất nhân, mà nguyễn Đình Chiểu đã đề cao anh hùng nhân nghĩa, điểu đó chứng tỏ cái ‘tâm’ cùa ông rất sáng. Đúng như Bảo Định Giang đã ca ngợi: ‘Nguyễn Đình Chiểu tuý bị mù lòa, nhưng tâm hồn ông vảng vặc như sao Bắc đau’.
Câu thư của Nguyễn Đinh Chiểu bắt nguồn từ một câu nói bất hủ của người xưa: ‘Kiến ngãi hất vi vô dũng già’. ‘Dũng già’ là con người dũng cảm. Thấy việc nghĩa mà không làm thì không phải là con người dũng cảm. Người dũng cảm thì không sợ nguy nan, coi thường cái chết, ra sức cứu nguy phò đời. Với thanh gươm nghĩa hiệp họ sổng và hành động theo phương châm: ‘Lộ kiên hất hình, hạt dao tương trự'. Nghĩa là: Trên đường thấy việc nghĩa liên vung dao cứu giúp, bênh vực. Các anh hùng hảo han ngày xưa đà thẳng tay trừng trị bọn ác bá quan lại gian tham độc ác... họ hành động theo phương chắm ấy. Nhân vật Từ Hải trong 'Truyện Kiều’, một con người khao khát tự do ‘Gươm dàn nửa gánh, non sóng một chèo’ đã từng tuyên bỏ:
94
‘Anh hùng tiếng đã gọi rằng,
Giữa đường dẫu thấy hất hằng mã tha’.
Quan niệm về anh hùng của nhân dân ta rất sâu sắc. Chí bốn phương vẫy vùng là tầm vóc của đấng nam nhi, cùa trang anh hùng:
‘Làm trai cho đáng nên trai,
Phú Xuân đã trái, Đổng Nai cũng từng’.
Quan niệm về anh hùng lại mang màu sắc thời đại. Mỗi thời đại lại có một mẫu lí tưởng vé anh hùng. Trong lịch sử 4000 năm xây dựng và bảo vệ đất nước, dân tộc ta đã có bao tấm gương anh hùng sáng chói lưu danh sử sách. Với Trần Quốc Tuấn: ‘... Chì câm tức chưa xà thịt, lột dư, nuốt gan, uống máu quản thù. Dâu cho trăm thân này phơi ngoài nội cò, nghìn xác này gói trong dư ngựa, ta cũng vui lòng’. Với Nguyên Trãi, người anh hùng phải là người nhân nghĩa, có tài nàng và dũng lược, biết yêu ghét mạnh mẽ:
Trừ độc, trừ tham, Trừ bạo ngược,
Cố nhản, có trí, có anh hùng’.
Nguyễn Công Trứ là nhà nho vàn võ toàn tài, sống trong nửa đầu thế kỉ 19, là một con người có nhiều công danh: ‘Khi Thù khoá, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông...’ để lại nhiều bài thơ nói vê ‘chí nam nhi’, ‘chí anh hùng’ bằng một giọng điệu hào hùng, một chí khí hăm hờ phi thường:
- ‘Đã mang tiếng ở trong trời đất,
Phải có danh gì với núi sông’.
- ‘Cũng có lúc máy tuôn sóng vỗ,
Quyết ra tay buồm lái trận cuồng phong.
Chi những toan xè núi lấp sông,
Làm nên đấng anh hùng đâu đấy tò’.
Những quan niệm anh hùng, lí tưởng anh hùng của tiền nhân đểu mang tính then đại và lịch sử sâu sắc. Tổ tiên, ông cha ta đã nêu cao lí tưởng anh hùng, lảm liệt hiên ngang xả thân vì nước vì dân, hướng về nhân nghĩa. Đó là vốn quý cùa dân tộc rất đáng tự hào.
Trong nửa thế kỉ qua, nhân dân ta đã tiến hành hai cuộc kháng chiến vĩ đại, đánh thắng thực dân Pháp và đê quốc MI xâm lược. Có biết bao anh hùng xuất hiện, đúng là ‘ra ngõ gặp anh hùng’. Người chiến sĩ cầm súng bảo vệ Tổ quốc thì 'Trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng !’. Ngày xưa ‘Giặc đến nhà dàn hà cũng đánh’, ngày nay người phụ nữ Việt Nam mang tầm vóc thời đại mới: ‘Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đàm đang’.
Qua nhân vật Lục Vân Tiên, Nguyên Đình Chiểu đã ca ngợi một lí tưởng anh hùng vị nghĩa cao đẹp:
T'Nhớ câu kiến nghĩa bất vi,
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng’.
Trong tâm hồn hàng triệu người Việt Nam hơn thế kỉ qua, hình ảnh Lục Vân Tiên hiện lên với nhiều ngưỡng mộ:
‘Vân Tiên đẩu đội kim khôi,
Tay cám siêu hạc, mình ngồi ngựa ô’.
Nguyễn Đình Chiểu đã suốt đời dùng thơ văn làm vũ khí bảo vệ đạo đức, đạo lí, góp phần đánh giặc vì nước vì dân:
‘Chỏ hao nhiêu đạo thuyên không khảm,
Đâm mấy thằng gian hút chảng tà’.
Quan niệm anh hùng của Nguyễn Đình Chiểu đã gắn liền với đạo lí làm người, hướng về nhân dân. Đó là bài học sâu sắc nhất mà ta cảm nhận được. Trong thòi đại mới ‘công nghiệp hóa, hiện dại hóa đất nước’, chúng ta phải khơi dậy trí tuệ Việt Nam để làm nên động lực mới cho sức mạnh Việt Nam, chủ nghĩa anh hùng Việt Nam.