399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM
DÀN BÀI. Mở bời
- Trong cuộc sống, ai cũng muốn thành đạt.
- Kiên trì là dức tính .quan trọng hàng đầu dẫn đến thành công.
2. Thân bài
a. Giải thích sơ lược về ý nghĩa câu tục ngữ
Làm bất cứ việc gì, dù là nhỏ cũng phải kiên trì, nhẫn nại, cố gắng vượt qua mọi khó khăn, thử thách thì mới thành công.
b. Chứng minh bằng dẫn chứng
- Các cuộc chiến tranh chống xâm lược của dân tộc ta từ trước tới nay giành được thắng lợi là do tinh thần kiên trì chiến dấu, chấp nhận hi sinh, gian khổ, chuyển yếu thành mạnh, chuyển bại thành thắng.
- Nhân dân ta bao đời bền bỉ đắp đê ngăn lũ để bảo vệ mùa màng.
-Học sinh kiên trì học tập sẽ trở thành khá, giỏi.
-Anh Nguyễn Ngọc Kí bị liệt hai tay, kiên trì luyện tập viết chữ bằng chân để trở thành người có ích, một nhà giáo ưu tú. Anh là tấm gương sáng về ý chí và nghị lực.
3. Kết bài
- Kiên trì sẽ thành công là bài học quý mà Bác Hồ đã căn dặn thanh niên.
- Muốn thành công, không thể quên bài học này.
BÀI LÀM
Trong cuộc đời, ai cũng muốn thành đạt, nhưng con đường dẫn đến thành công thường quanh co, khúc khuỷu và lắm chông gai. Để động viên con cháu vững chí, bền gan phấn đấu và tin tưởng ở thắng lợi, ông cha ta đã khuyên nhủ bằng câu tục ngữ:
Có công mài sắt, có ngày nên kim
Ai cũng biết cây kim bé nhỏ nhưng tác dụng của nó lại rất lớn. Kim được làm bằng sắt, thân tròn và nhỏ xíu, đầu nhọn, trôn kim có lỗ để luồn chỉ qua. Cây kim là một vật có ích cho cuộc đời. Từ sắt làm ra cây kim là cả một quá trình công phu. Những ai có công mài sắt nhẫn nại, kiên trì sẽ có ngày nên kim. Người xưa mượn hình ảnh ấy để khẳng định: đức kiên nhẫn, cần cù chính là yếu tố quan trọng dẫn đến thành công.
Thực tế cuộc sống đã cho ta thấy điều đó là hoàn toàn có cơ sở. Trong lịch sử chống ngoại xâm, dân tộc Việt Nam nhỏ bé luôn phải áp dụng chiến lược trường kì kháng chiến. Từ cuộc khởi nghĩa mười năm chống quân Minh của nghĩa quân Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo đến cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ của nhân dân ta trong mấy thập kỉ vừa qua, tất cả đều thử thách ý chí kiên trì, bền gan vững chí của dân tộc. Cuối cùng, chúng ta đã thắng lợi, giành được độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân.
Trong đời sống lao động sản xuất, nhân dân ta cũng thể hiện đức kiên nhẫn đáng khâm phục. Nhìn những con đê sừng sững đôi bờ sông Cầu, sông Hồng, sông Đáy, sông Thương, chúng ta hiểu được ông cha ta đã kiên trì, bền bỉ tới mức nào để ngăn dòng nước lũ, bảo vệ mùa màng trên đồng bằng Bắc Bộ. Chỉ với đôi bàn tay cầm mai, đôi vai vác đất, nhờ kiên trì, nhẫn nại, ông cha ta đã thành công.
Trong học tập, đức kiên trì lại càng trở nên quan trọng và cần thiết. Từ một học sinh lứp Một, bắt đầu cầm phấn tập viết chữ A đầu tiên, cho đến khi biết đọc, biết viết, biết làm toán... rồi lần lượt mỗi năm một lớp,... phải mất 12 năm mới xong chương trình phổ thông. Trong quá trình lâu dài ấy, nếu không kiên trì học tập, thì làm sao có ngày cầm được tấm bằng tốt nghiệp? Đối với những người tật nguyền như Nguyễn Ngọc Kí lại càng cần phải kiên trì, bền bỉ để vượt qua khó khăn. Vốn bị liệt hai tay từ nhỏ, anh đã quyết tâm luyện viết bằng chân để có thể đến lớp cùng bạn bè. Đức kiên trì đã giúp anh chiến thắng số phận. Anh đã học xong phổ thông, đại học và trở thành thầy giáo, một nhà giáo ưu tú.
Thế mói biết ý chí, nghị lực, lòng kiên nhẫn, sự bền bỉ đóng vai trò quan trọng tới mức nào trong việc quyết định thành bại của từng công việc nói riêng và cả sự nghiệp của mỗi con người nói chung. Có mục đích ban đầu đúng đắn chưa đủ, phải có lòng kiên trì, nhẫn nạicộng với một phương pháp làm việc năng động và sáng tạo thì chúng ta mới có thể biến ước mơ thành hiện thực.
Bàn luận về một vấn đề có tầm cỡ lớn lao là sự nghiệp mà lại lấy hình ảnh của một sự vật thật bé nhỏ là cây kim để nói, ông cha ta quả đã có chủ ý rõ ràng. Có công mài sắt, có ngày nên kim. Câu tục ngữ không chỉ là bài học về ý chí mà còn là lời động viên mọi người hãy lạc quan, tin tưởng vào chính bản thân mình.
Kế thừa và phát huy quan niệm đó của ông cha, với những kinh nghiệm đúc kết từ thực tế cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Bác Hồ đã khuyên thanh niên:
Không có việc gì khó,
Chỉ sợ lòng không hển.
Đào núi và lấp biển,
Quyết chí ắt làm nên.
Việc tu dưỡng, rèn luyện của mỗi con người phải được tiến hành thường xuyên, liên tục. Kinh nghiệm của thế hệ trước là lời khuyên quý báu, cổ vũ thanh thiếu niên trên con đường phấn đấu xây dựng sự nghiệp riêng của bản thân vầ sự nghiệp chung của đất nước, dân tộc.