LÀM VĂN
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Phân tích
  • Phân tích câu nói của bác Hồ về vai trò của học tập

Phân tích câu nói của bác Hồ về vai trò của học tập

Đề: chủ tịch hồ chí minh có viết: “non sông việt nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc việt nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phẩn lớn ở công học tập của các em”. Em hãy giải thích và phát biểu cảm nghĩ về lời dạy trên.

“Bác mong các cháu mau khôn lớn nối gót cha ông, bước kịp mình”.

(theo chân bác- tố hữu)

Hai câu thơ của tố hữu đã nói thật hay, thật đẹp niềm mong ước, tình thương mênh mông của bác Hồ đối với thanh thiếu niên nhi đồng việt nam. Bác đã dành cho tuổi trẻ bao tình cảm thiết tha sâu nặng: “ai yêu các nhi đồng - bằng bác Hồ chí minh”,... “trung thu trăng sáng như gương - bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng”. Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên sau cách mạng tháng tám, bác Hồ đã căn dặn: “non sông việt nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc việt nam có hước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.

Nước đã được độc lập, nhân dân ta đã được tự do, “mùa thu ơi! Sông núi đẹp vô cùng!” (tố hữu). Tuổi trẻ việt nam được học tập dưới chê độ mới, được hưởng một nền giáo dục hoàn toàn tự do. Học tập trở thành một nghĩa vụ cao cả thiêng liêng của các cháu. Ý tưởng sâu sắc ấy được bác Hồ diễn đạt bằng một câu văn giàu cảm xúc và hình ảnh dưới hình thức: “hỏi - đáp”, vế thứ nhất bác hỏi về tương lai của dân tộc, tiền đồ của đất nước ta “có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không”, vẻ vang nghĩa là tốt đẹp, rõ ràng; dân phải giàu và văn minh, nước phải mạnh, có nền kinh tế phát triển, khoa học kĩ thuật tiên tiến hiện đại. Có thế mới được sánh vai, được ngang hàng các cường quốc năm châu như anh, nga, pháp, mĩ, nhật, v.v ... Đó là một câu hỏi lớn cho nhiều thế hệ thanh thiếu nhi việt nam. Vế thứ hai là câu trả lời cho vế thứ nhất: “chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Hay nói một cách khác, bác Hồ chỉ ra vai trò to lớn, nghĩa vụ học tập nặng nề, vẻ vang của các cháu đôi với dân tộc và đất nước. Qua câu văn ấy, bác Hồđã giao phó cho thế hệ trẻ việt nam nghĩa vụ học tập để góp phần qúyết định to lớn làm thay đổi bộ mặt đất nước ta, làm cho việt nam sớm trỏ' thành một quốc gia giàu mạnh, một cường quốc trên thế giới.

Được đi học là một hạnh phúc của tuổi thơ. Học tập còn là nghĩa vụ vẻ vang của tuổi trẻ đối với tổ quốc và dân tộc. Học sinh là mầm non, là tương lai và hi vọng của gia đình và đất nước. Thế hệ trẻ việt nam sẽ nối bước cha anh, đem tài trí ra xây dựng và bảo vệ đất nước, làm cho việt nam “mười lần đẹp hơn”, như tổ tiên từng mong ước: “thái bình nên gắng sức - non nước ấy nghìn thu” (trần quang khải).

Cách mạng tháng tám đã mở ra một kỉ nguyên mới: độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội. Thanh thiếu niên là người chủ tương lai của đất nước. Với tinh thần hiếu học, với đức tính cần cù sáng tạo, chí dũng cảm và tài năng, với ý chí tự lực tự cường,... Họ sẽ đảm đang sứ mệnh lịch sử vẻ vang mà bác Hồ giao phó. Muốn hoàn thành nghĩa vụ cao cả ấy, học sinh phải có đủ đức, tài. Muốn có đức trọng tài cao, có nhân cách văn hóa thì chỉ có con đường học tập và rèn luyện để nâng cao trình độ văn hóa, khoa học kĩ thuật. Học tập tốt để mai sau trở thành người công dân tốt, người lao động giỏi, những chuyên gia giàu tài năng, giàu nhiệt huyết, hết lòng phục vụ tổ quốc, đóng góp “một phần lớn” xứng đáng vào mục tiêu dân giàu, nước mạnh. Học tập tốt mới có thể làm cho “non sông việt nam có trở nên tươi đẹp”, mới làm nên sự tích thần kì: “dân tộc việt nam bước tới đài vinh quang để sánh vai các cường quốc năm châu...”, một nước việt nam hùng cường, tiên tiến, hiện đại.

Học tập là nhiệm vụ nặng nề nhưng vô cùng vẻ vang của thanh niên, thiếu niên, nhi đồng việt nam. Mất nước, cha anh đã sống trong tủi nhục nô lệ. Tám mươi năm thống trị nước ta, thực dân pháp ra sức chém giết, vơ vét, “chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học”, “đặt ra hàng trăm thứ thuế ...” Làm cho đất nước ta xơ xác tiêu điều, dân ta đói khổ, hơn 90% dân số bị mù chữ. Đất nước ta bị xóa tên trên bản đồ thế giới. Việt nam là một trong những quốc gia nghèo nàn, lạc hậu nhất trên thế giới. Thanh toán quá khứ nặng nề ấy, “diệt gĩặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm” là sự nghiệp cách mạng của toàn đảng, toàn dân, nhưng học sinh phải là những chiến sĩ xung kích trên mọi mặt trận. Hình ảnh một nước việt nam phú cường, hùng mạnh, “một con rồng ở châu á” tùy thuộc vào tài trí tuổi trẻ việt nam, như bác Hồ đã dạy “chính một phần lớn là nhờ ở công học tập của các em”.

“thư gửi học sinh”... Cũng như câu nói trên đây là lời dạy, là tấm lòng, là tình thương của bác đối với học sinh. Bác mong các cháu gắng sức, phải siêng năng học hành. Các cháu là con em một dân tộc cần cù, hiếu học và dùng cảm cho nên phải học tập một cách thông minh, sáng tạo. Có học tốt, học giỏi mới thành tài, mới có học vấn cao sâu, có trí thức tiên tiến hiện đại. Có học tập tốt mới thực hiện được ước mơ, hoài bão của mình.

Qua câu nói ấy, bác Hồ đã giáo dục học sinh về mục tiêu, động cơ học tập cao cả, thiêng liêng. Học tập vì một mục tiêu làm cho dân tộc ta được “sánh vai các cường quốc năm châu”. Câu hỏi “học để làm gì?” Được bác đặt ra cho tuổi trẻ việt nam. Học không phải để làm quan, được vinh thân, phì gia, mà là vì một mục tiêu cao cả: học để làm người lao động mới, giàu nhân cách văn hóa, đem tài năng phục vụ đất nước, góp phần xây dựng tổ quốc việt nam giàu mạnh, văn minh, đứng trong hàng ngũ những quốc gia phát triển trên thế giới.

Câu nói trên đây biểu lộ một niềm tin yêu sâu sắc của lãnh tụ đối với thế hệ trẻ việt nam. Lời nói của bác Hồ là lời non nước: “con nghe bác tưởng nghe lời non nước - tiếng ngày xưa và tiếng của mai sau” (tố hữu). Bác thay mặt nhân dân để nói lên tiếng nói của tổ quốc nhằm động viên, khích lệ học sinh ra sức thi đua học tập giỏi. Bác chỉ cho học sinh thấy con đường tươi sáng đi tới ngày mai. Hạnh phúc của tuổi trẻ gắn liền với tiền đồ, tương lai xán lạn của đất nước và dân tộc. Bác tin yêu học sinh - con em của một dân tộc giàu lòng yêu nước, cần cù, thông minh và hiếu học sẽ đưa đất nước ta tới một ngày mai tươi đẹp, giàu mạnh, được “sánh vai với các cường quốc năm châu”.

Sau những năm dài kháng chiến đánh thắng thực dân pháp và đế quốc mĩ xâm lược, bao thế hệ thanh niên học sinh đã từ nhà trường đi đến chiến trường, lập nên bao kì tích một thời oanh liệt. Tổ quốc ta đã được độc lập, hòa bình, nhưng việt nam vẫn là một quốc gia trong những quốc gia,kém phát triển. Dân tộc ta đã bước vào thế kỉ xxi. Chặng đường đi tới vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh”, để non sông việt nam, dân tộc việt nam được vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu “đâu thuận lợi dễ dàng, đâu có thể một sớm một chiều mà thực hiện được”. Cho nên câu nói trên đây của bác Hồ vẫn mang ý nghĩa thời sự nóng bỏng, có giá trị giáo dục và động viên các thế hệ học sinh việt nam biết chàm học và học giỏi.

Suốt đời bác Hồ “chỉ có một ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoà ụ toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, ảo mặc, ai cũng được học hành”. Bác đã nhắc nhở toàn đảng và toàn dân: “vì lợi ích mười năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng người”.Với thiếu nhi bác nhắc nhở: “tuổi nhỏ làm việc nhỏ -tùy theo sức của mình - đi tham gia kháng chiến - và gìn giữ hòa bình - các cháu hãy xứng đáng - cháu bác Hồchí minh” (thư trung thu). Bác rất yêu quý thanh niên, tin yêu thanh niên. Bác nói: “một năm khởi đầu từ mùa xuân, một đời khởi đầu từ tuổi trề. Tuổi trẻ là mùa xuân xã hội”.

Ôn lại những lời dạy của bác Hồ, đọc lại bức thư'của bác gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên sau cách mạng tháng tám, chúng ta ai cũng vô cùng cảm động trước sự thương yêu, chăm sóc và dạy bảo của người đối với thế hệ trẻ việt nam “còn hạnh phúc nào lớn hơn hạnh phúc được học tập, được hưởng một nền giáo dục hoàn toàn  tự do, sáng ngời chủ nghĩa nhân văn, biết đem trí tuệ và tài năng phục vụ đất nước, làm vẻ vang cho dân tộc”.Câu nói trên là tình yêu lớn tỏa sáng tâm hồn tuổi trẻ việt nam. Học tập là yêu nước. Học tập để phục vụ nhân dân, vì sự giàu mạnh và vẻ vang của đất nước. Chúng ta nguyện thi đua học giỏi để thực hiện lời dạy của bác Hồ kính yêu.