LÀM VĂN
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Phân tích
  • Phân tích cái hay, cái đẹp của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

Phân tích cái hay, cái đẹp của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

Đề: Phân tích cái hay, cái đẹp của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ. 'Về cái tên Vĩ Dạ có tí này vui. Tình cờ, đọc Thương sơn thi tập của Miên Thẩm, thấy ông hay nhắc đến ông em Miên Trinh biệt hiệu là Vĩ dạ... '

BÀI LÀM

Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ trích trong tập thơ có tựa đề là Thơ Điên sau đó đổi thành Đau thương ra đời năm 1938 (Tuyến tập Hàn Mặc Tử, NXB Văn học, 1987). Từ thơ Đường luật, qua Gái quê, đến Đau thương, thơ Hàn Mặc Tử đã đi một bước dài. cố nhiên hãy là một cái trước có dấu hiệu của cái sau, cái sau vẫn chứa đựng một cái gì đó của cái trước. Năm 1938 nhà thơ đã biết mình mắc bệnh gì rồi, điều đó không khỏi ảnh hưởng tới hồn thơ, nghệ thuật thơ. Nhưng cái đó không phải là yếu tố chính. Cái chính lại là một nhận thức mới về nghệ thuật, tật bệnh kia nung cháy sự sông ở nhà thơ lên thành ngọn đuốc thiêu băng mọi biên giới của bình thường, của cái thực theo mắt thường, trí thường, giúp bài thơ thực hiện con người mình Ở mảnh đất nằm giữa thực và hư, tính và mơ, bên này và bên kia cái thực; bôn này thì đất hẹp mà bên kia thì bao la bát ngát, lạ và mê vô cùng, người đời thường bảo là điên. Hàn Mặc Tử có thơ điên và một số người khác cũng có thơ điên, họp nhau thành “trường thơ điên”, mặc dù những người kia chẳng ai mắc bệnh hiếm nghèo như Hàn Mặc Tử. Điểm lại 34 bài thơ trong tuyển tập nói đây cũng thấy lác đác mới có bài ý và lời “bình thường” tỉ như Mùa xuân chín, Đà Lạt trăng mờ, Tối tân hôn, Những giọt lệ, Đây thôn Vĩ Dạ... còn lại là mơ, say, điên, cái thực chỉ còn dính đôi chút, còn lại là “siêu thực”. Hồi viết Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh đã có câu: “Trời đất này thực của riêng Hàn Mặc Tử, ta không hiểu được và chắc cũng không bao giờ có ai hiểu được... Một tác phẩm như thế (Hoài Thanh đang nói tập Thơ Điên), ta không thể nói hay hay dở, nó đã ra ngoài vòng nhân gian, nhân gian không có quyền phê phán. Ta chỉ biết trong thơ văn cô kim

không có gì kinh dị hơn. Ta chỉ biết ta đương đứng trước một người sượng sần vì bệnh hoạn, điên cuồng vì đã quá đau khổ trong tình yêu. Cuộc tình duyên đã ra đời với tập Hương tham, hấp hối với tập Mật dáng, đến đây thì đã chết thật rồi, nhưng khỉ lạnh còn tỏa lên nghi ngút” (Đến đây là đến Máu cuồng và hồn diên — tập này với 2 tập kia đều nằm trong Thơ Điên hoặc Đau thương). Đề tựa Tuyển tập Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên viết: “Hàn Mặc Tử không phải là nhà thơ siêu thực. Tượng trưng cũng không. chủ yếu anh vẫn là nhà thơ lãng mạn... Anh chưa bao giờ nói đến chữ siêu thực. Anh chỉ nói đến tôi điên, tôi dại... Siêu thực của châu Âu là chủ nghĩa siêu thực, ta không chấp nhận chú nghĩa. Nhưng ta mừng trước thơ Hàn Mặc Tử vì thơ ông có mang những yếu tố siêu thực, với một tỉ lệ chấp nhận được. Hơn nữa, siêu thực châu Au là siêu thực vì bộ óc. Hàn Mặc Tử thì Vì nàng đánh tôi đau quá. Anh bị xô vào giữa trận bão, cơn dông, đám cháy, giữa chết chóc, cô đơn, máu lệ nên còn làm cách nào hơn? Thơ như thế liệu có nên đọc không? ChếLan Viên viết tiếp: “Thơ Tử, tiếng khóc của Tử, bây giờ lại có tác dụng tích cực. Nó làm cho trái tim ta không bị xơ cứng, khôi óc ta trở nên đàn hồi. Con mắt ta nhìn sự vật sẽ không đơn giản nữa, có bàn tiệc, vườn hoa bên này nhưng có vũng máu bên kia Ta sẽ nhân tình hơn, đến hậu hơn” (Tuyển tập Hàn Mặc Tử, NXB Văn học, Hà Nội, 1987).

Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ trích trong tập Đau thương ấy.

Bài thơ có vẻ đơn giản, kì thực không dễ hiếu chút nào. Lai lịch bài thơ có đấy: môi tình của nhà thơ đôi với cô Hoàng Thị Kim Cúc hồi ở Qui Nhơn những năm 1932 - 1933. Ông thân sinh cô Cúc là viên chức Sở Đạc điền và Hàn Mặc Tử cũng làm việc ở đó. Hơn vài năm vào viết báo ở Sài Gòn, cuối năm 1936 Hàn Mặc Tử trở ra Qui Nhơn thì cô Cúc đã về Huế, ở thôn Vĩ Dạ. ít lâu sau, biết Tử mắc bệnh nan y, Hoàng Tùng Ngâm, anh em chú bác của cô Cúc gợi ý cô Cúc gửi một bưu thiếp thăm hỏi sức khỏe cho Tử. Tử gởi bài thơ này đáp lại với lời cám ơn. Từ lúc bài thơ này được đưa vào chương trình lớp 11, nhiều thầy giáo đã có bài viết về cách tìm hiếu của nó và đều chú trọng vào hoàn cảnh ra đời của nó. Chú trọng là cần thiết nhưng coi hoàn cảnh là tất cả và suy luận ức đoán quá rộng cũng không nên. Bản thân bài thơ mới là hiện thực chân xác nhất.

Tiếp nhận nó bằng tư duy logic bình thường sẽ thấy không ổn.

Khố thơ 1: Chú thể là cô gái nói: Sao anh không về... để nhìn nắng hàng cau... Vậy sao cô lại nói: Vườn ai mướt quá...? Vườn ai là xác định, vườn của một ai đó chứ không thê là mọi cảnh vườn. Còn nếu cho rằng vườn ai là vườn em nói duyên với chàng trai thì Lá trúc che ngang mặt chữ điển là mặt ai vậy? Mặt mình à? Mình tự khoe? Còn như đó là khoe mọi có gái Vĩ Dạ thì trái lại với vườn ai.

Khố thơ 2: ở khổ 1 là cảnh do cô gái ca ngợi, khổ 2 là cảnh do chàng trai nhỞ lại, theo kí ức mình. Cho là như thế đi. Vậy: Thuyền ai đậu bến sông trăng là thuyền ai? Rồi Có chở trăng về kịp tối nay? Tối nay là tôi nào? Ai hẹn với ai mà nói tối nay, chính xác như thế?

Khổ thơ 3: Mơ khách đường xa... ai mơ? Khách đường xa là ai? Cô gái chăng? Không có lí vì khách đường xa phải là khách đang đi trên đường, ở nơi xa, cô gái thì ở quê Vĩ Dạ, đi đâu mà đường xa? Áo em trắng quá... là lời chàng trai. Vậy Mơ khách đường xa sẽ là chàng trai mơ, và cô gái là khách đường xa, khó nghe lắm. Lại Ở đây... có đậm đà là lời ai?

Vạch ra như vậy có lẽ hoặc chưa hết hoặc chưa đúng, nhưng đọc bài thơ này với logic bình thường quả có gì không hợp. Đang say, đang mơ, nói đã chẳng mạch lạc gì, huống gì nhà thơ lúc này, tỉnh đấy, nhưng trong tỉnh ấy đã ẩn cái say, cái mơ, cả cái “điên” (Bây giờ tôi dại tôi điên, Chắp tay tôi lạy cả miền không gian - Một miệng trăng). Tuy vậy, lắng vào bên trong vẫn là một cái gì rất thực, rất sâu ta có thể tin được. Đó là chất đời của con người hãy hết mực tha thiết với cuộc đời, cuộc sống. Vượt qua tất cả những gì lệch chuẩn, không “logic”, là một cái gì rất đẹp, cảnh đẹp, người đẹp, tình đẹp, một nỗi ước mong vô cùng tha thiết, ước mong được gặp, được thấy, nắm bắt được, nhưng cuối cùng đều chẳng được, chỉ còn đọng lại một tấm lòng thật đậm đà, nhưng đành chỉ lạnh tanh.

Về cái tên Vĩ Dạ có tí này vui. Tình cờ, đọc Thương sơn thi tập của Miên Thẩm, thấy ông hay nhắc đến ông em Miên Trinh biệt hiệu là Vĩ đã  (Vĩ đã chữ Hán có nghĩa là Đồng Lau, cũng như Lộc đã là Đồng Nai), nhưng giọng Huê đọc thành Vĩ Dạ và cứ thế lưu truyền. Xưa kia có thể đây là một vùng còn lau sậy nên mới có tên ấy. Nhưng đến thời có câu chuyện tình trong bài thơ này - hồi trước Cách mạng tháng Tám - thì đây đã là một xóm làng trù mật, dòng họ nhà vua nhiều gia đình ở đây. Người Huế hay gọi Phủ Tùng Thiện, Phủ Tuy Lí của hai ông hoàng tước vương là Miên Thẩm, Miên Trinh có tiếng ở làng này là vậy. Vĩ Dạ khá tiêu biểu cho đất để đô. Nó nằm sát bờ sông Hương, nhìn qua cồn Hến, cù lao giữa sông, cách có mây con sào, từ đầu cầu Trường Tiền đi theo co đường xuống cửa Thuận chỉ mây năm trước. Vườn tược đúng là xanh mướt những thanh trà (một thứ bưởi rất ngọt và rất thanh), những đào tiên (tức roi ở Bắc và mận ở Nam), những cam, chanh, quýt và cau vút cao tạo thế cân bằng hội họa cho bức tranh um tùm nơi mặt đất, đặc biệt không vườn nào, dù nghèo nhất, mà lại thiếu một mảnh cây kiếng (cây cảnh) trước sân, khách đến thay chủ đón cười với khách trước khi khách được tiếp bằng hớp trà uống trong cái chung (cái chén) nhỏ xíu mà chủ nhân vừa chùi tro, lòng chung trắng muốt. Nhỏ nhẹ, thanh trong, kín đáo, lịch sự từ giọng nói trở đi, từ cô hàng thanh trà đến các bậc cao sang... đó là Huế, đó cũng là Vĩ Dạ. Hàn Mặc Tử có thời học ở trường Pellerin, gia đình quen gọi là trường dòng ở mút kia Huế, không biết có về qua VI Dạ cỡ mút này không, nhưng không về cũng nghe và cũng hình dung qua vườn tược nơi khác từ trường Pellerin ngược lên vùng cầu Bạch Hố... Nay thì cảnh tượng ấy cũng còn nhưng đã pha chất thời đại mới: bêtông cốt thép, nhô ra đường, nghểu nghệu hai lầu ba lầu ra vẻ khoe khoang, hợm mình... nó cũng như chén chè thanh khiết thời xưa đã pha thành chè thập cẩm và trái thanh trà với bàn tay gọt vỏ thấy đã

nghe ngọt chứ chưa đợi nếm múi bưởi thấy mình không hợp thời nữa nên đã mất tích luôn... Vậy đọc bài thơ này, người biết Vĩ Dạ trước đây có thấy phảng phất thời cũ vọng về không?

Khổ 1: Bắt đầu bằng một lời trách: Sao anh không về chơi thôn Vĩ? Trách nhè nhẹ, sơ sơ, nói theo kiểu Huế “nghe dễ ghét” ftức dễ thương, đáng yêu). Trách có nghĩa là phải thân đến chừng mực nào mới dám trách. Trách mà ngụ ý mời mọc, tiếc rẻ: diễn ra văn xuôi là: lẽ ra anh phải về thăm, chứ sao anh lại không về? uổng lắm, tiếc lắm! Bởi đâu chỉ về thăm thôn này, mà còn thăm em nữa chứ? Nhưng điều đó, cô gái giấu - ai lại nói thẳng ra, dị lắm! Cô gái nhờ cái nắng hàng cau: Nhìn nấng hàng cau nắng mới lên. Không phải về để nhìn em mà để nhìn nắng hàng cau, cái nắng mới lên buổi sớm mai - phơn phớt hồng trên tán lá xanh cao vút, từ xa đã đập vào mặt. Chẳng lẽ từ nét rất thực của cảnh vật ấy lại nghĩ đến cây kia thay người kiễng chân lên thật cao để đón lấy cái nhìn của người đến thăm, thay em để được đầu tiên đón lấy cái nhìn của anh. Tại sao lại chỉ cây cau được anh nhìn trước mà không là em? Trách như thế thì đòi hỏi như thế là phải quá! Còn như cho đó là “vật từ xa đã nhìn thấy được”, hoặc khen rằng sao nó “lại gợi một nỗi niềm làng mạc, quê hương đến thế” thì cũng chẳng ai cãi.

đến đó là lời cô gái (cố nhiên tác giả nói thay). Tiếp theo lại không phải. Như trên kia đã khơi lên, mạch logic bị đứt. Có sự biến chuyển đột ngột như thói thường trong dòng cảm xúc của Hàn Mặc Tử. Để lập lại lôgic trong trình tự, người được trách, được mời khéo, được chờ đợi bỗng nhiên xuất hiện: về thăm thật. Trước hết thăm cảnh rồi thăm người. Chàng trai đi qua thôn và trầm trồ trước các cảnh vườn, đặc biệt dừng lại say mê trước một cảnh: Vườn ai mướt quá xanh như ngọc! Hôm trước có mưa không thì không biết, nhưng lá cây đều láng mướt như vừa được lau chùi, mơn mởn, mát rượi và ánh nắng xuyên qua kẽ lá bật sáng lên tất cả, xanh và trong suốt như ngọc. Đẹp quá, đẹp bằng tươi, bằng trẻ, mướt rượt nói như người Huế. Vườn ai vậy? Chữ ai này, trong tiếng Việt của cha ông, nó kì lắm. Tư duy biện chứng nằm trong nó: nó vừa là nó vừa không phải là nó. Vườn ai là vườn ai chả biết thật, nhưng cũng có thể là vườn của người mình thương, vườn cô gái! Chưa hết. Vườn ai không chỉ đẹp lá đẹp cây mà còn có cái dáng đẹp hơn: đẹp người. Có con người mặt chữ điền đó nữa và Lá trúc che ngang mặt chữ điền. Mặt trái xoan tiêu chuẩn đẹp ngoài Bắc. Ông già bà cả xứ Huế khen khuôn mặt chữ điền là cái đẹp phúc hậu, nhìn mặt mà còn thấu luôn cả tinh thần. Ca dao có câu:

Mặt em vuông tượng chữ điền.

Dạ em thì trắng, áo đen mặc ngoài.

Lòng em có đất có trời,

Có cầu nhân nghĩa, có lời thủy chung.

Cũng là nói tới cái đẹp phúc hậu. Bây giờ mặt chữ điền ấy lại có lá trúc che ngang. Con người hiện trong vườn cây, nếu lộ hẳn khuôn mặt chắc không đẹp, phải để nó khuất một chút sau lá theo nguyên tắc nghệ thuật cho có vẻ đẹp e ấp, kín đáo, con gái nào cũng vậy, huống gì con gái

Huế! Ai vậy? Một cô gái bất kì trong một cảnh vườn bất kì chăng? Đã là vườn ai thì cô gái chính là kẻ được gửi gắm sau chữ ai ấy: đó là em, là kẻ trách móc ở trên.

Khổ thơ này là vậy. Có kẻ trách người không về thăm thì liền có người về thăm. Kẻ trách gợi một tí xinh xinh, là lạ, mà thôn dã, quen thân. Người về thăm khen, say mê cảnh đẹp và người đẹp, cảnh đẹp màu, người đẹp nết. Một cuộc hội ngộ không nói ra mà vui thấm'vào cảnh vật, nghe như có tiếng thì thầm của gặp gỡ, tươi vui.

Khổ 2: Phút vui không dài. Mà không một chuyển tiếp nào. Cái buồn tiếp theo ngay:

Gió theo lối gió, mây đường mây,

Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay.

Bước ra phía sau vườn là mấy cây vá, một chòm bắp và dòng sông, có đến năm ba bậc cấp xuống sông. Bắp trổ cờ, lay lay trong gió nhẹ. Dòng nước sông Hương như không muôn trôi, lặng lẽ, im lìm buồn thiu. Gió mây trên tầng không cũng mỗi bên mỗi đường, gió ở cây lá còn mây tận trên trời. Cảnh thật chứ? Đúng. Trên kia thật mà đây cũng thật. Tươi, ủ đều Huế cả. Vườn tưới sáng mai, sông ủ buổi chiều. Cái buồn phơn phớt, nhè nhẹ, thấm vào tận đáy lòng, cái nét “trầm tư không nơi nào có được” ấy là đặc trưng của Huế. NhỞ Quê mẹ, Tố Hữu nhỞ cái không khí vô hình mà rất thấm ấy: Mây núi hiu hiu chiều lặng lặng. Đây có gió thổi, mây bay, có hoa bắp lay mà nghe vắng lặng đến não người.

Nỗi buồn ấy trong cảnh có liên quan gì tới người không? Kẻ mời, người về, hai đàng lặng lẽ mà nên cảnh tươi vui. Nhưng ngăn cách nằm sâu trong sự thật, chẳng làm sao chung đời được. Ngẫu nhiên chăng hay dụng ý? Chuyện chung đôi chỉ là chuyện gió mây chia đường. Gió thối mây bay thường là một chiều, dây lại đứt gãy: gió theo lối gió, mây dường mây. Lại ngàn cách quyết liệt, gió đóng khung trong gió (hai chữ gió đóng hai đầu), mây cuộn trong mây (hay chữ mây cũng khép kín vòng lại). Số kiếp của cô gái và chàng trai này là vậy. Cho nên dòng nước cũng như buồn theo và hoa bắp cũng vật vờ lay động như tự mình lảo đảo bên cạnh dòng nước không nói không rằng.

Buồn đến thế ư? Có chút hi vọng nào chăng? Đến lúc chàng trai hỏi: Thuyền ai dậu bến sông trăng dó Có chở trăng về kịp tối nay?

Câu thơ sáng hẳn lên. Từ ngày đến đêm và đêm trăng là một thứ nhảy vọt không gì' báo trước. Tôi nay lại là một sự đột ngột khác. Thuyền đậu thuyền đi trên sông Hương đêm trăng là bình thường. Thuyền chở trăng, chở cả tình cũng hình dung được. Nêu có một cuộc hẹn hò tôi nay cần trăng cần thuyền thì thuyền về kịp cuộc hẹn sẽ vui, có rượu có trăng có những người yêu nhau thì đẹp biết bao! Bù lại cảnh tượng ở hai câu trên là cách ngăn, buồn não trong lặng lẽ, đây là hi vọng của cuộc gặp gỡ hòa hợp mát lành trong lặng lẽ. Hi vọng mỏng manh như tờ giấy bởi nó được đặt thành một nghi vấn, dù đã được chót lại một cách xác định rõ ràng: kịp tối nay.

Buồn não đã liên quan tới hai người thì hi vọng này có dính dấp gì tới

không? Thuyền ai là thuần túy phiếm chỉ hay cũng như vườn ai bên trên là một chiếc thuyền xác định, thuyền em? Hai ta mỗi người mỗi ngả đã đành. Như vậy thì buồn quá. Thuyền em đang đậu ở sông đầy trăng như đời em đang đầy xuân tươi, em có chở trăng về, chở tươi vui về bên anh để cho tình hai ta sáng lên đôi tí và anh được chút vui mát lành một tối là tôi nay - nỗi ước mong thầm lặng mà tha thiết đến mức từ xa xôi trong thời gian vội hiện ngay vào hiện tại: tối nay. Tha thiết mà mỏng manh. Càng mỏng manh càng tha thiết.

Bốn câu thơ khố này là vậy. Gió mây chia đường. Bạn tình rẽ đôi. Buồn đến cả dòng sông, ngọn bắp. Buồn quá. Thuyền ai đó hay em mà sáng đầy trăng? Chở trăng về kịp tôi nay ta gặp nhau đi em. Cho anh một chút hi vọng. Nhưng đó chỉ là ước mong, sáng lòng mà mờ ảo, mông lung.

' Khổ3:

Mơ khách đường xa, khách đường xa Ảo em trắng quá nhìn không ra ở  đây sương khói mờ nhân ảnh Ai biết tình ai có đậm đà?

Thuyền không chở trăng về kịp để ta có bạn tôi nay. Sự đơn lẻ sâu thêm rồi. Bởi em đang mơ khách dường xa và khách đường xa lại đang ngày càng xa: khách dường xa, khách dường xa xa mãi không bao giờ trở lại. Còn em? Bây giờ mới xuất hiện em, thì áo em trắng quá nhìn không ra. Trắng quá loá mắt? Mà áo em trắng hay con người em, tâm hồn em trắng? Mặt chữ điền mà khoác áo trắng thì hai lần trắng, trong ngoài đều trắng, lóa mắt là phải. Hay em là trâng? Là ma? Em mà không phải là em? Bởi em tinh sạch quá, mà anh thì không với tới được? Em là thiên thần ở cõi nào, còn anh trời đày thân xác tàn rữa ở trần gian? Câu thơ trên đương còn là mơ, câu này đã bay vào ảo giác, một bước nhảy vọt rất Hàn Mặc Tử, không có ở đâu và không ai có...

Có người bảo đó là do ám ảnh của chứng bệnh hiểm nghèo Tử mắc phải. Những cảm giác kì lạ đối với ánh trăng tràn ngập trong thơ Tử, ai cũng biết. Nhưng không cứ đôi với ánh trăng. Với màu trắng, Tử cũng vậy. Tác phẩm văn xuôi Chơi giữa mùa trăng có đoạn: “Động là một thứ hòn non bàng cát trắng quá, trắng hơn da thịt của người tiên, của lục bạch, hơn phẩm giá của tiết trinh - một màu trắng mà tôi cứ muốn lăn lộn điên cuồng, muốn kề môi hôn, hay áp má lên dể hưởng sức mát rượi dịu dàng của cát...” (Tuyển tập Hàn Mặc Tử, NXB Văn học, Hà Nội, 1987, tr. 118). Như vậy, màu trắng cùng tác động đặc biệt đến nhà thơ. Nhà thơ những muôn lăn lộn tan mình trong đó, thì ở đây, áo trắng quá nhìn không ra cũng là chuyện thường... với người làm thơ. Người đọc có thể lấy làm lạ, nhưng với nhà thơ, đó là một sự nhảy vọt từ cái thực qua cái trên thực, cái siêu thực.

Dù sao, lời thơ ở hai câu này sao mà nghe như có gì đứt đoạn, tắc nghẹn, hụt hẫng, chới với, mất thăng bằng. Bẽ bàng, tội nghiệp biết bao nỗi lòng chàng trai! Lời trách đầy ân tình, dịu dàng đến nũng nịu trên kia

đã dồn cái đằm thắm vào chữ anh: Sao anh không về chơi... Thì bây giờ đến lượt chàng trai gọi đến con người có lời trách ấy, gọi đến em thì em mất hút trong màu trắng, nhìn không ra nữa! Còn có thể tỏ bày gì với em nữa! Em đã mất rồi. Mơ (Mơ khách đường xa...) đã quyến em đi, đã nhuộm áo em và áo em đã thành mơ, trắng xóa màu mơ, anh còn nhìn đâu ra nữa hở em? Trách móc mà làm chi em? Mời mọc mà làm chi em? Anh và em, hai chữ ấy lẽ ra là một, nay thì đã đứt hai vĩnh viễn rồi, em ơi!

Đâu còn nắng hàng cau, vườn mướt quá, đâu còn xanh như ngọc, mặt chữ điền! Cũng chẳng còn gió mây lặng lẽ, dòng nước buồn, hoa bắp lay, sông trăng và thuyền chở trăng... Xóa hết, bay hết. ở đây chỉ còn sương khói che khuất bóng người: ở đây sương khói mờ nhân ảnh. Em cũng mờ mà anh cũng mờ tan, trong khói sương lạnh lẽo mù mịt. Còn lại may có chữ tình, nhưng ai có biết cho ai: Ai biết tình ai có đậm dà? Ai trước là người nào? Ai sau là người nào? Sau những gió lối gió, mây đường mây, có chở trăng về, những mơ khách đường xa, nhìn không ra thì ai trước phải là cô gái còn ai sau là chàng trai. Có thể coi là câu trả lời cho câu trách ở đầu bài thơ: Sao không về chơi ư? Có đấy chứ. về bằng tưởng tượng, bằng hồi ức, lặng lẽ mà nhìn, mà say, mà buồn, mà trông mong, hi vọng, rồi thất vọng, bẽ bàng. Chỉ còn chắc chắn một điều, đó là tâm tình đậm đà mãi mãi của anh. Liệu em có biết cho? Sự thực ở tấm lòng là vậy, nhưng lúc này, khi chẳng ai muôn mà mối tình đành chịu cho đứt gãy, quả không nên để lồ lộ anh và em đương đầu với đau thương. Phải để cho nỗi đau được hưởng một chút vuốt ve và em, anh tan vào cái khung hơi mơ hồ một chút nhưng gần gũi và ngọt ngào của chữ ai. Còn có đậm đà là đậm đà thật, hay có đậm đà không với dấu hỏi nghi vấn đằng sau? Câu thơ chấm dứt lơ lửng. Và như thế là phải xét lại hai chữ ai, và xét lại tình. Đảo ngược lại, chữ ai trước là anh, chữ ai sau là em. về phía anh, anh tự biết tình vẫn đậm đà, nhưng em có biết cho thế không hay vẫn còn tí hoài nghi. Em biết 'tình anh có đậm đà? Còn phía em, em trách, em mong, anh tin tình em đậm đà, nhưng trải qua thực tê gió có lôi gió, mây có đường mây, liệu tình em có đậm đà? Nghĩ vậy, anh xúc phạm em rồi nhưng cuộc đời cay đắng thì phải nhận nó đắng cay chứ biết sao?

Dù hiểu cách nào đi nữa, câu thơ vẫn có gì buồn buồn: sương khói mờ nhân ảnh đã là mù mịt mông lung, khuất lấp, mất dạng, có đậm đà lại gieo thêm một nỗi lơ lửng, nghi hoặc nên càng buồn.

Khô thơ 3 này chỉ tiếp nôi và đi sâu thêm vào bên trong mối tình, từ cái cách ngàn mây gió chia đường dấn sâu vào thành sự đứt gãy, từ cảnh tí tách như reo vui ở khổ 1 đi dần tới sự xóa nhòa tất cả vào mơ, vào sương khói khổ 3 để chấm dứt một môi tình hết sức thiết tha mà đành để  nó biến vào, mất hút vào mông lung, mờ mịt chỉ còn chút dư vị đậm đà mà chưa biết có hay không người ta và cả mình trong lòng người ta.

Khổ 4: Theo đầu đề bài thơ thì đây là một bài nói về thôn Vĩ Dạ nếu không cũng tả cảnh thôn ấy. Dĩ nhiên có những nét của đất trời ở thôn, nhưng là qua kí ức tác giả và lấy mcíi tình giữa nhà thơ và cô Hoàng Thị

Kim Cúc làm nền. Nhà thơ hồi học trường dòng hoặc cuối năm 1936 ra Huế tặng sách bạn bè có thể đã về thăm Vĩ Dạ. Nhưng tới lúc làm bài thơ này thì nhà thơ đã biết mình bệnh gì rồi và mối tình kia chắc chắn bị ảnh hưởng không nhẹ. Nét tươi, nét duyên trong cảnh còn đó - ở khổ 1 - nhưng nét chia li, buồn bã hiện ngay ở khổ 2. Thậm chí con thuyền trăng trên sồng trăng có sáng lên một tí nhưng không tránh được vẻ xa xôi, mơ màng chừng như muôn lành lạnh. Khổ thứ ba thì đâu còn gì là cảnh đất trời Vĩ Dạ. Nó đã ngả màu ma mị, phất phơ trong sương khói, trong mơ.

Vậy thì bài thơ này muôn nói với người đọc điều gì? Chắn chắn có cái vẻ đẹp của một làng tiếng tăm đất để đô, đẹp đất trời, cây trái, đẹp nết, đẹp tài của con người. Chắc chắn cũng đẹp tình, bởi nàng thơ của Hàn Mặc Tử không chỉ gợi cảm chỉ cho bài này mà còn nhiều bài khác. Tình tha thiết chứ chẳng phải chuyện gió thoảng mây bay. Tất cả đều đẹp như một ước mơ. Nhưng hãy xem. Từ đầu chí cuối bài thơ này đều hằn lên một chữ không, nêu không thì một sự trông không, một sự nghi ngờ. Mở bài là Sao anh không về, tiếp theo là Gió theo lối gió, mây đường mây để lại một khoảng trông không ở giữa. Rồi có trăng về kịp tối nay là mở ra một lỗ hổng mênh mang như một hoài nghi không sao giải nổi. Đến Áo em tráng quá nhìn không ra là sự hụt hẫng xót xa, bàng hoàng. Và cuối cùng ở đây sương khói mờ nhân ảnh, Ai biết tình ai có đậm đà thì người cũng xóa mờ mà tình cũng rơi vào nghi hoặc. Vậy thì biết bám víu vào đâu? Những gì đẹp nhất, ước mơ tuyệt vời nhất đều tuột khỏi tay hết. Cái bệnh quái ác đã cắt ngang tất cả. Phải vậy chăng? Ai câm nhà thơ mang tất cả theo mình vào cõi bên kia? Bài thơ bắt đầu bằng điệu vui, nếu không cũng điệu tươi, nhưng lại kết thúc phơn phớt buồn như vừa nhỡ một cuộc hẹn hò. Cái buồn mới đến thế. Nó đương ở trong miếng đất của lãng mạn. Bài này và một số bài khác vồn đứng riêng và mang một ánh sáng riêng trong tập Thơ Điên.

Có phải bài thơ chỉ giới hạn ở một nỗi đau cụ thể là môi tình đứt gãy với cô Cúc vì mình bệnh tật? Nếu vậy, số mệnh nó không dài đến tận nay. Cũng không phải nó nói giùm nỗi đau của thiên vạn chàng trai không may trong trường tình. Gốc rễ sâu của nỗi bẽ bàng trong bài thơ vượt ra khỏi khuôn khổ một đôi trai gái, một môi tình mệnh yểu mà nói được tâm trạng chưa kịp vui đã thấy buồn, mới vừa ban mai mà đã vội chiều tà, ước mơ bao tốt đẹp mà tất thảy đều tuột khỏi tay mình, tâm trạng của thê" hệ thanh niên 1930 - 1945 rất hào hứng tự mình khẳng định mình nhưng xã hội thực dân phong kiến luôn có mật để phủ định, khi tiếng vọng của cách mạng đôi với họ hãy còn xa.