399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM
DÀN BÀI
Mĩ từ pháp là cách thức diễn đạt mang tính nghệ thuật làm cho lời văn lời thơ trở nên đẹp, có sức gợi tả, gợi cảm. Như thế, mĩ từ pháp cũng là cách thức sử dụng tu từ trong văn chương. Nói ca dao dân ca là một kho mĩ từ pháp có nghĩa là người ta tìm thấy trong ca dao dân ca rất nhiều biện pháp tu từ, và hầu như câu ca dao dân ca nào cũng diễn đạt bằng biện pháp tu từ. Người nhận định có ý ca ngợi cách diễn đạt tinh tế, bóng bẩy của người xưa qua ca dao dân ca, ca ngợi giá trị của ca dao dân ca.
Thử chọn phân tích vài bài ca dao dân ca hay để thấy rõ rằng tu từ là biện pháp diễn ý phổ biến của ca dao dân ca và đồng thời thấy được các biện pháp tu từ trong ca dao dân ca.
“Thân em như con hạc đầu đình Muốn bay chẳng cất nổi mình mà bay”
Trong câu ca dao trên, tác giả dân gian ví von thật thích hợp. Hình ảnh một “con hạc đầu đình" chứ không phải một con hạc tự do trên bầu trời lồng lộng. Đây chỉ là một cái tượng hình chim hạc, được đúc bằng vật liệu xây dựng hoặc tạc bằng đá, gắn lên mái đình Ịàng cho đẹp. Đẹp thì có thể đẹp đấy, nhưng làm sao mà bay được? Người thợ tạc tượng khéo tay đã tạo dáng cho hạc trong tư thế đang vươn cánh như muốn tung bay lên bầu trời xanh kia. Lại càng mai mỉa thêm! Bởi. vì làm sao hạc bay lên được khi nó được gắn chặt vào mái đình? Hơn nữa, đó chỉ là một con hạc đá! Vậy mà tác giả ví thân phận người phụ nữ như con hạc đá ấy! Cách so sánh mới gợi hình, gợi ảnh làm sao, gợi lên nhiều ý nghĩa và cụ thể hóa cái hiện thực đầy bi kịch của người phụ nữ xưa. Đối lập giữa cái “muốn” và “chẳng”. Bởi ai trong chúng ta lại không biết thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa? Họ bị ràng buộc, bị tước đoạt, bị cấm đoán mọi quyền của con người. Cái chế độ tam tòng quái ác kia coi họ như một thứ dây leo, seing nhờ seing gởi. Họ cũng có nhiều mơ ước và khả năng lớn như người nam, nhưng họ bị trói buộc bị khinh rẻ, không làm được gì ngoài việc lao động miệt mài, thầm lặng suốt đời để phục vụ gia đình. Có ai biết rằng thời phong kiến, phụ nữ không được đến trường, không được thi cử, không được tham gia việc xã hội? Làm sao mà bay được! Cách so sánh vừa nói lên thân phận đáng thương của người phụ nữ xưa, vừa cho thấy khát vọng cháy bỏng của người phụ nữ. Điều đó gợi lên trong ta bao cảm xúc: Yêu thương, xót xa, căm giận!
Trong ca dao dân ca có hàng vạn câu dùng cách nói ví von như thế. Bóng bẩy mà sâu xa hơn nữa là phép ẩn dụ:
“Rủ nhau xuống bể mò cua Đem về nấu quả mơ chua trên rừng Em ơi! Chua ngọt đã từng Non xanh nước bạc, ta đừng quèn nhau”
Trong bài ca dao ngắn có 28 tiếng mà có 6 hình ảnh ẩn dụ, cả một bài ca dao là một trường ẩn dụ và tương phản. Chuyện anh và em rủ nhau xuống bể mò cua, đem về nấu quả mơ chua trên rừng là chuyện có thật trong đời thường, nhất là ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung. Nhưng cái chính không phải là nói mùa cua hái mơ mà muốn mượn sự đối lập giữa hai hình ảnh “bể >< rừng” để gợi lên cái không gian xa cách mênh mông và mượn khoảng cách vời vợi kia để gợi lên cái gian nan khó nhọc trong cuộc đời của “anh và em”. Mượn “cua, mơ” để bắt ý nói đến “chua, ngọt”. An dụ lại lồng thêm ẩn dụ. Chua >< ngọt là vị của mơ rừng, cua biển, nhưng cũng chính là mùi vị cay đắng, ngọt bùi của cuộc đời. Cuộc đời người lao động quả là chua đến tê lưỡi, nhưng có nhau trong đời, yêu thương nồng thắm khi có công ăn, việc làm, khi được mùa thì cũng ngọt ngào lắm chứ! Họ từng gắn bó với nhau như thế quả là “chua ngọt đã từng”. Thời gian đã là thước đo chính xác nhất độ sâu, độ nồng của tình “anh và em”.
Hình ảnh “non xanh nước bạc” được sử dụng cũng rất logic. Bởi lên rừng thì có non xanh, xuống bể thì có sóng bạc đầu. Họ nhìn thấy những sự vật này hằng ngày. Nó có đó từ khi họ chưa sinh ra và khi trưởng thành nó vẫn tồn tại như một sự bất biến. Nó ẩn dụ cho sự vĩnh hằng. Và cặp vợ chồng này cũng hứa với nhau rằng tình yêu của họ sẽ bền vững như non xanh nước bạc.
Cũng cần nói đến tác dụng của phép đối trong ca dao. Nó góp phần quan trọng trong việc tạo nên sự hài hòa cân đối cho lời ca, tạo nên sự nhịp nhàng, tha thiết cho âm điệu.
Người dân quê sông trong thiên nhiên, gắn bó với thiên nhiên,yêu thiên nhiên như người thân, như một phần cơ thể của mình. Cho nên khi sầu nhớ, cô đơn, không biết than thở cùng ai, họ gọi thiên nhiên đến để bầu bạn với họ:
Buồn trông chênh chếch sao mai Sao ơi, sao hỡi! Nhớ ai sao mờ?
Buồn trông con nhện giăng tơ Nhện ơi, nhện hỡi! Nhện chờ mối ai?
Bốn câu ca dao tập trung bốn phép tu từ: nhân hóa, điệp từ, câu hỏi tu từ, song hành. Quả là phong phú. Nhờ các phép tu từ trên, tác giả giúp cho nhân vật trữ tình bộc lộ được tâm hồn đang trĩu nặng nỗi buồn nhớ sầu thương vì xa cách người thương. Biện pháp điệp từ, tu từ, song hành góp phần lột tả tâm trạng với âm điệu buồn da diết, muốn đi tìm sự đồng cảm ở “sao”, “nhện” để vơi bớt nỗi cô đơn. Câu ca dao vì thế mà có sức gợi cảm lớn.
Ngoài ra, ca dao dân ca còn rất nhiều cách diễn ý nữa như lối hoán dụ, thậm xưng, chơi chữ...
Qua một số bài ca dao nhỏ như trên, phần nào chúng ta cảm nhận được sự giàu có của kho mĩ từ của người bình dân xưa. Từ đó ta cũng hết sức chiêm bái về tài năng, sự sáng tạo tuyệt vời của các nghệ sĩ dân gian.