LÀM VĂN
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Phân tích
  • Phân tích bức tranh phong cảnh trữ tình trong bài bài thơ Qua Đèo Ngang

Phân tích bức tranh phong cảnh trữ tình trong bài bài thơ Qua Đèo Ngang

Hãy phân tích để chứng tỏ rằng bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan là một bức tranh phong cảnh thật hữu tình, đổng thời cũng thể hiện tâm sự u hoài của tác giả.

DÀN BÀI

I.        MỞ bài

-Bà Huyện Thanh Quan tên là Nguyễn Thị Hình. Thơ để lại không nhiều, nhưng vẫn nổi tiếng là một nữ sĩ hay chữ, hay thơ.

-Qua Đèo Nganglà bài thơ nổi tiếng, viết về dải Hoành Sơn hùng vĩ nhưng dưới cái nhìn đượm buồn của nhà thơ cảnh đó trở nên trang nhã, tiêu sơ, ẩn kín tâm sự u hoài.

II.      Thân bài

1.      Bài thơ làm hiện lên một hức tranh sơn thủy hữu tình mà tiêu sơ.

-Cả một vùng thiên nhiên hoành tráng được phác bằng vài nét mà đã rõ cái hồn của cảnh vật: bóng chiều tà, cỏ cây hoa lá chen nhau với đá.

-Một không gian bao la đẹp nhưng vắng vẻ: dáng lom khom của chú tiều, vẻ lác đác của lều chợ bên sông tít dưới chân núi xa.

-Tiếng chim chiều càng làm cảnh sắc lặng lẽ hơn.

Bằng vài nét điểm xuyết tài hoa, tác giả phác ra một bức tranh thiên nhiên của một vùng non nước độc đáo ở miền Trung nước Việt.

2. Cảnh đẹp nhưng thấm vào mỗi chi tiết cảnh vật là nỗi buồn thương da diết.

-Cảnh được gợi lên trong ánh chiều tà gợi buồn trong lòng khách tha hương lữ thứ.

-Cỏ cây trên đồi hoang là cảnh rất xa lạ với nữ sĩ Thăng Long.

-Hình ảnh và âm thanh của sự sống: con người thì nhỏ nhoi, cô lẻ giữa thiên nhiên mênh mông; tiếng chim chiều lẻ bạn khắc khoải càng buồn da diết.

-Cảnh ấy khiến nhà thơ chạnh lòng nhở nước thương nhà đau đáu (nghệ thuật chơi chữ đặc sắc: âm thanh tiếng kêu nhập với ngữ âm của từ quốc gia khiến tiếng lòng được diễn tả lan tỏa khắp không gian, suốt chiều tà).

-Thương nhà thì đã rõ (bà rời Thăng Long vào Phú Xuân), nhưng sao lại nhó' nước? (Chắc không phải là nhớ nhà Lê, triều đại mất đã lâu trước khi bà ra đời - theo ý kiến của PGS Trần Thị Băng Thanh). Đó là sự hoài niệm một thời huy hoàng, để tỏ sự phủ định xã hội triều Nguyễn bấy giờ, một triều đại mà nhiều sĩ phu Bắc Hà chẳng mấy mặn mà, gắn bó.

-Hai câu thơ cuối khép lại bài thơ là trực tiếp tả tình: đối lập trời, non, nước là ta vói ta (một mình đôl diện với chính mình).

III.    Kết bài

-Qua Đèo Nganglà bài thơ trữ tình đặc sắc.

-Những cảm khái non nước trong thơ bà là nỗi buồn dịu dàng man mác.

BÀI LÀM

Lật giở những trang thơ trữ tình của Bà Huyện Thanh Quan ta thường thấy thiên nhiên trong thơ bà hiện lên với một vẻ đẹp trang nhã, nhưng cũng man mác buồn. Bài Qua Đèo Ngang cũng là một bài thơ như thế, bức tranh trong bài thật hữu tình nhưng ẩn trong đó là tâm sự u hoài của tác giả.

Bài thơ chỉ vẻn vẹn tám câu nhưng đã gợi lên trong tâm trí người đọc một bức tranh Đèo Ngang với trời, non, nước.

Mở đầu bài thơ, nữ sĩ giới thiệu: “Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà”.

Không phải vô tình khi bà chọn bóng xế tà để tả cảnh. Chiều tà, ấy là thời điểm gieo vào lòng người những nỗi niềm cảm xúc. Cảnh Đèo Ngang vốn nổi tiếng là đẹp, lại ẩn dưới bóng chiều thì càng gợi cảm hơn, càng như có hồn hơn. Cho nên những cảnh vật xuất hiệntrong bài thơ: trời, núi, sông với cỏ cây, hoa lá chen vào đá núi đều là những cảnh sơn thủy hữu tình.

Câu thơ: “Cỏ cây chen đá, lá chen hoa” diễn tả thật sinh động sức sống dồi dào của hoa lá, tạo nên một bức tranh hoang dã mà hùng vĩ. Đó là vẻ đẹp sơ khai nguyên thủy của thiên nhiên không dễ có trong thơ cổ. Cảnh ấy càng đẹp khi được đặt trong một không gian cao và xa của trời đất.

Toàn cảnh Đèo Ngang dường như được thu vào tầm mắt của nhà thơ, lại còn được gợi lên trong tâm hồn, bởi nơi đây không chỉ có màu sắc, hình ảnh mà còn có âm thanh. Văng vẳng đâu đây trong hốc đá, giữa chiều muộn tiếng gọi bầy của chim đa đa, chim cuốc cuốc. Âm thanh vang vọng khiến cảnh càng thêm trang nhã.

Bài thơ viết về một vùng bao la, mĩ lệ của miền Trung nước Việt nhưng vẫn có vẻ hoang vu, quạnh quẽ bởi nó được cảm nhận từ tâm trạng u hoài của nữ sĩ.

Đọc thơ của Bà Huyện Thanh Quan, ta thấy khung cảnh chiều tà xuất hiện trong thơ bà không chỉ một lần. Phải chăng đó là dụng ý để tả tâm trạng của nhà thơ? Chiều tà khiến cho cảnh vật thường nhạt nhòa, vì thế nó thường gieo vào lòng người những nỗi buồn bơ vơ nhất là với người lữ thứ. Hơn nữa cảnh vật Đèo Ngang thật mênh mông, cây cỏ, hoa lá chen chúc với đá gợi bao xa lạ cho người bộ hành nơi đất khách. Từ trên cao nhìn xuống chân đèo, khách bộ hành chỉ thấy thiên nhiên rợn ngợp, còn sự hiện hữu của con người lại quá thưa thớt: Lom khom dưới núi, tiều vài chú,

Lác đác bèn sông, chợ mấy nhà.

Hình ảnh con người bị thu nhỏ lại bởi dáng lom khom, càng nhỏ bé khi xuất hiện dưới núi. Còn mấy quán chợ tiêu biểu cho hoạt động cuộc sống con người cũng chỉ thấp thoáng lác đác bên sông phía dưới ấy mà thôi. Sự xuất hiện của con người ở đây không tạo nên sự giao hòa đồng cảm chia sẻ nỗi buồn được mà chỉ làm tăng nỗi cô đơn vì xa cách. Đã thế tiếng chim lẻ bạn cứ khắc khoải kêu hoài:

Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,

Thương nhà mồi miệng, cái gia gia.

Âm thanh tha thiết lan tỏa không gian của một ngày tàn nơi hoang vắng, vừa có cái gì da diết vừa có cái gì xót xa thấm vào tâm trạng nhà thơ, gợi lên nỗi thương nhà, nhớ nước. Nhớ nhà thì đã rõ, bởi bà đang xa nhà. Nhưng tại sao đang sống giữa thời bình mà lạinhớ nước như tâm trạng kẻ mất nước vậy? Phải chăng là tâm trạng hoài Lê như người ta thường nói về câu thơ này? Chắc đây không phải là tâm trạng đó, vì khi bà ra dời thì triều đại này đã mất từ lâu. Nếu nói rằng bà chịu ảnh hưởng tâm sự của người cha là quan của triều Lê thì chắc cũng không nặng nề đến thế. Vậy phải chăng tiếng kêu nẫu ruột của con chim cuốc đã khơi dậy trong bà nỗi đau “cảm cổ thương kim” thường cũng là tâm sự của nhiều kẻ sĩ Bắc Hà. Thương về nỗi thế sự tang thương hiện tại mà nhớ về một quá khứ vàng son rực rỡ.

Nỗi niềm tâm sự ấy không biết chia sẻ cùng ai ở nơi chỉ có trời, non, nước:

Dùng chân đứng lại, trời, non, nước Một mảnh tình riêng, ta với ta,

Một bên là cái bao la của đất trời, một bên là nỗi cô đơn tuyệt đối. Cách ngắt nhịp của câu thơ thứ bảy (4-1-1-1) không theo luật thơ Đường bình thường, nhờ thế góp phần không nhỏ vào diễn đạt tâm trạng của nhà thơ. Cảnh vật bị tách rời ra như tâm trạng đang tan ra từng mảnh. Trong thơ cổ khi tả nỗi cô đơn, các thi nhân thường cảm nhận quanh mình không có con người, chỉ đối diện với vật vô tri (“Còn một non xanh là cố nhân” - Nguyễn Trãi; “tựa gối ôm cần” - Nguyễn Khuyến; “Thức suốt năm canh một ngọn đèn” - Tú Xương,...). Còn dối với Bà Huyện Thanh Quan thì đến một vật vô tri cũng không có, chỉ mình đối diện với nỗi cô đơn của chính mình: “ta với ta”. Nỗi cô đơn trong tâm hồn thi nhân thốt lên thành lời thơ ngắt quãng như thổn thức.

Qua Đèo Nganglà một bài thơ trữ tình đặc sắc của Bà Huyện Thanh Quan: Cũng là một buổi chiều của tâm trạng, cũng có câu thật buồn như câu thơ cuối, nhưng cảnh chưa “tang thương” đến nỗi đứt ruột “luống đoạn trường” mà cảm khái non nước trong bài thơ này là nỗi buồn dịu dàng man mác. Vĩ đọc bài thơ người ta có buồn nhưng những bức tranh thiên nhiên độc đáo lại đem đến những cảm xúc tao nhã, thiết tha về giang sơn gấm vóc.