399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM
Bài làm
"Năm 20 của thế kỷ hai mươi
Tôi sinh ra, nhưng chưa được làm người
Nước đã mất, cha đã làm nô lệ.
Ôi những ngày xưa... Mưa xứ Huế Mưa sao buồn vậy nỗi mưa rơi Ngẩng đầu lèn không thấy mặt trời.
Đất lai láng những là nước mắt!".
(Tố Hữu)
Chính vì nỗi đau, nỗi mất mát quá lớn lao ấy mà nhà thơ Tố Hữu đã sớm giác ngộ chủ nghĩa Mác-Lênin, hăng hái tham gia cách mạng cứu nước lúc tuổi đòi chưa đầy hai mươi. Bài thơ Từ ấy trong tập thơ cùng tên đã thể hiện một cách chân thành lời tâm niệm và niềm vui sướng tột cùng ấy của Tố Hữu:
"Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ,
Mặt trời chân lý chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim...
Tôi buộc lòng tôi với mọi người,
Để tình trang trải với trăm nơi Để hồn tôi với bao hồn khổ Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.
Tôi đã là con của vạn nhà Là em của vạn kiếp phôi pha Là anh của vạn đầu em nhỏ Không áo cơm, cù bất cù ba"....
Câu thơ mỏ' đầu làm bật dậy sức sống của một tâm hồn tuổi trẻ: "Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ". "Từ ấy" là một thòi điểm vàng son hoặc nhạt nhoà. Nhưng "Từ ấy" trong câu thơ này đánh dấu bước ngoặt trọng đại trong đời người thanh niên giàu nhiệt huyết. Ánh nắng hạ vàng ươm, bừng lên trong cái nhìn phơi phới của nhà thơ càng lúc càng chói chang:
"Mặt trời chân lý chói qua tim".
"Mặt trời chân lý" là hình ảnh ẩn dụ. Tác giả chỉ chủ nghĩa Mác-Lênin, chủ nghĩa cộng sản được coi là chân lý lớn của thời đại, là mặt trời soi sáng con đường đấu tranh tự giải phóng của quần chúng bị áp bức. Trái tim là nơi tập trung những cung bậc tình cảm cao độ và kỳ diệu nhất của con người. Trí tuệ ở đầu não con người không so sánh kịp với trí tuệ của trái tim, bởi lẽ trái tim có những lý lẽ riêng của nó. Khi được ánh sáng của Đảng, cách mạng soi sáng, trái tim của chàng trai rào rạt nhựa sống ấy bắt đầu biết rung động, biết cất tiếng nói ủng hộ tha thiết. Một luồng dẫn truyền từ trái tim
đến trí tuệ rất đồng điệu:
"Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim..."
Giữa "vườn hoa la' với "nắng hạ' và "mặt trời" có mối quan hệ logic vì "vườn hoa la' rất cần ánh sáng mặt trời để tồn tại và phát triển. Thuở ấy, nhà thơ Tố Hữu hay "băn khoăn", hay tự đặt câu hỏi với chính bản thân mình:
"Bâng khuâng đứng giữa hai dòng nước Chọn một dòng hay để nước trôi?".
Do đó, "vườn hoa lá" của nhà thơ rất cần "mặt trời" - chủ nghĩa cộng sản - đưa đường dẫn lối. Có thể nói, khổ thơ mở đầu nhờ các từ gợi tả dồi dào sức mạnh như: "bừng", "chói", "rất đậm", "rộn" đã làm bật lên chất lãng mạn cũng như chất hiện thực của Tố Hữu.
Ở khổ thơ thứ hai và ba, theo cố Giáo sư Đặng Thai Mai là "bản quyết tâm thư' của người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi. Cùng thời với Tố Hữu, có rất nhiều nhà thơ nổi tiếng khác trong phong trào Thơ mới chưa biết tìm lối đi đúng đắn cho mình. Chẳng hạn, "ông hoàng thơ tình" - Xuân Diệu nhìn cỏ cây, hoa lá cũng thấy buồn não nuột:
"Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng".
Xuân Diệu cảm nhận không khí của đất trời, thấy cõi lòng "u
uất":
"Khí trời u uất hận chia ly".
Nhà thơ Chế Lan Viên "đột ngột xuất hiện ra giữa làng thơ Việt Nam" và chưa tìm được ánh sáng của cuộc đời thực:
"Đây, những cảnh ngàn sâu cây lả ngọn,
Muôn ma Hời sờ soạng dắt nhau đi,
Những rừng thẳm bóng chiều lan hỗn độn Lừng lững đưa rộn rã tiếng từ quy!".
(Trên đường về)
Trong khi đó, nhà thơ Tố Hữu đã tìm được lẽ sống mới của đời
mình qua câu thơ: "Tôi buộc lòng tôi với mọi người". Nhà thơ đã đi theo tiếng gọi thúc giục của non sông và Cách mạng, "du lịch" qua các xà lim, nếm từng bữa cơm tù nhạt nhẽo,.... Cho nên, cái "tôi" cá nhân chật hẹp của Tố Hữu đã nhường chỗ cho cái "ta" mênh mông rộng lớn. Nhà thơ đem cái "tình" cao cả của mình để đối xử với những người .cùng cảnh ngộ. Từ đó những tâm hồn khổ xích lại gần nhau và đoàn kết chặt chẽ, tạo nên sức mạnh vô biên. Điệp từ "để", "với" ỏ khổ thứ hai như lời khẳng định chân thành, tha thiết, góp phần tạo nên sự "gần gũi", cảm thông, chia sẻ, thấu hiểu.
ở khổ thứ ba cũng là khổ cuối cùng của bài thơ, chúng ta thấy Tố Hữu không còn bơ vơ lạc lõng giữa dòng người, dòng đời như cối thuở "băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời”. Nhà thơ đi bên cạnh cuộc đời với một thái độ lạc quan cách mạng và niềm tin mãnh liệt vào Đảng, vào khối đại diện đoàn kết "công nông"-.
"Tôi đã là con của vạn nhà Là em của vạn kiếp phôi pha Là anh của vạn đầu em nhỏ Không áo cơm, cù bất cù bơ...".
Khổ thơ xuất hiện phép điệp cấu trúc cú pháp:
"Tôi đã/ là con cứa vạn nhà Là em của vạn kiếp phôi pha Là anh của vạn đầu em nhỏ".
Nghệ thuật này thể hiện niềm tự hào, hãnh diện của nhà thơ khi được trỏ' thành một thành viên thân thiết của dại gia đình "những người khốn khổ" đồng thời cũng là tiếng lòng thổn thức của chàng trai vừa mới gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương. Ngoài ra, ở khổ thơ này còn xuất hiện các số từ: vạn nhà, vạn kiếp, vạn đầu, con, em, anh có tác dụng khẳng định tính nhân dân và lòng cảm thông với kiếp người lao khổ. Tuy nhiên, ỏ' đoạn kết này cũng như cả bài thơ, những từ ngữ ấy hãy còn khuôn sáo, nghệ thuật lựa chọn từ chưa thật chín muồi, nhưng bài thơ vẫn dạt dào xúc cảm.
Tóm lại, dù còn non nớt buổi ban đầu, nhưng Từ ấy cũng như cả tập thơ cùng tên của Tô' Hữu vẫn thế’ hiện được chất men say lý tưởng và chất lãng mạn cách mạng của một con đường thơ đúng đắn.
Mặt khác, độc giả yêu quý Từ ấy còn ở giọng điệu tha thiết, sôi nổi, chân thành, trẻ trung và nhân sinh quan cao đẹp: sống vì mọi người và vì cuộc đời. Chính vì thế Từ’ấy đã được nhiều nhà nghiên cứu văn học và các nhà thơ khác đánh giá cao. Đây là nhận xét của nhà thơ Chế Lan Viên: "Tất cả Tố Hữu, thi pháp, tuyên ngôn, những yểu tố làm ra anh có thể tìm thấy trong tế bào tho này".