399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM
BÀI LÀM
Củng cờ, củng biển, củng cân đai,
Củng gọi ông nghè có kém ai.
Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng,
Nét son điểm rõ mặt văn khôi.
Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ,
Cái giá khoa danh ấy mới hời.
Ghế tréo lọng xanh ngồi bảnh chọe,
Nghĩ rằng đồ thật hóa đồ chơi...
Trong bài thơ, tác giả đã tả một ông tiến sĩ bằng giấy mà người ta làm để bán cho trẻ con chơi trong dịp Tết Trung thu, nhưng có hàm nghĩa châm biếm những kẻ vênh váo, tự kiêu, làm những việc chướng tai gai mắt.
Trong buổi giao thời, nền Nho giáo bắt đầu xuống dốc, quan trường là chỗ mua quan bán tước. Trước kia chỉ có những người tài cao, học rộng mới đỗ đạt được tiến sĩ, cử nhân. Nhưng từ khi Pháp đô hộ nước ta thì việc thi cử thật đáng buồn. Pháp có dụng ý làm như thế để cho những người có công với nhà nước Bảo hộ có được dịp tiến thân. Những người này không cần phải có tài học thật sự mà chỉ cần biết trung thành, giúp việc đắc lực cho nhà nước Bảo hộ là được. Chính nhà thơ ở làng VỊ Xuyên cũng đã nói nhiều về điểm này qua thi ca của ông:
Cử nhân cậu ấm Kỷ Tú tài con Dô Mỹ Học thế củng đòi thi Ôi khỉ ôi là khỉ...
Hoặc:
Tiến sĩ khoa này đỗ mấy người?
Xem chừng hay chữ có ông thôi Nghe văn mà gớm cho văn mãi,
Cờ biển vua ban cũng lạ đời...
Ông tiến sĩ giấy trông bề ngoài có kém gì ông nghè chính hiệu là mấy. Cũng cờ biển, cân đai rực rỡ, sự phô trương càng làm cho ông dương dương tự đắc, xem mình có kém gì ai:
Củng cờ, củng biển, củng cân dai,
Cũng gọi ông nghè, có kém ai.
Hai câu thơ trên tác giả như đưa ra trước mắt mọi người cái hình hài ông nghè tháng Tám, rồi tác giả lột trần bề trái của ông để ai cũng biết đó chỉ là những nét giả tạo. Tấm thân tiến sĩ chỉ là mảnh giấy thường
và ngay cả đến bộ mặt văn khôi của ông cũng chỉ là những nét son do người ta tô điểm, vẻ vời:
Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng,
Nét son điềm rõ mặt văn khôi.
Nếu những ông nghè, ông công có giá trị bao nhiêu, thì ông tiến sĩ giây này lại rẻ rúng bấy nhiêu. Không rẻ sao được khi người ta chỉ làm ông bằng giấy. Do đó, nhà thơ Yên Đổ dùng các từ “rất hời” và “rất nhẹ” để lột tả cái giả dôi tầm thường từ “tấm thân” xiêm áo, đến cái “giá khoa danh” của tiến sĩ giấy:
Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ,
Cái giá khoa danh ấy mới hời.
Nhưng đã gọi là ông Tiến sĩ thì phải oai vệ, phải cho ra vẻ với người ta: Ghế tréo lọng xanh ngồi bảnh chọe.
Tác giả đưa ông tiến sĩ giấy lèn cao để rồi kết luận một câu khá đau để hạ bệ ông xuống:
Nghĩ rằng đồ thật hóa đồ chơi.
Vì ông có ăn mặc rực rỡ, bôi son, vẽ mặt thế nào chăng nữa thì ông cũng chỉ là một món đồ chơi rẻ tiền của lũ trẻ. Ai muôn nghĩ thế nào thì nghĩ nhưng “dồ thật” không thể là “đồ chơi” và ngược lại.
Về nghệ thuật, lời lẽ tuy không có gì là gay gắt, châm biếm quá đáng nhưng cũng làm cho các ông nghè, ông cống nhờ đút lót, chạy chọt mà nên danh phận để rồi tác oai, tác quái thiên hạ, cũng thấy nhật nhạt khó chịu vì những lời thơ trào phúng ngụ ý sâu sắc này!
Từ “cũng”âược lặp đi lặp lại cho ta thây một sự bắt chước rõ rệt. Nhờ bàn tay của người khác mà từ một mảnh giấy, nét son đã tạo nên một ông tiến sĩ cân đai đàng hoàng với một vẻ mặt văn khôi, có khoa giáp bảng, thật là tài tinh. Tài tình nhất là người đã phác họa nên ông nghè ấy, và dùng lời thơ để diễn đặt với dụng ý trào lộng một cách sâu sắc ấy.
Những chữ “ngồi bảnh chọe” gợi lên một hình ảnh của ông nghè nhờ may được lên địa vị mà với tài năng của mình không bao giờ có được, với vẻ mặt kiêu hãnh lòe loẹt khiến người đời khó chịu, thật đúng với tâm trạng của những kẻ “xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ”.
Hai tiếng “đồ thật” đối với “đồ chơi” cho thấy một sự so sánh cụ thể, tài tình.
Qua những lời thơ trào phúng trên, chúng ta nhận thấy Nguyễn Khuyến đã nói lên được sự xáo trộn và gian lận trong khoa cử ứ buổi giao thời của Chính phủ Bảo hộ và đánh dấu sự suy tàn của nền Nho học. Nếu những ông nghè là những nhân tài của đất nước, những “văn khôi” trong thời trọng khoa cử của nước ta ngày xưa, thì giờ đây, chỉ cần tâng bốc, khéo luồn cúi “Phò nịnh anh Tây cõng mụ dầm”, thi cũng được “bia xanh bảng vàng” như ai, và chẳng cần phải “nấu sử sôi kinh” làm gì cho mệt xác. Thật là đúng như những câu thơ: “Văn chương hạ giới rẻ như bèo” và “Cái giá khoa danh ấy mới hời”.
Tuy có vẻ cười cợt, mỉa mai nhưng lời thơ của Tam nguyên Yên Đố là sự thức tỉnh những người mua danh, có cử chỉ lố lăng phải xét lại nhân cách cho hợp với địa vị của mình trong xã hội.